238-2019 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư16-10-2019
TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG:
“Với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
thì không thể nhân nhượng”
Chủ quyền biển đảo, chống giặc nội xâm thamnhũng, đội ngũ cán bộ tương lai… là những vấn đề nóng được
cử tri đặt ra với các đại biểuQuốc hội là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.
TRỌNGPHÚ- TÁ LÂM-
LÊ THOA- CHÂNLUẬN
T
rong ngày 15-10, các đại
biểu Quốc hội (ĐBQH)
là lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Chính phủ đã có các
cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội,
TP.HCM và Hải Phòng trước
kỳ họp 8 của QH khóa XIV.
Không thể nhân
nhượng, đủ sức
bảo vệ chủ quyền
Sáng15-10, tạiHàNội,Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng cùng các ĐBQH
Hà Nội đã tiếp xúc với cử
tri các quận Hoàn Kiếm, Ba
Đình, Tây Hồ. Tại đây, các
cử tri quan tâm đặc biệt đến
tình hình của đất nước, đặc
biệt là tình hình biển Đông. 
Tổng bí thư, Chủ tịch
nướcNguyễnPhúTrọng thông
tin Hội nghị Trung ương 11,
khóa 12 vừa qua đã dành
riêng một buổi để nghe báo
cáo, thảo luận về vấn đề đối
ngoại. Theo Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, vấn đề trên biển
cần giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, đồng thời
kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ.
“Thái độ của Đảng ta tuyên
bố dứt khoát, trong những
ngày này ta rất kiên quyết
nhưng khôn khéo” - Tổng
bí thư, Chủ tịch nước nói và
nhấn mạnh “Những gì liên
quan đến độc lập chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ thì không
thể nhân nhượng”.
Cũng trong sáng 15-10, Ủy
viênBộChính trị,Bí thưThành
ủyTP.HCMNguyễnThiệnNhân
đã tiếp xúc với cử tri quận 5,
TP.HCM. Tại đây, cử tri đặc
biệt quan tâm đến vụ những
ngày qua nhóm tàu Địa chất
hải dương 8 của Trung Quốc
đã có hành vi xâmphạmvùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa Việt Nam ở khu vực phía
nam biển Đông.
Thông tin tới cử tri, ông
Nhân cho biết chúng ta tổ
chức nhiều tọa đàm về biển
đảo, qua đó nói lên được tính
chính nghĩa củamình. “Dù bất
cứ hoàn cảnh nào chúng ta
phải duy trì đối thoại với các
nước láng giềng, đấu tranh qua
đường đối thoại ngoại giao.
Nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng,
tới lúc cần thì sử dụng con
đường pháp luật. Chúng ta có
sẵn phương án để bảo vệ Tổ
quốc” - ông Nhân nói. Theo
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân,
không nên để xung đột quân
sự xảy ra. “Nhưng nếu xảy
ra, chúng ta đủ sức để bảo vệ
biển, đảo của Tổ quốc. Chưa
bao giờ lực lượng hải quân
của chúng ta mạnh như bây
giờ” - ông Nhân nhấn mạnh.
Tham nhũng: Cãi
cũng không thoát
Tại Hà Nội, cử tri bày tỏ sự
quan tâm đặc biệt đến cuộc
chiến chống lại vấn nạn tham
nhũng, quan tham lộng hành
doTổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Trung tướng Nguyễn Quốc
Thước (cử tri quận Ba Đình)
chorằngsaiphạmchủyếutrong
các cơ quan quản lý nhà nước
nhưng việc phát hiện của các
cơ quan này rất hạn chế. “Lẽ
ra sai phạm trong quản lý nhà
nước thì bên Nhà nước phải
phát hiện ra và trình Bộ Chính
trị, các cơ quan của Đảng để
xử lý. Thế nhưng chúng ta
đang làm ngược lại. Do đó
phải chú trọng việc xây dựng
được nhà nước pháp quyền
để chống tham nhũng hiệu
quả hơn” - ông Thước nói.
Thông tin với cử tri, Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đánh giá mặc dù
công cuộc phòng, chống tham
nhũng đã đạt được một số
kết quả nhưng đây là cuộc
đấu tranh lâu dài, gian khổ,
phức tạp vì không phải đấu
tranh với người khác, với bên
ngoài mà với “chính chúng
ta”, trong từng con người.
“Không phải chỉ Đảng làm
mà phải luật pháp hóa, thể
chế hóa, cả hệ thống chính
trị, toàn dân làm mới thành
công được” - Tổng bí thư,
Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Đặc biệt, Tổng bí thư, Chủ
tịch nước cho hay tại Hội nghị
Trung ương vừa rồi đã tiếp tục
thi hành kỷ luật khai trừ Đảng
đối với ông Nguyễn Bắc Son
và ôngTrươngMinhTuấn (hai
cựu bộ trưởng Bộ TT&TT).
“Lúcđầu (hai cựubộ trưởngBộ
TT&TT) cũng cãi ghê lắm, có
nhận lỗi đâu. Nhưng đây mới
là xử lý kỷ luật trong Đảng,
còn hành chính, hình sự vẫn
tiếp tục làm” - Tổng bí thư,
Chủ tịch nước nói.
Tại TP.HCM, trong cuộc
tiếp xúc với cử tri các quận
1, 3 và 4, Phó Bí thư thường
trực Thành ủy TP.HCMTrần
LưuQuang chohay cuộc chiến
chống tham nhũng chưa bao
giờ dừng lại, chưa bao giờ
giảm nhiệt, chưa bao giờ bớt
sự cương quyết, kiên quyết.
“Nếu chúng ta cộng sổ từ đầu
nhiệmkỳ đến giờ thì thấy chưa
bao giờ có nhiều cán bộ bị kỷ
luật đến vậy. Nhưng những
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc với các cử tri huyện Thủy Nguyên,
TPHải Phòng. Ảnh: TTXVN
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận BaĐình, Hoàn Kiếmvà Tây Hồ. Ảnh: TTXVN
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc:Khôngvì kinh tếmàbỏ quamôi trường
Sáng 15-10, tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc
hội TP Hải Phòng đã có cuộc tiếp xúc cử tri. Nhiều cử tri
cho rằng sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ rất sâu sát, quyết liệt đối với các nhiệm vụ, nhất là
với những nơi khó khăn, xa xôi, hẻo lánh và những nơi có
sự việc nhạy cảm, phức tạp nổi cộm. Câu nói cửa miệng
của người dân Hải Phòng là “các ông ấy nói là các ông ấy
làm”.
Ghi nhận ý kiến cử tri, Thủ tướng bày tỏ phấn khởi
trước tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà nếu “không có
tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thì khó có thể đưa
đất nước tiến lên”. 
“Muốn đất nước phát triển thì từng địa phương phải có
sự phát triển mạnh mẽ”. Theo Thủ tướng, hình ảnh Hải
Phòng “có bến Sáu Kho, có sông Tam Bạc, có lò xi măng”
nay đã được nâng lên một tầm mới, không còn như cũ
nữa, với cơ sở hạ tầng đổi thay rất nhiều. Tuy nhiên, theo
các cử tri, tiến độ xây dựng các khu đô thị, cầu, đường ở
Hải Phòng vẫn còn chậm.
Cử tri Đoàn Công Thức cho biết: “Số đông cử tri
huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn còn rất băn khoăn
và lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Sự
phát triển về kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh dẫn đến các vấn đề
về môi trường như ô nhiễm không khí, khói bụi, rác thải,
nước thải. Do vậy, đề nghị Thủ tướng tiếp tục có sự chỉ
đạo, xây dựng các nhóm giải pháp cụ thể, các chế tài
cứng rắn, kiên quyết hơn nữa để giải quyết dứt điểm vấn
đề này”.
“Tôi thấy ý kiến này rất xác đáng” - Thủ tướng nói.
“Vừa qua, chúng ta đã có chủ trương về tam giác phát
triển: Kinh tế - xã hội - môi trường. Không vì kinh tế mà
“Những gì liên
quan đến độc lập
chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ thì không
thể nhân nhượng.
Thái độ của Đảng
ta là dứt khoát.”
Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng
Cần có phương án
xử lý hiệu quả về
biển Đông
Nêu ý kiến tại phiên họp thứ
38 của Ủy ban Thường vụ QH
ngày 15-10, Phó Chủ tịch QH
Đỗ Bá Tỵ cho rằng Chính phủ
cầnnghiêncứu, đánhgiákhách
quan tình hình thế giới và khu
vực có tác động tới nước ta.
Trong đó cần đánh giá, phân
tích kỹ cuộc chiến thươngmại
Mỹ-Trung Quốc; tình hình an
ninh - quốc phòng trong khu
vực và trên thế giới, đặc biệt là
vấn đề biển Đông. Ông Tỵ nói
rằng tình hình biểnĐông tiềm
ẩn nhiều yếu tố phức tạp, sẽ có
ảnh hưởng lớn tới phát triển
kinh tế-xã hội, an ninh trật tự
trongnước và đối ngoại. Dođó
cầncóđánhgiá kỹ lưỡng, chính
xácnhằmcónhữngphươngán
đối phó hiệu quả.
Tiêu điểm
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook