238-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư16-10-2019
Tiêu điểm
Chiều 15-10, tiếp tục phiên xử vụ án gian lận thi cử trong
kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, tòa đã xét hỏi
cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT Triệu Thị Chính.
Bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi, bà Chính là bị cáo duy
nhất “không đồng tình với cáo trạng truy tố của VKS”. “Tôi
có lỗi. Nhưng với nhận thức pháp luật của tôi, tôi không
phạm tội” - bà Chính khẳng định.
Bà Chính khai bà chỉ lập danh sách 13 thí sinh và nhờ bị
cáo Nguyễn Thanh Hoài (cựu trưởng Phòng Khảo thí và
quản lý chất lượng giáo dục) xem điểm môn ngữ văn chứ
không nhờ nâng điểm, càng không thống nhất với Hoài về
điểm số của bất kỳ thí sinh nào…
Do bà Chính
không thừa nhận
việc nhờ xem điểm,
HĐXX trích lại
biên bản làm việc
của đoàn công tác
Bộ GD&ĐT khi
xảy ra vụ việc. Tại
buổi làm việc này,
bị cáo Chính cũng
đã giải trình và
ký vào biên bản.
Trong biên bản này
có nêu tên, tuổi
cụ thể của 13 thí
sinh, cũng như phụ
huynh, thí sinh nào
nhờ xem điểm, thí sinh nào nhờ nâng điểm.
Theo biên bản, trong danh sách 13 thí sinh có thí sinh Lưu
Thủy Tiên, con bà Chúng Thị Chiên - Phó Chủ tịch HĐND
tỉnh Hà Giang. “Bà Chiên nhắn tin có thể qua Zalo cho
bà Chính để nhờ nâng điểm và tin nhắn qua số điện thoại
thường dùng của bà Chiên 0912.609xxx. Nội dung tin nhắn
đến nay vẫn còn được lưu trong số điện thoại của bà Chính.
Bà Chính tự nguyện mở máy điện thoại của mình và cho tổ
công tác của Bộ GD&ĐT chụp ảnh” - biên bản ghi rõ.
Liên quan đến trường hợp thí sinh Triệu Ngọc Mai, con
ông Triệu Tài Vinh, biên bản thể hiện: “Trong cơ quan, nhiều
người biết có con đồng chí Vinh thi năm 2018. Có lúc trao
đổi ngoài lề, đồng chí Vũ Văn Sử (Giám đốc Sở GĐ&ĐT)
có nhắc: “Con
bí thư đấy!”. Bà
Chính nói: “Em
biết rồi””.
Cuối biên bản,
bà Chính còn ghi:
“Tất cả những nội
dung trong biên
bản, tôi cơ bản nhất
trí. Tôi xin khẳng
định lại chỉ đưa
danh sách 13 em
cho Hoài và chỉ nói
em xem hộ môn
văn trong phạm vi
cho phép, tuyệt đối
không được làm
liều. Đây
là con cháu
đồng chí,
đồng nghiệp
và một số
con em lãnh
đạo…; và
không hề nói
phải nâng
điểm bằng
bất kỳ giá
nào”.
Sau khi
nghe chủ tọa
công bố toàn
bộ nội dung
biên bản, bà Chính giải thích buổi làm việc kết thúc muộn,
thời điểm đó bà cũng rất mệt mỏi, tâm trạng rối bời, bà đã
ký vào biên bản mà không đọc hết toàn bộ nội dung... Bà
Chính đề nghị HĐXX kiểm tra lại toàn bộ nội dung các tin
nhắn. “Tôi không làm gì trái với lương tâm; còn tôi làm sai,
tôi sẽ chịu trách nhiệm. Mong HĐXX xem xét” - bà Chính
nói.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Chính đề nghị làm rõ trong
vụ án này có yếu tố vụ lợi vật chất hay không. “Không
có một người bình thường nào đi nâng điểm cho ngần ấy
người mà không có bất kỳ vụ lợi gì” - bị cáo Chính nhấn
mạnh.
Hôm nay, 16-10, TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục phiên xử.
ĐỨC MINH
Cựugiámđốc sở lưuý cấpphó “Conbí thưđấy!”
Bị cáo - cựu phó giámđốc Sở GD&ĐT tỉnhHà Giang: “Không có người bình thường nào đi nâng điểm cho ngần ấy người mà không có bất kỳ vụ lợi gì”.
Giữ xe, bán cá… đều được nâng điểm để “tạo phúc”
Trong phiên xét xử buổi sáng, HĐXX cũng đã xét hỏi cựu cán bộ Phòng An ninh
chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang Lê Thị Dung. Bà Dung bị đưa ra xét xử về
tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ để trục lợi. Theo cáo buộc của
VKS, do mối quan hệ quen biết, bị cáo Lê Thị Dung đã nhờ và được ông Nguyễn
Thanh Hoài (cựu trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) giúp
nâng điểm cho 20 thí sinh.
“Có 12 người nhờ tôi, đây đều là người thân, ân nhân của tôi” - bà Dung nói và
liệt kê danh sách những người được bà giúp đỡ nâng điểm. Đáng chú ý, danh sách
này ngoài người nhà, thông gia của bà Dung còn có cả… người giữ xe của bệnh
viện, người bán hàng ở đình, lái xe chuyên giúp bà cắt thuốc Nam trị bệnh, nhân
viên bán cá của chị dâu, bệnh nhân điều trị cùng phòng với bà…
HĐXX sau đó công bố cả 20 thí sinh bà Dung nhờ ôngHoài đều được nâng điểm,
người được nâng nhiều nhất tới 29,75 điểm.“Chính bản thân tôi lúc đi nhờ chỉ nghĩ
tới việc tạo phúc, chứ không nghĩ anh Hoài nâng tới ngần ấy điểm”- bà Dung nói.
Bị cáo Triệu Thị Chính, cựu phó giámđốc Sở
GD&ĐT tỉnhHàGiang, đến tòa ngày 15-10.
Ảnh: ĐỨCMINH
TUYẾNPHAN
N
gày 15-10, TAND tỉnh Sơn La
mở lại phiên tòa sơ thẩm xét
xử tám bị cáo về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong thi hành
công vụ. Đây chính là những người
trực tiếp tham gia sửa chữa bài thi,
nâng điểm cho các thí sinh trong
kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Cầm tiền tỉ nhưng… không
phải nhận hối hộ (!?)
Theo cáo trạng, các bị cáo bị truy
tố gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó
giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La),
Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên
viên Phòng Khảo thí và quản lý chất
lượng giáo dục), Lò Văn Huynh
(cựu trưởng Phòng Khảo thí và
quản lý chất lượng giáo dục), Đặng
Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng
Trường THPT Tô Hiệu), Cầm Thị
Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng
Chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT
tỉnh Sơn La)… Những người này
đã câu kết với nhau để sửa chữa bài
thi, nâng điểm cho 44 thí sinh mà
hầu hết là con em giáo viên hoặc
lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh.
Từ trái qua: Các bị cáo Trần Xuân Yến, ĐặngHữu Thủy, Lò VănHuynh và CầmThị Bun Sọn tại tòa
ngày 15-10. Ảnh: TUYẾNPHAN
Áp giải sáu phụ huynh
và đối tượng trung gian
Theo thông báo của HĐXX, chỉ có
6/48 người được triệu tập tới tòa với
tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có mặt. Ngoài ra, 43 người
được triệu tập tới tòa với tư cách
người làm chứng nhưng cũng chỉ có
26 người tới tòa.
Trong số những người vắng mặt,
ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, có lý do
chính đáng nên HĐXX sẽ công bố
lời khai tại tòa. Còn với những người
làm chứng khác, chủ tọa cho rằng cố
ý vắng mặt không có lý do hoặc có lý
do nhưng không phải bất khả kháng,
gây cản trở việc xét xử. Do đó tòa ra
lệnh dẫn giải sáu người, bao gồmcác
phụhuynh có conđược nângđiểmvà
đối tượng trung gian nhận thông tin
của thí sinh.
Các bị cáo khai đã nhận
hàng tỉ đồng sau khi
nâng điểm, như Nguyễn
Thị Hồng Nga nhận
1,040 tỉ đồng, Cầm Thị
Bun Sọn nhận 440 triệu
đồng, Lò Văn Huynh
nhận 1,3 tỉ đồng và
Đặng Hữu Thủy nhận
500 triệu đồng.
Gian lận điểm thi
Sơn La: “Cứ sửa đi,
sếp cho phép rồi!”
Các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tại Sơn La đã
trấn an nhau như vậy khi có người tỏ ra lưỡng lự.
Đặc biệt, trong quá trình điều tra,
một số bị cáo khai đã nhận hàng
tỉ đồng sau khi thực hiện hành vi
phạm tội. Trong đó, Nguyễn Thị
Hồng Nga nhận 1,040 tỉ đồng để
nâng điểm cho bốn thí sinh; Cầm
Thị Bun Sọn nhận 440 triệu đồng
để nâng điểm cho một thí sinh; Lò
Văn Huynh nhận 1,3 tỉ đồng để
nâng điểm cho ba thí sinh; Đặng
Hữu Thủy nhận 500 triệu đồng để
nâng điểm cho bốn thí sinh.
Hiện tại toàn bộ số tiền trên đã
được trả lại hoặc giao nộp cho cơ
quan công an. VKS xác định dù
các bị cáo khai có nhận tiền nhưng
những người được cho là đưa tiền
lại đều phủ nhận, do đó không đủ
căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình
sự về các tội đưa, nhận và môi giới
hối lộ. Số tiền các bị cáo giao nộp
là do vụ lợi mà có.
Tại tòa, cả bốn bị cáo đều thừa
nhận những lời khai trên, tuy nhiên
họ cho rằng khi được nhờ xem hoặc
nâng điểm thì không có thỏa thuận
gì. Việc đưa tiền chỉ diễn ra sau khi
có kết quả thi hoặc do người nhờ
chủ động đưa.
Sửa điểm vì “không chiến
thắng bản thân”
Đáng chúý,một sốbị cáo cónhững
lời khai khiến nhiều người trong
phòng xử không khỏi ngỡ ngàng,
điển hình là lời khai của Cầm Thị
Bun Sọn. Bị cáo Sọn cho rằng mình
hoàn toàn bị động trong việc sửa bài
thi. Khi được NguyễnThị HồngNga
đặt vấn đề, bị cáo từng lưỡng lự, khi
đó Nga có trấn an rằng “sếp Yến đã
cho phép” (tức Trần XuânYến, cựu
phó giám đốc Sở GD&ĐT).
“Bị cáo có cân nhắc nhưng không
chiến thắng bản thân, vì cả nể sếp
nên đã tham gia sửa điểm”, “Mọi
người đều làm, một mình tôi không
làm thì cũng khó”… là những câu
trả lời của bị cáo Sọn. Bị cáo này
thừa nhận có nâng điểm cho một
trường hợp. Cụ thể, bà Hoàng Thị
Thành (chủ tịch Hội Nông dân
huyện Quỳnh Nhai) có nhờ Sọn
xem điểm giúp con trai mình, nếu
có cơ hội thì nâng điểm để xét tuyển
vào Trường Công an nhân dân. Kết
quả, con trai bà Thành được nâng
11,9 điểm cho ba môn thi; cá nhân
bị cáo Sọn được bà Thành “cám ơn”
với số tiền 440 triệu đồng.
Giải thích về việc làm này, Sọn
khai khi được đề nghị đi “sửa bài
cho sếp”, Nga có nói với Sọn rằng
mỗi người sẽ được phép giúp một
trường hợp. Vì vậy, Sọn mới nâng
điểm cho con trai bà Thành. Quá
trình đặt vấn đề, bà Thành có hứa
sẽ cám ơn Sọn bằng tiền.
Một bị cáo khác cũng có lời khai
khó tin là bị cáo Đặng Hữu Thủy,
cựu phó hiệu trưởng Trường THPT
Tô Hiệu. Bị cáo Thủy thừa nhận
giúp bốn thí sinh “xem điểm”, thế
nhưng trên thực tế cả bốn thí sinh
này đều được nâng điểm. Chủ tọa
hỏi bị cáo nhận thức như thế nào
là “xem giúp điểm”, Thủy nói khi
có điều kiện thì sửa, nâng điểm
giúp luôn.
Hôm nay, 16-10, phiên tòa tiếp
tục phần xét hỏi.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook