236-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 14-10-2019
Băn khoăn đề xuất xóa bỏ
trạm BOT Cai Lậy
Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này có sự chồng chéo, khó quản lý, khó giải thích với người dân.
K.CƯỜNG-V.LONG-Đ.HÀ
L
iên quan đến việc Công ty
BOT Trung Lương - Mỹ
Thuận đề xuất xóa bỏ
BOT Cai Lậy (Tiền Giang) và
cho thu phí trở lại đường cao
tốc TP.HCM - Trung Lương
nhằm hoàn vốn cho BOT Cai
Lậy, nhiều ý kiến bày tỏ băn
khoăn, lo ngại.
Có nghiên cứu
mới đề xuất
ÔngMai Mạnh Hồng, Tổng
giám đốc Công ty BOT Trung
Lương -MỹThuận, khẳngđịnh:
“Tất nhiên chúng tôi có nghiên
cứumới đề xuất. Dự án cao tốc
TP.HCM-TrungLươngdoNhà
nước bỏ tiền làm, giờNhà nước
thu phí để thu hồi vốn đầu tư và
trích một phần để tái đầu tư dự
án cầu đường khác. Chúng tôi
đề xuất dùng phần trích này để
bù,hoànvốnchoBOTCaiLậy”.
Ông Hồng cho rằng cần
nói lại cho chính xác hơn
để đề xuất không bị hiểu sai
theo hướng “đường làm một
nơi, thu phí ở một nơi khác”:
Tiền thu được từ dự án cao
tốc TP.HCM - Trung Lương
là tiền ngân sách nhà nước,
Nhà nước phân bổ ngân sách
ấy. Trong đó nên có một phần
trích để xử lý tồn tại ở trạm
BOT Cai Lậy. Đó là cơ bản
của nội dung đề xuất.
“Hiện Công ty BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận cũng chưa
tính toán con số cụ thể về đề
xuất này, như cần trích bao
nhiêu để có thể hoàn vốn cho
BOTCai Lậy” - ôngHồng nói.
Bày tỏ quan điểm về đề xuất
trên,phíađạidiệnCôngtyTNHH
Đầu tư QL1 Tiền Giang (nhà
đầu tư dự ánBOTCai Lậy) cho
hay: “Nếu phía nhà đầu tư cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
có đề xuất xóa trạm BOT Cai
Lậy để cho công ty chúng tôi
thu phí lại trên tuyến cao tốc
TP.HCM - Trung Lương nhằm
gỡ khó cho dự án của chúng
tôi thì đó là đơn phương họ
đề xuất. Còn việc được chấp
thuận hay không là việc khác.
Phía Công ty QL1 Tiền Giang
chúng tôi chỉ thực hiện theo
chỉ đạo của Bộ GTVT. Bởi
hợp đồng chúng tôi ký là ký
với Bộ GTVT thì phải làm
theo sự chỉ đạo của bộ này”.
Trong khi đó, ông Trần Văn
Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh
TiềnGiang, cũng cho biết chưa
nghe về thông tin đề xuất nói
trên.Về phương án tháo gỡ cho
dự án BOTCai Lậy trong thời
gian tới thì tỉnh Tiền Giang đã
có trình với Bộ GTVT và Bộ
GTVT đang xem xét.
Chồng chéo,
khó quản lý
“Người dân và cả doanh
nghiệp vận tải bây giờ cũng rất
ủng hộ việc thu phí nếu minh
bạch, công khai, hợp lý. Vì thế
tôi nghĩ tốt nhất là tuyến nào
thì thu tuyến đó, chỉ cần thu
đúng thì người dân không phàn
nàn” - ông Bùi Văn Quản, Chủ
tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa
TP.HCM, nêu ý kiến.
Theo ông Quản, đứng ở góc
nhìn hiệp hội, ông cũng không
hiểu vì sao lại có đề xuất như
vậy. Vì có thể thấy rõ ràng sự
chồng chéo, khó quản lý, khó
giải thích một cách hợp lý với
người dân trong công tác thu
phí, hoàn vốn…
Trong khi đó, ông Nguyễn
Văn Huyện, Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộViệt Nam,
BOT Cai Lậy hiện vẫn tạmngưng thu phí và các cơ quan chức năng vẫn đang tìmphương án gỡ vướng. Ảnh: ĐH
Trước đó, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết
tuyến tránh Cai Lậy đang có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp khi
dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành. Đồng thời,
nhà đầu tư dự án cũng đang lâm cảnh khó khăn, gây rủi ro
cho việc thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng vì bị ngừng thu
phí gần hai năm.
Do vậy, phía chủ đầu tư BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đề
xuất Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ
đạo tỉnh Tiền Giang thống nhất với Bộ GTVT, nhà đầu tư, đề
xuất Chính phủ chấp nhận chủ trương giải pháp tổng thể xóa
trạmBOT Cai Lậy. Đồng thời tổ chức thu phí trở lại đối với cao
tốc TP.HCM - Trung Lương.
Công ty BOTTrung Lương - MỹThuận cũng đề nghị cho đơn
vị tổ chức thu phí hoặc giao cho Công ty TNHH Đầu tư QL1
Tiền Giang tổ chức thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương và
đề xuất phương án tài chính hoàn vốn cho dự án BOT Cai Lậy.
Tiêu điểm
“Không thể lấy dự án
cao tốc để hoàn vốn
cho dự án BOT Cai
Lậy được vì là hai dự
án khác nhau.”
Ông
Nguyễn Văn Huyện,
Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam
Một hộ dân lấn chiếm đất
cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Đơn vị quản lý, khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây cho biết vừa phát hiện hộ ông NVN (trú tại
xã TamAn, huyện Long Thành, Đồng Nai) đang tiến hành đắp
bờ kè và đổ cát san lấp mặt bằng tại lý trình Km0+200 - đường
dẫn vào Trung tâm Bảo dưỡng kỹ thuật TamAn.
Ngay khi phát hiện sự việc, đơn vị quản lý tuyến cao
tốc đã tiến hành đo đạc, cắm lại mốc ranh giải phóng mặt
bằng, lập biên bản và yêu cầu hộ dân này hoàn trả nguyên
trạng phần đất vi phạm cho đường cao tốc. Tuy nhiên, hộ
ông NVN không đồng ý với việc cắm mốc ranh giải phóng
mặt bằng trước đây và cũng chưa thực hiện việc hoàn trả
nguyên trạng.
Đặc biệt, trước đây hộ ông N. đã nhận tiền đền bù phần
diện tích mặt bằng mà hộ này vừa thực hiện lấn chiếm và tự
ý san lấp.
Theo đó, đơn vị quản lý cao tốc Long Thành - Dầu Giây
đã đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tiến hành xử
lý vi phạm của hộ dân này để trả lại nguyên trạng ban đầu
phần đất đã được thu hồi và bồi thường, giải phóng mặt
bằng của đường cao tốc.
HUY VŨ
Cưỡng chế 58 công trình vi phạm
tại KCN Phong Phú
UBND TP.HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh
khẩn trương tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm trật
tự xây dựng tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú.
Đồng thời, UBND TP cũng giao Ban quản lý các KCX-
KCN TP khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan lập
hồ sơ xử lý đối với các công trình phát sinh theo quy định.
Theo Sở Xây dựng TP, qua kiểm tra hiện trạng tại dự án KCN
Phong Phú do Công ty cổ phần KCN Phong Phú làm chủ đầu
tư, có 58 công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định.
Sở Xây dựng đã phối hợp với Ban quản lý các KCX-
KCN và UBND xã Phong Phú lập hồ sơ xử lý vi phạm theo
quy định. Với việc chủ đầu tư không chấp hành ngưng thi
công, tiếp tục xây dựng vi phạm, Sở Xây dựng TP đã tham
mưu UBND TP ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định.
Sở Xây dựng cho hay hiện tình hình quản lý, sử dụng
đất tại dự án KCN Phong Phú diễn biến phức tạp. Nhiều tổ
chức, cá nhân khai thác mặt bằng tại phần đất thực hiện dự
án để kinh doanh. Sau đó các tổ chức, cá nhân lấn chiếm
thêm, xây dựng trái phép, gây mất mỹ quan, mất an ninh
trật tự tại dự án.
PHAN CƯỜNG
Liên quan đến một số dự án
giao thông dù đã hoàn thành
nhưng vẫn chưa được thu phí,
điển hình là BOT Cai Lậy, ông
NguyễnĐứcKiênphân tích: Nhà
đầu tư bỏ tiền ra để xây dựng
thì họ phải thu hồi vốn. Đơn vị
nào ký hợp đồng với nhà đầu
tư thì đơn vị đó phải thực hiện
cam kết theo đúng quy định.
Để thu hút nhà đầu tư, giải
quyếtcácbấtcậpdựánBOTgiao
thông, ông Kiên cho biết hiện
nay đã có dự thảo luật đầu tư
theo phương thức đối tác công
tư (PPP). Tới đây, Quốc hội tiếp
tục cho ý kiến về dự luật này.
Luật ra đời sẽ giúp giải quyết
nhiều vấn đề đầu tư PPP, trong
đó có BOT.
cũng cho rằng: Việc giao cho
nhà đầu tư BOT Cai Lậy thu
phí tuyến cao tốc TP.HCM -
Trung Lương là không thể.
Bởi dự án đường nào thì thu
phí theo đường đó, không thể
lấy dự án cao tốc để hoàn vốn
cho dự án BOT Cai Lậy được
vì là hai dự án khác nhau.
“Việc thu phí trở lại đối với
dự án cao tốc TP.HCM - Trung
Lương chỉ thu cho ngân sách
nhà nước, đồng thời phục vụ
cho việc nâng cao hiệu quả
quản lý trên tuyến, chứ không
phục vụ cho việc hoàn vốn
tuyến tránh Cai Lậy” - ông
Huyện nói.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, lãnh đạo Bộ GTVT
cho hay đây là đề xuất của
doanh nghiệp và những vấn
đề trên là thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp với nhau, Nhà
nước không can thiệp vào
vấn đề này.
Bên cạnh đó, thông thường
các kiến nghị cũng cần phải
xemxét có đúng quy định pháp
luật hiện hành không. “Còn
riêng với dự án Cai Lậy, Bộ
GTVT vừa trình Chính phủ
các phương án xử lý và đang
chờ kết luận cuối cùng…” - vị
lãnh đạo này nhấn mạnh.
Vị này cũng cho hay trong
các phương án trình Chính phủ
không có phương án nào đề
xuất thu phí cao tốc TP.HCM
- Trung Lương để trả nợ cho
dự án BOT Cai lậy. Ngoài ra,
việc dự ánmột nơi, thu phí một
nơi là không phù hợp với các
quy định pháp luật hiện hành.
Trong khi đó, ông Nguyễn
Đức Kiên, Phó chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế Quốc hội,
nhận định: Chủ đầu tư cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
mới đề xuất một số vấn đề
gỡ vướng công trình giao
thông, trong đó có trạm BOT
Cai Lậy. Với chức năng của
mình, đơn vị sẽ tiếp thu và
cần có thời gian nghiên cứu,
đối chiếu các quy định pháp
luật, đánh giá tác động. Sau
đó, nếu phù hợp mới đưa ra
đề xuất với Chính phủ, Quốc
hội để gỡ vướng.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook