238-2019 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư16-10-2019
CHÂNLUẬN
S
áng 15-10, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
tiếp tục họp phiên 38
để cho ý kiến về các báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã
hội và ngân sách nhà nước
năm2019; kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội, dự toán ngân
sách nhà nước và phương
án phân bổ ngân sách trung
ương năm 2020.
Đẩy nhanh tiến độ
giải ngân vốn
đầu tư công
Được Thủ tướng ủy quyền,
BộtrưởngBộKH&ĐTNguyễn
Chí Dũng đã trình bày báo
cáo trước Ủy ban Thường
vụ Quốc hội.
Bộ trưởngKH&ĐTNguyễn
Chí Dũng cho hay dù gặp
nhiều khó khăn, thách thức
nhưng nhờ sự vào cuộc quyết
liệt của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta, các mục tiêu kế
hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2019 đã hoàn thành.
Và đây là năm thứ hai liên
tiếp ước đạt và vượt toàn bộ
12/12 chỉ tiêu chủ yếu Quốc
hội giao.
Đáng chú ý, các lĩnh vực
văn hóa, xã hội được chú
trọng, đời sống nhân dân tiếp
tục được cải thiện rõ rệt; cải
cách hành chính, tư pháp được
đẩy mạnh; công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí
được triển khai quyết liệt.
Quốc phòng, an ninh được
tăng cường; trật tự, an toàn xã
hội được giữ vững; các hoạt
động đối ngoại và hội nhập
quốc tế được đẩy mạnh…
Tuy vậy, một số hạn chế,
tồn tại vẫn còn và khó khăn,
thách thức vẫn đan xen. Điều
đó thể hiện ở những vấn đề
như kinh tế vĩ mô ổn định
nhưng một số yếu tố chưa
vững chắc; giải ngân vốn
đầu tư công chậm; còn xảy ra
thất thu ngân sách, trốn thuế.
Bên cạnh đó, đời sống của
một bộ phận người dân, nhất
là đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, vùng
bị thiên tai còn nhiều khó
khăn. Tỉ lệ thất nghiệp trong
thanh niên, sinh viên mới tốt
nghiệp còn cao. Tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn diễn
biến phức tạp; tác động, ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu
ngày càng lớn.
ô nhiễm môi trường, phòng
chống dịch bệnh cho người…
Đã “trói” chặt
tội phạm
tham nhũng hơn
Nêu ý kiến, Chủ nhiệmỦy
banTư pháp Lê Thị Nga cũng
cho rằng báo cáo của Chính
phủ cần lưu ý thêm một số
vấn đề, trong đó có việc tổ
chức thực hiện pháp luật trên
một số lĩnh vực còn chưa tốt.
Cụ thể, một số nội dung
văn bản luật hầu như không
được triển khai tại một số địa
phương hoặc được triển khai
nhưng còn chậm. Điều đó cho
thấy công tác thanh tra, kiểm
tra tình hình triển khai pháp
luật chưa nghiêm.
Bà Lê Thị Nga còn đề nghị
báo cáo của Chính phủ cần đề
cập tới một số vấn đề xã hội
đáng quan tâm nổi lên thời
gian qua như tình trạng tội
phạm gia tăng, trong đó có
một số vụ việc nghiêm trọng
như các vụ xâm hại trẻ em,
ma túy học đường, ô nhiễm
môi trường…; đề ra những
biện pháp phòng ngừa và xử
lý hiệu quả.
Các ý kiến tại phiên họp
cũng đánh giá công tác phòng,
chống tham nhũng trong năm
qua được tiếp tục theo hướng
quyết tâmvà nỗ lực lớn, không
có vùng cấm, ngoại lệ, rõ đến
đâu xử đến đó. 
Điểm đáng chú ý là trước
đây có những vụ án khi điều
tra, xử lý do không chứng
minh được chiếm đoạt, vụ
lợi cho nên từ những tội lẽ
ra thuộc nhóm tham nhũng
thì chuyển sang tội kinh tế
như cố ý làm trái, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng. Điểm mới của năm
nay là đã bước đầu chứng
minh được yếu tố chiếm đoạt
và đã khởi tố, điều tra được
một số vụ án, đặc biệt trực
diện vào tội tham nhũng là
đưa và nhận hối lộ. 
Nhắc tới vụ án AVG -
MobiFone với số tiền khai
nhận mấy triệu đôla liên
quan đến hai cựu bộ trưởng
Bộ TT&T Nguyễn Bắc Son
và Trương Minh Tuấn, Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội Lê Thị Nga nhận
định đây là vụ được phát hiện
lớn nhất từ trước đến nay.
“Chúng tôi cho rằng đây là
bước tiến mới trong chống
tham nhũng” - bà Nga nói
và cho rằng một điểm đáng
chú ý nữa trong chống tham
nhũng là thu hồi tài sản khá
hơn trước đây.•
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
“Chống tham nhũng
có bước tiến mới”
Đó là nhận định của Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp của Quốc hội
LêThị Nga liên quan đến tình hình phòng, chống thamnhũng
trong nămqua tại phiên họp thứ 38 của Ủy banThường vụQuốc hội.
Thông tin từ Quốc hội cho
hay đa số các thành viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cơ
bản tán thành với các báo cáo
của Chính phủ và báo cáo
thẩm tra của Ủy ban Kinh tế
và Ủy ban Tài chính - Ngân
sách, đánh giá cao nỗ lực của
Chính phủ trong điều hành
kinh tế-xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Nguyễn Khắc Định,
người mới được Bộ Chính
trị cử làm bí thư Tỉnh ủy
Khánh Hòa, đề nghị Chính
phủ cần bổ sung kế hoạch,
phương hướng thực hiện
nhiệm vụ từ nay đến cuối
năm. Trong đó cần tập trung
triển khai một số nhiệm vụ,
giải pháp cụ thể nhằm khắc
phục những tồn tại, hạn chế
của nền kinh tế: Tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, đẩy nhanh
tiến độ giải ngân vốn đầu tư
công; tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp; hỗ trợ khắc
phục thiệt hại cho bà con
và doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp; khắc phục
“Chính phủ cần
đánh giá, phân tích
kỹ tình hình cuộc
chiến thương mại
Mỹ-Trung Quốc;
tình hình an ninh
- quốc phòng trong
khu vực và trên thế
giới, đặc biệt là tình
hình biển Đông.”
Phó Chủ tịch Quốc hội
Đỗ Bá Tỵ
lãnh thổ
TheobáocáocủaChínhphủ,
tăng trưởng kinh tế năm 2019
đạt khá, năng suất lao động và
chất lượng tăng trưởng tiếp tục
được cải thiện, kinh tế vĩ môổn
địnhvữngchắc.TốcđộtăngGDP
ước đạt 6,8%, hoàn thànhmục
tiêuởmức cao theonghị quyết
củaQuốchội.QuymôGDPtăng
lên khoảng 266,5 tỉ USD, bình
quân đạt 2.786 USD/người.
Năng suất lao động đạt khá…
Tiêu điểm
người tham nhũng phải biết
sợ vì bây giờ pháp luật ngày
một chặt chẽ; thái độ của
Đảng, Nhà nước trước nạn
tham nhũng ngày một cương
quyết” - ông Quang nói.
Làm nghiêm sẽ có
đội hình cán bộ tốt
Tại TP.HCM, cử tri cho
rằng công tác nhân sự tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII và đại hội đảng bộ các
cấp ở TP.HCM là chuyện cực
kỳ quan trọng. Nhiều cử tri
đề nghị phải đổi mới mạnh
mẽ công tác cán bộ, bảo vệ
người dám nghĩ dám làm,
có chương trình hành động
cụ thể giúp ích nước lợi nhà.
Phó Bí thư thường trực
Thành ủy TP.HCM Trần
Lưu Quang khẳng định sẽ
chọn được những người có
đức, có tài và mong nhận
góp ý của bà con một cách
có trách nhiệm.Ông khẳng
định cả hệ thống chính trị
đang chuẩn bị cho đại hội
Đảng các cấp và Đại hội lần
thứ XIII của Đảng. “Chưa
bao giờ công tác cán bộ được
đặt ra nghiêm túc, bài bản
như lúc này”- ông Quang
nhấn mạnh.
Theođó, hiệnTPđangchuẩn
bị văn kiện, tổng kết, đánh giá
mặt mạnh, mặt yếu để từ đó
có những định hướng phát
triển tốt hơn trong thời gian
tới. Đồng thời chuẩn bị một
đội hình như mong muốn của
tất cả bà con. Làm sao chọn
được những người có đức,
có tài và tuyệt đối không để
tham gia vào bộ máy những
người không đủ phẩm chất
năng lực.•
bỏ qua vấn đề môi trường. Đây là nguyên tắc rất quan
trọng”.
“Chúng tôi sẽ có một chương trình chặt chẽ hơn, quyết
liệt hơn để bảo vệ môi trường sống của người dân, trước
hết là bảo vệ nguồn nước, xử lý rác thải, đặc biệt là rác
thải nhựa. Chính phủ đã có thông điệp mạnh mẽ về việc
không được nhập rác thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm
khắc cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường” -
Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhất trí rằng cần có chính sách chuyển
đổi các đơn vị sản xuất nhựa sang các sản phẩm khác và
vận động người tiêu dùng không sử dụng đồ nhựa dùng
một lần. Thủ tướng cho rằng đây là một trong những chủ
trương mà Chính phủ đưa ra được xã hội hết sức ủng hộ
và kỳ vọng thông điệp không sử dụng đồ nhựa dùng một
lần sẽ tiếp tục được hưởng ứng mạnh mẽ để môi trường,
cuộc sống người dân tốt hơn.
(Theo
chinhphu.vn)
Tổng bí thư: Môi trường - vấn đề
không của riêng Hà Nội
Tại buổi tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Tây Hồ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
nói về vấn đề môi trường, kinh tế-xã hội của TP Hà Nội.“Tôi
với tư cách là công dân Hà Nội, cũng có 10 năm về làm phó
bí thư, bí thư Thành ủy Hà Nội (năm 1996-2006). Tôi chỉ xin
kiến nghị với các đồng chí lãnh đạo Hà Nội hết sức quan
tâmđến việc thiết thực, nhất là công việc của UBND”- Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chưa bao giờ Hà Nội có
cơ ngơi, phạm vi, quy mô lớn thế này. Tuy nhiên, khi dân số
đông thì tính chất phức tạp cũng rất nhiều. Vì vậy, Hà Nội
phải chú ý toàn diện, phát triển kinh tế là trung tâm nhưng
phải quan tâm đến văn hóa. Bởi nói đến Hà Nội là phải nói
đến văn hóa tốt, đạo đức phải tiêu biểu cho người thủ đô...
“Tôi nhớ lúc mới về đây, việc đầu tiên là đi xuống xóm liều
Thanh Nhàn, rồi bãi rác NamThành Công, rác Sóc Sơn. Lúc
đó đang chủ trương vét sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, xây
dựng một số trạm bơm… Nhưng mà đến bây giờ thì lại ô
nhiễm môi trường” - Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhắc lại.
Theo Tổng bí thư, cùng với phát triển thì vấn đề ô nhiễm
môi trường là vấn đề tất yếu. Không chỉ Hà Nội mà các
tỉnh, thành trong nước, các TP lớn trên thế giới cũng gặp
vấn đề trên và điều này gần đây đã được quan tâm, cảnh
báo rất nhiều...
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook