251-2019 - page 18

14
Bạn đọc -
ThứNăm31-10-2019
quy định pháp luật…” - ông
Ích cho biết thêm.
Tỉnh: Không cho
đổi tên là đúng
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện Sở Tư
pháp tỉnh Đồng Nai cho rằng
UBND huyện Nhơn Trạch có
văn bản trả lời việc từ chối
bổ sung xin thay đổi tên đệm
của công dân Nguyễn Thị
Kim Hoàng Linh Phương
(ngụ huyện Nhơn Trạch) là
có căn cứ và đúng quy định.
Theo Sở Tư pháp tỉnh này,
đơn yêu cầu thay đổi chữ đệm
của chị Linh Phương với lý
do là do tên dài không phù
hợp quy định, không đủ điều
kiện để thay đổi nên cơ quan
chức năng từ chối. Hướng
dẫn của Bộ Tư pháp quy định
rất chặt chẽ và rất rõ về việc
thay đổi tên, tên đệm. Còn
về việc chị Linh Phương đưa
ra lý do cho rằng tên quá dài
bị ảnh hưởng quyền lợi như
việc làm thẻ ATM, thẻ tên
đi làm công ty cũng không
thuyết phục.
“Đổi tên họ đối với trẻ nhỏ
không sao, còn tên người
lớn liên quan đến rất nhiều
giấy tờ khác nhau, thay đổi
tên từ hộ tịch là giấy tờ gốc
và sẽ kéo theo thay đổi toàn
bộ giấy tờ cá nhân của một
con người. Do đó cần rất
thận trọng khi đổi tên” - đại
diện Sở Tư pháp tỉnh Đồng
Nai nói thêm.•
VŨHỘI
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, chị Nguyễn
Thị Kim Hoàng Linh
Phương (ngụ huyện Nhơn
Trạch, Đồng Nai) cho biết
với lý do tên quá dài gây
rắc rối trong đời sống, chị
đã gửi hồ sơ lên UBND
huyện Nhơn Trạch xin đổi
tên thành Nguyễn Thị Kim
Phương, bỏ đi hai chữ lót
Hoàng Linh.
Huyện: Lý do thay đổi
tên không thuyết phục
Theo chị Phương, khi chị
đi làm thẻ ngân hàng vì tên
quámột dài mà chữ nào cũng
nhiều ký tự nên ngân hàng
từ chối làm thẻ cho chị nên
chị mới xin đổi tên.
Sau đóUBNDhuyệnNhơn
Trạch có văn bản gửi trả lời
chị Phương là không giải
quyết được. Lý do nhận thấy
yêu cầu thay đổi chữ đệm của
chị Phương là không có cơ
sở, không phù hợp với quy
định theo khoản 1 Điều 28
Bộ luật Dân sự 2015.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lương Hữu
Ích, Phó Chủ tịch UBND
huyện Nhơn Trạch, cho biết
huyện cũng đã có làm việc
với chi nhánh Ngân hàng
Agribank ởNhơnTrạch. Theo
quy định của ngành, khi mở
thẻ độ dài của tên tối đa 26
ký tự (kể cả khoảng trắng).
Trong khi tên chị Phương
dài 33 ký tự nên chi nhánh
không thể thực hiện được.
“Đây là trường hợp đặc
biệt, chi nhánh sẽ xin ý
kiến ngân hàng cấp trên để
được hướng dẫn, hỗ trợ và
sớm có hướng giải quyết
cho chị Phương. Nếu như
không được thì chúng tôi sẽ
mời chị Phương đến để làm
việc và hướng dẫn làm lại
đơn thay đổi tên nhưng phải
tìm lý do phù hợp. Chúng tôi
luôn sẵn sàng hỗ trợ công
dân nhưng phải đúng theo
“Nay cô thấy tên ấy
ảnh hưởng tới công
việc, giao dịch thì
tức là ảnh hưởng lợi
ích hợp pháp rồi.”
Ông
Nguyễn Công Khanh
,
Cục trưởng Cục Hộ tịch,
quốc tịch, chứng thực
(Bộ Tư pháp)
Phải chocôngdânđổi tên
nếu quá dài gây rắc rối!
Vì cái tên quá dài nên chị NguyễnThị KimHoàng Linh Phương
gặp nhiều rắc rối trong việc thực hiệnmột số giao dịch nhưng
muốn đổi cho ngắn lại cũng không xong.
Sinhviên thực tập
báo chí bị hànhhung
Ngày 29-10,
Pháp Luật TP.HCM
có đăng tải bài
viết
“Bắt cá phóng sinh còn hành hung Phật tử,
đánh công an”
phản ánh tình trạng buôn bán, đánh
bắt chim, cá phóng sinh trước cổng chùa Diệu Pháp
(trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh,
TP.HCM). Tác giả bài báo là Kiều Thư, hiện đang là
sinh viên thực tập tại báo
Pháp Luật TP.HCM
. Sau
đó chúng tôi nhận được thông tin chùa Diệu Pháp
vừa đóng cổng chùa cũ, di dời cổng chùa đến địa
điểm mới thì các hộ buôn bán chim, cá phóng sinh
vẫn tiếp tục di dời đến cổng chùa mới để bán.
Sáng 30-10, Kiều Thư được
Pháp Luật TP.HCM
cử đến chùa Diệu Pháp để ghi nhận tiếp thông tin về
việc này. Khi Kiều Thư đến trước cổng chùa Diệu
Pháp cũng là lúc Đội quản lý trật tự đô thị quận Bình
Thạnh đang cưỡng chế giải tỏa các điểm buôn bán
chim, cá phóng sinh lấn chiếm lề đường, đối điện
cổng mới của chùa. Kiều Thư đã mở máy quay phim
nhằm ghi lại các hình ảnh hiện trường.
Tuy nhiên, chưa kịp ghi hình thì Kiều Thư bị một
phụ nữ tên V. trong số những người buôn bán chim,
cá phóng sinh dùng hai thùng nhựa đựng cá đánh
vào người, túm lấy tóc, tát nhiều lần vào đầu và có
những lời lẽ xúc phạm. Sự việc diễn ra ngay trước
mặt lực lượng quản lý trật tự đô thị.
Cư sĩ Nhựt Trì, Chánh Văn phòng chùa Diệu Pháp
và một vài người dân chạy đến ngăn cản, không cho
V. đánh Kiều Thư. Nhưng ngay sau đó, cư sĩ Nhựt
Trì cũng bị một người khác trong nhóm người bán
chim, cá phóng sinh hành hung ngay trước cổng cũ
chùa Diệu Pháp.
“Sau khi can ngăn không cho V. đánh Kiều Thư,
tôi thấy mọi việc đã ổn thì đi về chùa nhưng khi đến
cổng cũ thì tôi bị một vài người khác túm lấy cổ áo
hành hung. Cũng may các Phật tử kịp thời can thiệp
nên không có thương tích nặng” - cư sĩ Nhựt Trì kể
lại.
Ngay khi vụ việc xảy ra, lực lượng Công an
phường 13 kịp thời giải cứu cho Kiều Thư, đồng
thời dẫn giải V. về trụ sở Công an phường 13 để xác
minh vụ việc.
Tại đây V. cho biết do không biết Kiều Thư đang
tác nghiệp báo chí và quá bức xúc khi thấy nơi buôn
bán bị giải tỏa nên đã có hành động đuổi đánh Kiều
Thư. V. cũng rất hối hận và được công an cho gặp
mặt Kiều Thư để xin lỗi.
Hiện vụ việc đang được Công an phường 13 hoàn
tất hồ sơ gửi lên Công an quận Bình Thạnh.
Trao đổi cùng
Pháp Luật TP.HCM
, Đại đức Thích
Nguyên Bình, phó trụ trì chùa Diệu Pháp, cho biết
chùa đã mở một cổng mới cách cổng cũ khoảng
50 m trong thời gian chờ phương án giải quyết triệt
để của chính quyền địa phương đối với nạn buôn
bán chim, cá phóng sinh. Nhà chùa đã đóng hẳn
cổng cũ đối điện với các hộ kinh doanh chim, cá
phóng sinh nhằm trả lại vẻ trang nghiêm cho nhà
chùa. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh lại tiếp tục mang
các xô, chậu đựng cá, lồng chim… bày bán ngay
trên vỉa hè đối diện cổng mới chùa Diệu Pháp. Tình
trạng chèo kéo khách, ô nhiễm vẫn diễn ra như cũ.
Trước tình trạng này, nhà chùa đành tiếp tục gửi đơn
cầu cứu đến địa phương.
“Nhà chùa hy vọng dời sang cổng mới để cửa
Phật được thanh tịnh nhưng cuối cùng việc lại như
cũ. Trước hành động đuổi đánh phóng viên báo chí,
nhà chùa và Phật tử vô cùng lo sợ vì các đối tượng
quá manh động. Chỉ mong chính quyền sớm có biện
pháp xử lý” - Đại đức Thích Nguyên Bình nói.
VÕ PHẠM
Được đổi tên khi
quyền, lợi ích hợp
pháp bị ảnh hưởng
Cá nhân có quyền yêu cầu
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận việc thay
đổi tên trong trường hợp sau
đây: a)Theo yêu cầu của người
có tên mà việc sử dụng tên đó
gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến
tình cảm gia đình, đến danh
dự, quyền, lợi ích hợp pháp
của người đó…
(Theo điểm a khoản 1 Điều 28
Luật Dân sự)
Tiêu điểm
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông
Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ
tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp),
cho rằng trong việc này, tỉnh Đồng Nai giải
quyết như vậy là cứng nhắc.
“Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ quyền
thay đổi tên là quyền nhân thân, gắn với
con người cụ thể. Bất cứ ai thấy tên của
mình không phù hợp, việc sử dụng tên
đó gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của mình và muốn thay đổi thì đều
có quyền yêu cầu Phòng Tư pháp ở quận,
huyện công nhận việc thay đổi ấy. Công
nhận chứ không phải xin gì cả” - ông
Khanh nói.
Về trường hợp cụ thể này, theo ông
Khanh, tên của cô Phương dài không
phải lỗi của cô ấy, do cha mẹ hoặc người
đăng ký khai sinh. Nay cô thấy tên ấy ảnh
hưởng tới công việc, giao dịch thì tức là
ảnh hưởng lợi ích hợp pháp rồi. Cán bộ tư
pháp - hộ tịch cần hiểu rõ, rộng, đầy đủ
và đúng bản chất quyền, lợi ích hợp pháp
ấy mà thực hiện nguyện vọng chính đáng
của người dân.
“Cục đã tổ chức rất nhiều cuộc tập huấn
về công tác hộ tịch và lần nào cũng nhấn
mạnh đấy là quyền nhân thân, quyền căn
bản của người dân. Nhưng vẫn có một bộ
phận cán bộ tư pháp - hộ tịch địa phương
không hiểu hết, cứng nhắc trong áp dụng
pháp luật. Những trường hợp như vậy, khi
người dân, báo chí phản ánh, cục sẽ có
văn bản nhắc nhở” - ông Khanh cho biết
và khẳng định sẽ có ý kiến với Đồng Nai về
trường hợp cụ thể này.
NGHĨA NHÂN
Cán bộ tư pháp cứng nhắc trong áp dụng pháp luật
Đối tượng V. cầmhai thùng nhựa đựng cá
chạy tới đánh Kiều Thư. Ảnh: VÕPHẠM
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook