236-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 14-10-2019
TUYẾNPHAN
T
heo dự kiến, hôm nay (14-10)
TAND tỉnh Hà Giang sẽ đưa
vụ án gian lận điểm tại kỳ thi
THPT quốc gia năm 2018 ra xét xử
sơ thẩm. Nếu không có gì thay đổi
thì ngàymai, 15-10, TAND tỉnh Sơn
La cũng đưa vụ gian lận điểm thi
xảy ra tại tỉnh này ra xử sơ thẩm.
Cách đây một tháng, cả hai phiên
tòa đã phải hoãn vì vắngmặt rất nhiều
người làm chứng và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.
Hà Giang: Không chứng
minh được yếu tố vụ lợi
Tại Hà Giang, năm bị cáo bị truy
tố về ba tội danh khác nhau, gồm tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
thi hành công vụ, tội lợi dụng ảnh
hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi và tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi.
Hồ sơ vụ án cho thấy Nguyễn
Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương
(cựu trưởng phòng và cựu phó Phòng
Khảo thí và quản lý chất lượng giáo
dục, Sở GD&ĐT) đã bàn bạc, phân
công nhau thực hiện sửa chữa bài
thi. Trong đó, Hoài đưa danh sách
những thí sinh cần được nâng điểm,
còn Lương trực tiếp tác động vào bài
làm của 107 thí sinh với 309 bài thi.
Mở lại phiên xử
gian lận điểm thi ở
Hà Giang, Sơn La
TAND tỉnhHà Giang và Sơn Lamở phiên xét xử vụ án
gian lận điểm thi chỉ cách nhau đúngmột ngày.
Các bị cáo trong vụ gian lận điểmtại Sơn La. Ảnh: TUYẾNPHAN
Vợ và em ruột bí thư “dính” vụ gian lận điểm
Trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, mới đây nhất, Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh ủy Hà Giang đã có thông báo về việc xem xét, xử lý đối với cán bộ,
đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm
2018, bao gồm nhiều người có con em được nâng điểm. Có 151 trường
hợp được xác định có vi phạm, bao gồm 46 người đến mức phải kỷ luật,
29 người phải kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Trong số này, em gái của ông Triệu Tài Vinh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà
Giang, hiện là phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương) bị khiển trách vì nhờ
người tác động nâng điểmcho con ôngVinh. Vợ ôngVinh cũng phải kiểm
điểm sâu sắc vì để em chồng tác động nâng điểm cho con mình.
Riêng với ông Vinh, do là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý nên
xem xét, kiểm điểm (nếu có) thuộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Những người được cho
là đưa tiền lại không
thừa nhận; ngoài lời
khai của bốn bị cáo và
số tiền đã nộp, không có
tài liệu chứng cứ khác để
chứng minh các bị cáo
nhận hối lộ, đưa hối lộ
và môi giới hối lộ.
Kết quả, thí sinh được nâng điểm
cao nhất với bốn môn thi là 29,95
điểm, thí sinh được nâng ít nhất
với một môn thi là 2,2 điểm. Điển
hình, con trai của bị can PhạmVăn
Khuông (cựu phó giám đốc Sở
GD&ĐT) được nâng 13,3 điểm.
Đáng chú ý, quá trình điều tra,
cơ quan công an tiến hành lấy lời
khai của 94/107 phụ huynh hoặc
người liên quan thì có 41 người
khẳng định nhờ Hoài và Lương
nâng điểm cho con cháu họ. Tuy
nhiên, dù đã áp dụng tất cả biện
pháp theo quy định pháp luật,
CQĐT vẫn không thể thu thập
được chứng cứ để chứng minh có
yếu tố vụ lợi trong vụ án.
Các gia đình này khai không
đưa tiền hoặc lợi ích vật chất để
nhờ nâng điểm, hai bị can Hoài
và Lương cũng không thừa nhận
được hưởng lợi ích vật chất gì mà
chỉ giúp nâng điểm do mối quan
hệ quen biết, bạn bè và người thân.
Hàng tỉ đồng hối lộ
nhưng không “cột” được
tội này
Tại SơnLa, támbị can cùng bị truy
tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong thi hành công vụ. Cơ quan tố
tụng xác định những người này vì
động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân
khác (quan hệ gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp...) câu kết với nhau thực hiện
hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa,
nâng điểm; in khóa phách vòngmột,
vònghai để nângđiểmcho44 thí sinh.
Khác với Hà Giang, quá trình điều
tra, một số bị can trong vụ gian lận
điểm Sơn La đã thừa nhận được
hưởng lợi ích vật chất để nâng điểm
cho thí sinh.
Cụ thể, LòVănHuynh (cựu trưởng
PhòngKhảo thí và quản lý chất lượng
giáo dục) khai đã nhận của NMK 1
tỉ đồng để giúp sửa, nâng điểm cho
hai thí sinh. Số tiền này Huynh và
người nhà đã tự nguyện giao nộp
cho CQĐT.
Ngoài ra, Huynh còn khai nhận
của bà LTT số tiền 300 triệu đồng
để giúp sửa, nâng điểm cho thí sinh
LMH. Ngày 24-1-2018, Huynh đã
trả lại số tiền này cho bà T.
Tương tự, Nguyễn Thị Hồng Nga
(cựuchuyênviênPhòngkhảo thí) khai
đã nhận của TVĐ 1,040 tỉ đồng để
giúp sửa bài, nâng điểm cho bốn thí
sinh. Số tiền trên Nga đã tự nguyện
nộp cho công an.
Bị can CầmThị Bun Sọn (cựu phó
trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng)
cũng khai nhận của HTT số tiền 440
triệu đồng để giúp sửa, nâng điểm
cho thí sinh DHT và đã nộp toàn bộ
số tiền này.
Còn Đặng Hữu Thủy (cựu phó
hiệu trưởng Trường THPTTô Hiệu)
khai đã nhận 500 triệu đồng của ba
người để giúp sửa, nâng điểm cho
bốn thí sinh. Một trường hợp khác
cũng hứa sẽ đưa 270 triệu đồng nếu
giúp nâng điểm nhưng thực tế Thủy
chưa nhận tiền. Đến nay bị can đã
trả lại số tiền trên cho gia đình các
thí sinh.
VKSND tỉnh Sơn La nhận định
hành vi của bốn bị can trên có dấu
hiệu của các tội nhận hối lộ, đưa
hối lộ và môi giới hối lộ. Tuy nhiên,
những người được cho là đưa tiền lại
không thừa nhận. Ngoài lời khai của
Nga, Sọn, Huynh, Thủy và số tiền
đã nộp, không có tài liệu, chứng cứ
nào khác để chứng minh.
Do đó, cơ quan tố tụng nhận định
không đủ căn cứ để truy cứu các bị
can cũng như những người này về tội
nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới
hối lộ. “Số tiền Nga, Sọn, Huynh,
Thủy nhận của các đối tượng được
xác định là tiền do vụ lợi mà có” -
cáo trạng kết luận.•
Phạt doanh nghiệp xây biệt thự trên đất thuê làm chợ 40 triệu đồng
Tăng cường điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền
Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa ban hành Quy
chế phối hợp số 02/2019 về việc trao đổi thông tin phục vụ điều tra,
truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký
(10-10-2019).
Theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp tích cực phối hợp,
trao đổi thông tin nhằm giải quyết vướng mắc trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền. Trường hợp không thống nhất
được quan điểm, hướng xử lý thì báo cáo cơ quan cấp trên để kịp thời
chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc.
Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xử lý kịp
thời, nghiêm minh hành vi phạm tội rửa tiền.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, nếu cơ
quan nào phát sinh khó khăn, vướng mắc thì có văn bản gửi các cơ
quan còn lại đề nghị phối hợp giải quyết kịp thời.
Hằng năm, Bộ Công an chủ trì, tổ chức họp với VKSND Tối cao và
TAND Tối cao, có sự tham gia của các bộ, ngành hữu quan để đánh
giá tình hình phòng, chống tội phạm rửa tiền, kết quả thực hiện quy
chế, tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
Chậm nhất 10 ngày trước khi tổ chức họp, VKSND Tối cao và
TAND Tối cao có văn bản gửi Bộ Công an về nội dung và các vấn đề
khác có liên quan phục vụ cho việc tổ chức họp.
DƯƠNG DUNG
Căn biệt
thự bề
thế trên
nền giấy
phép
chợ
nông
thôn
cấp xã.
Ảnh:
LQL
Ông Phan Trung Tường, Phó Chủ tịch
UBND huyện Ia Grai (Gia Lai), vừa ký quyết
định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối
với Công ty TNHH MTV Tuấn Nhung (địa chỉ thôn
1, xã Ia Krái, huyện Ia Grai).
Theo quyết định này, Công ty TNHH MTV Tuấn
Nhung do ông Nguyễn Tuấn làm người đại diện
theo pháp luật, được xác định vi phạm trong việc thi
công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép
xây dựng của Sở Xây dựng Gia Lai cấp ngày 30-9-
2011. Năm 2011, công ty này được tỉnh Gia Lai cho
thuê 9.575 m
2
đất dọc theo tỉnh lộ 664 để xây dựng
chợ nông thôn xã Ia Krái. Dù công trình được đầu
tư hàng chục tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất nhưng
trong khoảng thời gian gần 10 năm đi vào hoạt
động, khu chợ trên rất vắng người buôn bán.
Cuối năm 2018, ông Nguyễn Tuấn tiếp tục bỏ
thêm nhiều tỉ đồng xây dựng nhà điều hành quản lý
chợ kết hợp với dịch vụ ăn uống, giải khát, nhà kho
và garage để xe. Khi công trình hoàn thành, người
dân địa phương cho rằng đó là căn biệt thự bề thế
chứ không phải là chợ nông thôn.
Cơ quan chức năng vào cuộc xác định công trình
trên rộng khoảng 580 m
2
, quy mô nhà hai tầng lợp
mái ngói, nền lát gạch… Vị trí xây dựng, quy mô,
hạng mục dự án chưa đảm bảo, thể hiện phản ánh
của dân là đúng. Chính vì vậy, ngoài mức xử phạt
như đã nêu, UBND huyện Ia Grai còn yêu cầu Công
ty TNHH MTV Tuấn Nhung trong thời gian 60
ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn quy định mà
Công ty TNHH MVT Tuấn Nhung không xuất trình
với người có thẩm quyền giấy phép xây dựng thì bị
áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm
theo quy định.
LỮ QUỲNH LOAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook