238-2019 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Tư16-10-2019
K.CƯỜNG-V.LONG-H.DƯƠNG
T
rước thông tin Bộ GTVT và tỉnh Tiền
Giang đang nghiêng về phương án xây
thêm một trạm thu phí ở tuyến tránh dự
án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (phương
án 2), đã có nhiều ý kiến mang tính xây dựng
từ các chuyên gia, hiệp hội vận tải (HHVT),
tài xế… về phương án này.
Song song hai trạm là chưa phù hợp
Theo tôi, phương án xây thêm trạm thu phí ở
tuyến tránh BOT Cai Lậy là chưa phù hợp. Bởi
nếu tách ra hai trạm thu phí sẽ phát sinh thêmcác
chi phí như làm trạm mới, tổ chức thu phí, dẫn
đến kéo dài thời gian thu phí và hoàn vốn dự án.
Bên cạnh đó, tuyến quốc lộ (QL) 1 không phải
đầu tư làm mới, chỉ nâng cấp mang tính chất
bảo trì, nếu thu phí hoàn vốn cho dự án này thì
không đủ cơ sở.
Để hài hòa lợi ích của người dân, doanhnghiệp,
Nhà nước và để dự án không bị đổ vỡ, theo tôi
nên giữ trạm thu phí như hiện nay. Đồng thời,
xác định cho đúng khoản phí (khoảng 400 tỉ
đồng) đã đầu tư nâng cấp tuyến QL1 là để duy
trì năng lực thông qua của tuyến này. Như vậy,
công tác này thuộc phạm trù công tác bảo trì.
Vì vậy, Nhà nước cần xem xét sử dụng kinh
phí từ quỹ bảo trì đường bộ hằng năm để trả
cho nhà đầu tư. Ngoài ra, có chính sách miễn
giảm phí cho người dân quanh khu vực trạm
BOT Cai Lậy.
Sau đó thực hiện thu phí một chiều, có thể là
chiều Bắc-Nam, cho phương tiện lưu thông qua
trạmBOTCai Lậy. Tôi cho rằng với lưu lượng xe
như hiện nay, nhà đầu tư hoàn toàn có thể hoàn
vốn đầu tư trong khoảng thời gian 12-13 năm.
Ông
NGUYỄN VĂN QUYỀN,
Chủ tịch HHVT ô tô Việt Nam
Chủ đầu tư làm tuyến tránh thì xây trạm thu
trên tuyến tránh là được rồi. Về mặt lý là như
vậy nhưng vấn đề là lâu nay người dân phản
ứng liên quan đến sự tồn tại của trạm thu phí
trên QL1 thuộc dự án này.
Cá nhân tôi thấy nếu phương án vẫn còn tồn
tại trạm thu phí trên QL1 thì người dân có thể
vẫn còn phản ứng, vì trước đây họ đã không
Sáng 15-10, Bộ GTVT tổng kết 10 năm phát triển giao
thông nông thôn (2010-2020).
Tại buổi tổng kết, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
cho rằng: Thời gian qua Nhà nước quan tâm và dành nhiều
nguồn lực phát triển hệ thống giao thông, trong đó có giao
thông nông thôn. Với mục đích kết nối mạng lưới giao
thông khắp mọi miền Tổ quốc,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển
kinh tế-xã hội.
“Nếu không có hệ thống giao
thông nông thôn tốt, người nông
dân khó bán các sản phẩm do
mình làm ra tới các trung tâm
đô thị lớn. Địa phương nào có
hệ thống giao thông nông thôn
phát triển chắc chắn tỉ lệ hộ
nghèo giảm, đời sống vật chất,
tinh thần được nâng cao và ngược lại…” - ông Thể nhận
định.
Trên tinh thần đó, 10 năm qua cả nước huy động được
366.000 tỉ đồng xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó,
29.000 tỉ đồng vận động từ người dân, giúp thay đổi diện
mạo giao thông nông thôn. “Mặc dù đời sống dân còn khó
khăn nhưng nhiều người đã
hiến đất để phát triển giao thông
nông thôn. Tôi đánh giá rất cao
đóng góp to lớn này của nhân
dân” - ông Thể nhấn mạnh.
Tuy nhiên, người đứng đầu
Bộ GTVT cho rằng nhiệm vụ
thời gian tới rất nặng nề, bởi
mục tiêu phấn đấu năm 2020
có 55% các xã trên cả nước đạt
chuẩn giao thông trong các tiêu
chí nông thôn mới. Đến năm 2025 tỉ lệ này nâng lên 75%
và 95% trong năm 2030.
Để đáp ứng yêu cầu, bộ trưởng cho rằng sắp tới cần tiếp
tục huy động vốn ODA, ngân sách của các địa phương và
người dân tham gia phát triển giao thông nông thôn. Đồng
thời quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng, khai thác
hiệu quả các tuyến đường.
Về giải pháp, ông Thể đề nghị Bộ KH&ĐT phối hợp với
các bộ, ngành kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội cùng nhà
tài trợ quốc tế hình thành chương trình phát triển giao thông
nông thôn, góp phần tích cực vào mục tiêu thiên niên kỷ là
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân…
Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ kiến nghị các tỉnh trên cả nước
dành ngân sách của mình phát triển giao thông nông thôn.
“Đặc biệt cần quan tâm công tác duy tu, bảo dưỡng, khai
thác có hiệu quả tuyến đường để phát triển các vùng khó
khăn…” - ông Thể nhấn mạnh.
VIẾT LONG
Người dânbỏ29.000 tỉ đồng làmđườnggiao thông
Trước đó BộGTVT cho biết ởĐồngTháp có hai cá nhân
đã vận động nhân dân góp tiền xây dựng tuyến đường
giao thông có giá trị 20 tỉ đồng. Tương tự, tại tỉnh Hưng
Yên có hai cá nhân ủng hộ 5,5 tỉ đồng. Còn tại Tuyên
Quang, nhiều người dân hiến đất, góp tiền xây dựng
tuyến đường giao thông nông thôn dài 2,7 km.
Cũng theo Bộ GTVT, trong 10 năm qua đã xây dựng
mới, cải tạo, nâng cấp và bảo trì, sửa chữa 345.879 km
giao thông nông thôn. Trong đó xây mới 76.414 km
đường xã, thôn...
Nhiều người cho rằng đặt song song hai trạmthu phí cho BOT Cai Lậy là chưa hợp lý. Ảnh: H.DƯƠNG
“Từ trước đến nay BOT Cai Lậy
bị người dân phản ứng là do đặt
sai vị trí, thu phí tuyến tránh
nhưng đặt trạm trên QL1 là
không phù hợp.”
Ông
Phạm Văn Hòa
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, phương án xây thêm
trạm ở tuyến tránh và thực hiện giảm giá chung
cho tất cả phương tiện qua trạm thu phí có ưu
điểm: Nhà nước không bố trí ngân sách hỗ trợ,
đáp ứng được nguyện vọng của một số người
dân và giảm một phần phản ứng của một bộ
phận người sử dụng đường.
Nếu đặt hai trạm song song
như thế thì cũng đâu khác gì
như hiện nay là đặt một trạm
nhưngthuhaiđường.Hơnnữa,
nếu sửa chữa, nâng cấp QL1
thì hằng năm các phương tiện
vận tải đã đóng phí đường bộ,
giờ lại chịu thêmphí nữa thì rất
không hợp lý.
Lãnh đạo ngành GTVT, lãnh
đạo tỉnh nên xem xét sử dụng
nguồn quỹ đường bộ, nguồn
tiền ngân sách để hoàn lại cho
chủ đầu tư BOT. Ngừng thu
phí trạm Cai Lậy thì hợp lòng
dân hơn.
Anh
LÂM CHÍ DŨNG,
tài xế xe tải ở Cần Thơ
Tuyếntránhphầnmặtđường
cònnhiềuổgà,ổvoi,phầnđường
dẫn lên các cầubị lún khiến lưu
thông khó khăn. Nếu như đặt
thêm trạm mới thì lãng phí vì
cũng cógiải quyết được gì đâu,
vẫn là thu phí bất cập.
Nếu bây giờ thu lại, chủ đầu
tư nên nâng cấp đường cho
ngon lành, đặt trạm ở trên
tuyến tránh, nếu đi tuyến
nào trả tiền tuyến đó, đi bao
nhiêu trả tiền bấy nhiêu thì
có thể chấp nhận được.
Anh
HUỲNH TẤN PHÁT,
chủ
một doanh nghiệp vận tải ở
Hậu Giang
CHÂU ANH
“Cứu” BOT Cai Lậy: Nếu minh bạch
thì không ai phản ứng
Cần có sựminh bạch, rõ ràng trong việc nghiên cứu phương án xử lý bất cập cho BOTCai Lậy.
đồng tình có trạm này thì nay có lẽ cũng vậy.
Tuynhiên, nếucơquanchứcnăngchọnphương
án này thì bài toán để giải quyết vấn đề bất cập
vẫn là phải tuyên truyền như thế nào để người
dân chấp nhận.
Ông
BÙI VĂN QUẢN,
Chủ tịch HHVT hàng hóa TP.HCM
Tuyến tránh là do doanh nghiệp đầu tư làm
thì họ đặt trạm thu phí trên đó chúng tôi không
có ý kiến. Còn việc đặt trạm thu phí trên QL1
là không hợp lý. Vì vậy ý kiến của chúng tôi là
phải bỏ trạm thu phí trên QL1, chỉ xây trạm thu
tuyến tránh, ai đi qua đó thì trả tiền.
Ông
NGUYỄN NGỌC XUÂN,
Chủ tịch HHVT ô tô An Giang
Cần rõ ràng, minh bạch
Cơ bản việc xây thêm một trạm trên tuyến
tránh dự án BOT Cai Lậy là để đảm bảo việc đi
đường nào thì thu tiền đường đó. Nhưng vấn đề
củaBOTCai Lậykhông chỉ là tuyến tránhmà còn
có việc chủ đầu tư đã nâng cấp, sửa chữa QL1
nên vẫn phải thu để hoàn vốn cho công tác này.
Có thể thấy phương án xây hai trạm thì đa số
mọi người sẽ hiểu tiền đầu tư tuyến tránh thì sẽ
thu phí qua trạm tuyến tránh, tiền sửa chữa, nâng
cấp QL1 tính lại dự toán và thu qua trạm cũ.
Phương án này cần giải thích rõ số tiền thu
cho hai trạm này được dùng như thế nào. Quan
trọng nhất vẫn là minh bạch và giải thích rõ cho
người dân biết để họ đồng tình.
TS
PHẠMVĂN HÙNG,
Phó Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT phía nam
Ngành chức năng phải tính toán phương án
một cách cụ thể, rõ ràng để thuận lòng dân. Từ
trước đến nay BOT Cai Lậy bị người dân phản
ứng là do đặt sai vị trí, thu phí tuyến tránh nhưng
đặt trạm trên QL1 là không phù hợp.
Đối với tuyến tránh, doanh nghiệp bỏ tiền đầu
tư làm mới, họ đặt trạm thu phí trên đó là đúng
rồi, ai đi tuyến đó thì trả tiền. Còn việc ngành
chức năng đưa ra phương án tiếp tục thu phí trên
QL1 thì cần phải tính toán rõ ràng, minh bạch,
công khai với người dân.
Thực tế, doanh nghiệp có bỏ tiền ra nâng cấp
tuyến QL1 thì chuyện họ thu phí hoàn vốn cũng
chính đáng. Tuy nhiên, ngành chức năng cần phải
xem xét lại một cách tổng quan. Đoạn đường
nâng cấp là bao xa, thu phí thì sẽ thu trong bao
lâu, mức thu như thế nào để đảmbảo phù hợp với
chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra. Và tất cả phải thông
tin rõ ràng cho người dân, nếu người dân biết
đầy đủ và hợp lý thì tôi nghĩ không ai phản ứng.
Ông
PHẠMVĂN HÒA,
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban
Pháp luật của Quốc hội
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook