251-2019 - page 9

9
chiến lược tổng thể thay vì thực hiện
từng dự án nhỏ lẻ. Do vậy, khi phát
triển đô thị về phía đông TP cần có
quy hoạch ngay từ đầu. Đặc biệt đối
với vùng đất trũng, thấp, khu vực ven
sông nên xây dựng thưa.
Dùng kênh rạch tự nhiên
làm hồ điều tiết
Mong muốn có một giải pháp
tổng thể cho toàn TP, TS Lê Thành
Công, Giám đốc Công ty TNHH
Thiết kế tư vấn xây dựng D&C,
hiến kế “không muốn ngập phải
giữ nước lại”. Đây là nguyên lý bất
biến trong việc tiêu thoát nước. Nơi
giữ nước ở TP là các vùng ngập tự
nhiên, kênh rạch, hồ chứa nhân tạo
và các ống cống của hệ thống thoát
nước. Hiện vùng ngập tự nhiên ở TP
đang bị thu hẹp theo quá trình đô
thị hóa, thể tích chứa nước trong hệ
thống cống không lớn và TP đang
rất lúng túng trong việc tạo ra các
hồ chứa nhân tạo (hồ điều tiết) để
phục vụ chống ngập.
“Vì nhiều lý do, TP chưa thực hiện
được bất kỳ hồ điều tiết nào trong 104
hồ điều tiết cần có theo Quy hoạch
chống ngập 752. Nhưng chúng ta
đã quên một dung tích chứa nước
rất lớn chưa được khai thác phục
vụ chống ngập, đó là thể tích chứa
nước của các kênh rạch ở TP” - TS
Công đánh giá.
Theo số liệu từ quy hoạch thủy lợi
chống ngập, TP có 277,4 km kênh
rạch với khả năng chứa nước là 4 m,
thể tích chứa sẽ là 48,3 triệu m
3
nước.
Với thể tích chứa này, hệ thống kênh
rạch TP sẽ chứa, giữ lại hết lượng
nước từ trận mưa với vũ lượng 200
mm. Như vậy, năng lực chứa nước
chống ngập của hệ thống kênh rạch
của TP là rất lớn.
Từ thực tế trên, TS Công đề xuất
cần xây dựng kênh rạch điều tiết
trên một số trục như kênh Tham
Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên,
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương
- Bến Cát, Tân Hóa - Lò Gốm, Đôi
Tẻ - Bến Nghé, sông Ông Lớn Bà
Lớn, Rạch Đỉa - Mương Chuối,...
là những nơi sẵn có để chứa lượng
nước mưa nhưng chưa được sử dụng.
“Hiện TP đang xây dựng các cửa
cống ngăn triều từ sông Nhà Bè,
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Nếu
được vận hành tốt, các cống này
sẽ như một đường bao ngăn lớn ở
vành đai TP nhưng các cửa cống
này lại không có tác dụng chống
ngập khi mưa lớn. Tuy nhiên, nếu
các cống ngăn triều này vận hành
không tốt, khi triều cao cộng với
mưa lớn, khu vực quận 1, quận 3
và Phú Mỹ Hưng sẽ trở thành biển
nước với độ sâu từ 1,5-2 m” - TS
Công nhận định.
Đáng chú ý, TS Công còn cho
rằng ngập lụt ở TP còn có nguyên
ĐÀOTRANG
T
ình trạng ngập do mưa và triều
cường đã trở thành nỗi lo, nỗi
ám ảnh của lãnh đạo và người
dân TP.HCM. Mặc dù nhiều nămnay
TP đã có nhiều giải pháp để “chữa
bệnh” ngập song thực tế vẫn chưa
có biện pháp khắc phục triệt để.
Pháp Luật TP.HCM
đã ghi nhận
một số ý kiến hiến kế của người
dân, chuyên gia để giải quyết triệt
để tình trạng này.
Đề xuất từ Hà Lan: Làm đê
chống ngập đa chức năng
Đó làđềxuất chốngngậpchoquận2,
quận 9 của đại sứHà Lan tại buổi làm
việc với lãnh đạo TP.HCM mới đây.
Cụ thể, đề xuất này gồm hai giải
pháp chính: Khu vực nào ngập sâu,
ngập nhiều thì làm đê sông, mặt
ngoài tiếp giáp với nước để ngăn
nước, mặt trong làm nhà giữ xe,
khách sạn, tổ chức các dịch vụ.
Nói cách khác, đê sau này cũng
có thể trở thành địa điểm cung
cấp dịch vụ.
Ở một số vùng ngập ít hơn (như
ở quận 9), chuyên gia Hà Lan đề
xuất giữ lại khoảng 200 ha làm vùng
ngập tự nhiên, không bê tông hóa.
Đê cũng được xây dựng nhưng chủ
yếu để ngăn nước sông lên, còn nước
mưa thì thoát vào vùng sinh thái.
Diện tích 200 ha này sẽ trở thành
vùng sinh thái du lịch, sân golf và
làm nơi thoát nước tự nhiên. Khu
vực này có thể mang lại nhiều mục
đích như chống được ngập, không
tốn nhiều tiền ngân sách và xây
dựng cảnh quan. Ước tính tổng kinh
phí cho việc đầu tư hệ thống công
trình chống ngập trên vào khoảng
1,266 tỉ USD.
Được biết ý tưởng trên đã được
hình thành trong chuyến làm việc
tại Indonesia vừa qua của Bí thư
Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân. Thời
điểm đó, trao đổi với Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân, nhóm chuyên gia Hà
Lan đã đề xuất phương án xây dựng
đê biển chống ngập lụt tại TP.HCM
tương tự như cách làm tại Indonesia
vì có nhiều điểm tương đồng. Ngoài
ra, việc xây dựng đê đa dụng cũng
giúp phát triển dân cư, thương mại,
phát triển đường vành đai. Quá trình
thực hiện dự án nếu có giải pháp khai
thác quỹ đất sẽ tạo được nguồn thu
thực hiện dự án. Đồng thời, khi hình
thành tuyến đường vành đai cũng có
thể thu phí.
Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam
Sơn đánh giá đây là đề xuất rất nên
làm. Tuy nhiên, cần tích hợp với quy
hoạch đô thị và phát triển hạ tầngmới
mang lại hiệu quả. Theo KTS Nam
Sơn việc giải quyết ngập phía đông
TP phải nghiên cứu, quy hoạch tổng
thể. Đồng thời TP cần quan tâm đến
Triều cường dâng cao tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7, ngày 29-10. Ảnh: ĐT
Những giải pháp “độc” giúp
TP.HCM chống ngập
nhân rất quan trọng, đó là các số
liệu cơ bản đầu vào để tính toán
các công trình thoát nước đã rất
lạc hậu. TP không thực hiện các
nghiên cứu cơ bản về mưa, triều,
mực nước, ảnh hưởng của lún nền
do các cao ốc được xây dựng ồ ạt
trên vùng đất yếu, sai lệch của hệ
thống mốc cao độ chuẩn,… tất cả
yếu tố trên sẽ làm tình trạng ngập
lụt trở nên trầm trọng. Nếu chậm
giải quyết thì tình trạng ngập lụt sẽ
nặng nề thêm.
“Vì vậy, hướng nghiên cứu sử dụng
thể tích hiện có của các kênh rạch để
chứa nước mưa sẽ có hiệu quả tức
thời cho từng khu vực, chi phí không
cao, thời gian thực hiện ngắn, là giải
pháp hữu hiệu để chống ngập ở TP
và nhiều địa phương khác” - ông
Công nhấn mạnh.
Đồng tình, KTS Ngô Viết Nam
Sơn góp ý thêm rằng mỗi dự án cần
quy hoạch vùng đất, kênh rạch để có
nơi chứa, trữ lại nước. Nơi nào đã
lấp kênh rạch thì đào hồ tương xứng
để tích nước.•
“TP chưa thực hiện được
bất kỳ hồ điều tiết nào
trong 104 hồ điều tiết cần
có theo Quy hoạch chống
ngập 752. Nhưng chúng
ta đã quên một dung tích
chứa nước rất lớn chưa
được khai thác phục vụ
chống ngập, đó là thể tích
chứa nước của các kênh
rạch ở TP.”
Chuyên gia và người dân đã đề xuất nhiều giải pháp với mongmuốn giúp TP thoát khỏi tình trạng ngập.
Ý kiến
Ông
ĐÀOVĂN HÙNG
, một người dân ở huyện Nhà Bè:
Dân mong chờ vào dự án
chống ngập 10.000 tỉ
TP cần có quy hoạch tổng thể, tránh xây dựng khu
vực thấp, trũng vì sẽ gây ngập nặng cục bộ cho khu
vực đó. Đối với các dự án cụ thể, TP cần yêu cầu các
chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, hồ điều tiết.
Đồng thời, tôi thực sự mong chờ dự án chống ngập
10.000 tỉ hoàn thành, bởi dự án này đi vào hoạt động
thì toàn bộ các tuyến đường ngập sâu ở Nhà Bè, quận
7, quận 8, Bình Chánh sẽ không còn ngập, người dân
sẽ bớt khổ.
KTS
NGÔVIẾT NAM SƠN:
Cần có quy hoạch tổng thể
TP.HCM cần có một quy hoạch tổng thể về hạ tầng
vì hiện nay TP đang bị quá tải bởi nhà cao tầng. Bên
cạnh đó, việc khai thác nước ngầm quá nhiều khiến
cốt nền sụp lún, hệ thống kênh rạch không được khai
thông dẫn đến khi mưa sẽ gây ngập cục bộ…Vì vậy,
TP cần một bài toán chống ngập tổng thể và phải kết
hợp với quy hoạch đô thị và hạ tầng để mang lại hiệu
quả. Từ đó TP sẽ đưa ra giải pháp chống ngập cho
những nơi đã ngập và xây dựng đô thị mới để không
bị ngập.
Ông
HỒVĂN PHƯỚC
,
Chủ tịch UBND
phường Trường Thọ, quận Thủ Đức:
Xây dựng cống ngăn triều
Giải pháp để giải quyết tình trạng ngập là xây
dựng các cống ngăn triều tại các địa phương. Theo
ông Phước, phường Trường Thọ là địa bàn trũng,
tình trạng nước ngập diễn ra nhiều năm nay và có
tính chất thất thường, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống người dân. Vì vậy việc xây dựng cống
ngăn triều trên rạch Bình Thái chính là giải pháp tốt.
Khi triều cường dâng cao, cống ngăn triều sẽ được
đóng lại, người dân không phải chịu cảnh ngập như
trước.
Đối với tình trạng ngập do mưa, đặc biệt là khu vực
đường Hồ Văn Tư trên địa bàn, phường đã thực hiện
giải pháp trước mắt là khơi thông hệ thống cống. Sau
đó tiến hành nâng cấp đường, thay mới hệ thống
cống thoát nước và đã mang lại hiệu quả tích cực. Hiện
phường đã xóa một số tuyến đường ngập do không
kịp thoát nước mưa.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook