259-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 9-11-2019
Kỷ luật học sinh: Đừng bắt trò
phải xin lỗi công khai
Việc bắt học sinh phải xin lỗi công khai là hành vi phản giáo dục. Nó không làm cho trẻ tốt hơn,
ngược lại khiến trẻ bị một cú sốc về mặt tâm lý.
NGUYỄNQUYÊN
D
o xúc phạm nhóm nhạc
BTS của Hàn Quốc,
một nam sinh lớp 8
Trường THCS Ngô Quyền,
quận Tân Bình, TP.HCM đã
phải nhận lỗi về hành vi của
mình trước hơn 1.000 học
sinh (HS) của trường. Điều
đáng nói, clip nhận lỗi của
em đang được phát tán trên
mạng xã hội với nhiều bình
luận trái chiều.
Cú giáng mạnh vào
tâm lý học sinh
Bà Tô Thụy Diễm Quyên,
giảngviêncác chương trìnhđổi
mới giáo dục củaBộGD&ĐT,
cho biết xảy ra việc để học
trò nhận lỗi công khai là do
nhà trường đang thực hiện
theo thông lệ đã có từ lâu. Họ
đi theo lối mòn nên cho rằng
mình đúng. Thế nhưng hiện
nay sự tiến bộ của xã hội đã
chứng minh hành vi trên là
sai trái. “Bởi một đứa trẻ khi
bị bêu riếu trước đám đông
sẽ phản tác dụng trong giáo
dục. Nó sẽ là cú sốc gây ảnh
hưởng đến tâm lý khiến trẻ
xấu hổ, từ đó nảy sinh thái
độ sống tự ti, mặc cảm, bất
mãn với cuộc đời” - bà Quyên
nhấn mạnh.
Đề cập đến sự việc trên,
ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu
trưởngTrườngTHPTNguyễn
Du, quận 10, cho hay nam
sinh đã sai khi lập riêng một
trangmạng để xúc phạmnhân
phẩm của người khác. Việc
làm của em đáng bị kỷ luật.
Tuy nhiên, việc bắt HS đọc
bản kiểm điểm công khai là
phản sư phạm.
Ông Phú nói thêm: “Nếu
là tôi, trong trường hợp này
tôi sẽ mời gia đình và HS lên
làm việc. Sau khi được nghe
phân tích đúng sai, em sẽ làm
bản tường trình và tháo gỡ
thông tin đã đăng trên trang
mạng. Đồng thời em sẽ phải
viết một bản kiểm điểm kèm
theo một lời xin lỗi đăng trên
chính trang của mình. Tôi rất
sốc khi xem clip đã quay em.
Nó là một cú giáng rất mạnh
vào tâm lý của em. Nếu thần
kinh yếu, em có thể bỏ học
và gặp nhiều vấn đề khác.
Nhà trường đang chạy theo
dư luận để trừng phạt trẻ thay
vì giáo dục, uốn nắn để trẻ
nhận thức đúng sai”.
Bên cạnh đó, cũng theo
ông Phú, lứa tuổi của nam
sinh này còn thiếu chín chắn.
Cho nên khi sự việc xảy ra,
nhà trường cần phải tìm hiểu
xem động cơ của em, cần
có sự tư vấn tâm lý, từ đó
có nhiều chiều tác động để
đưa ra một hình thức xử lý
vi phạm phù hợp nhất.
Cùng quan điểm, ông
Nguyễn Văn Hùng, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Mê
Linh, quận 3, khẳng định:
“Phương pháp của Trường
THCS Ngô Quyền không
mang tính giáo dục. Lẽ ra HS
sai ở đâu thì phải sửa ở đó.
HS xúc phạmngười khác trên
mạng xã hội thì phải để em
đính chính, xin lỗi trên diễn
đàn, sao lại bắt em phải xin
lỗi công khai? Khi bắt đứa
trẻ làmmột việc không đúng
sẽ khiến trẻ không phân biệt
được đâu là phải là trái. Nhà
trường là môi trường giáo dục
giúp HS nhận thấy phải trái,
đúng sai. Nhà trường hành xử
không đúng nghĩa là trường
không giáo dục được HS. Đó
là thất bại lớn nhất của nhà
trường”.
Cần sửa đổi, bổ sung
Thông tư 08 “già cỗi”
Hiện nay các trường đang
dựa vào quy định điều lệ
trường và Thông tư 08 của
Bộ GD&ĐT hướng dẫn khen
thưởng và thi hành kỷ luật
HS để xem xét kỷ luật HS.
Tiêu điểm
Hãy xử lý vi phạm
của các em chứ đừng
trừng phạt
Tôi không nói xử phạt mà
là xử lý HS vi phạm. Vì những
xử lý đó phải khoa học để tạo
động lực, tạo tínhhiệuquả chứ
không phải là một sự trừng
phạt. Chúng ta xử lý những HS
vi phạm giúp các em có hành
vi đúng, thái độ đúng.
TÔ THỤY DIỄM QUYÊN
,
giảng viên các chương trình
đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT
Trường THCSNgôQuyền, quận Tân Bình, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Tuy nhiên, các nhà quản lý
giáo dục cho rằng cần phải
sửa đổi thông tư cho phù hợp
với thực tế.
BàTôThụyDiễmQuyêncho
hay Thông tư 08 đã ra đời từ
năm 1988. Nhiều trường học
đã dựa vào thông tư này để xử
phạt HS. Trong đó có những
hình thức kỷ luật không còn
phù hợp như đuổi học HS. Vì
xét cho cùng, nhà trường là
môi trường giáo dục để hoàn
thiện nhân cách, phát triển về
năng lực và kỹ năng của một
đứa trẻ. Nếu đứa trẻ bị đuổi
học thì trong thời gian em ở
bên ngoài sẽ không ai thực
thi nhiệm vụ giáo dục. Như
vậy trẻ sẽ dễ dàng trở nên vô
giáo dục. Và hầu như những
đứa trẻ bị đuổi học khi quay
trở lại đều không tiến bộ hơn.
Thậm chí khi đuổi học, nhà
trường đang từ chối nhiệm
vụ, sứ mệnh, trách nhiệm
của nhà trường, đó là trách
nhiệm của giáo dục.
Cũng theo bà DiễmQuyên,
trước khi sửa đổi thông tư phải
làm thế nào để giáo viên có
nhiều giải pháp nhằm xử lý
HS vi phạm.
Cùngquanđiểm, hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Du
nói rằng: “Thông tư 08 phải
thay đổi. Bởi trong thông tư
có những hình thức kỷ luật
như khiển trách trước lớp,
khiển trách trước hội đồng
kỷ luật, cảnh cáo trước toàn
trường có thể gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm của trẻ.
Nghiêm trọng hơn, nó trái
với Luật Trẻ em 2016. Do đó,
Thông tư 08 phải được sửa
đổi một cách sâu sắc để thích
ứng với thời đại phát triển của
xã hội” - ông Phú nói.•
Đang hoàn thiện thông tư mới
thay thế Thông tư 08
Hiện nay việc xem xét kỷ luật HS phổ thông đang được
quy định tại các thông tư quy định điều lệ nhà trường và
các quy định liên quan khác... Trong đó, Thông tư 08 chỉ là
một trong các quy định đó.
Đếnnay BộGD&ĐT đanghoàn thiện thông tưmới để thay
thế Thông tư 08. Trong đó, việc kỷ luật HS phải bảo đảm
nguyên tắc tôn trọng, vì sự tiến bộ của HS; lấy vận động,
thuyết phục là chính, đặc biệt không làm tổn hại đến danh
dự, tinh thần, sức khỏe của HS; chú trọng thực hiện các biện
pháp kỷ luật tích cực, giúp HS nhận thức được khuyết điểm,
khắc phục hậu quả (nếu có)
.
Ông
BÙI VĂN LINH,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và
Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT
AN HIỀN
ghi
Cặp song sinh Thông - Thái cùng tốt nghiệp ĐH xuất sắc
Hai anh emThông và Thái nhận khen thưởng tốt nghiệp xuất sắc
tại buổi lễ. Ảnh: P.ANH
Hai anh em song sinh là Mai Lê Thái và Mai Lê Thông
(SN 1997) vừa tốt nghiệp loại xuất sắc ngành khoa học
máy tính Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Trong đó, Thái đạt thủ khoa của trường trong đợt tốt
nghiệp tháng 11-2019 với số điểm tốt nghiệp 9,35.
Sáng 8-11, Trường ĐH Bách khoa đã tổ chức lễ tốt
nghiệp đợt tháng 11-2019. Trong đợt này có 14 tiến sĩ,
231 thạc sĩ và hơn 2.500 tân kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư
được công nhận tốt nghiệp.
Từ nhỏ Thông và Thái đã cùng đam mê máy tính. Cách
đây bốn năm, cặp anh em sinh đôi này lại cùng đỗ vào
Trường ĐH Bách khoa với số điểm khá cao. Thông trúng
tuyển đại học với tổng điểm là 26, học ngành máy tính
chính quy của trường; còn Thái đạt 23,5 điểm ngành máy
tính chất lượng cao, học hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Trong đợt tốt nghiệp này, toàn trường có sáu sinh viên
đạt xuất sắc thì hai anh em đã “chiếm” hai suất.
Mặc dù đều đạt kết quả cao nhưng hai anh em không
cảm thấy bất ngờ vì đều có nền tảng học tập tốt ngay từ
những năm học phổ thông. Sách học ngành máy tính hầu
hết là tiếng Anh và cả hai đều học lớp tăng cường tiếng
Anh từ nhỏ, thường xuyên nghe và đọc các tin tức bằng
tiếng Anh nên có lợi thế hơn so với nhiều bạn khác. Ngoài
ra, trong suốt bốn năm học, cả hai đều đạt được học bổng
khuyến khích học tập của trường.
Đại diện Trường ĐH Bách khoa, PGS-TS Mai Thanh
Phong, Hiệu trưởng của trường, chúc mừng các tân tiến sĩ,
thạc sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân đợt này.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trọng tâm
là sáng tạo, tri thức và khoa học công nghệ sẽ là cơ hội lớn
cho sinh viên với nền tảng kỹ thuật, công nghệ sâu sắc được
trang bị từ nhà trường. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của hội
nhập và phát triển, các bạn không chỉ trau dồi tri thức mà cả
bản lĩnh, nền tảng văn hóa, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống
để có thể bắt kịp với yêu cầu nhân lực chất lượng cao của
nền kinh tế tri thức” - ông Phong nói.
PHẠMANH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook