259-2019 - page 2

2
Mạnh tay trị tin xấu, độc trên mạng
Thời sự -
ThứBảy9-11-2019
NHÓMPV
C
hiều 8-11, Quốc hội chất
vấn Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc. Hàng loạt
vấn đề lớn về phát triển kinh
tế, văn hóa cùng những giải
pháp nào để đạt được mục
tiêu nâng cao cuộc sống của
nhân dân…được các đại biểu
(ĐB) nêu ra.
Không chấp nhận
nền văn hóa lai căng
Tại phiên chất vấn, ĐB
Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-
VũngTàu) đề nghị Thủ tướng
đánh giá thế nào về mức độ
độc lập, tự chủ nền kinh tế
và cho biết những giải pháp
để nền kinh tế nước ta phát
triển bền vững.
“Nhiều cường quốc kinh
tế đồng thời cũng là cường
quốc văn hóa, xin Thủ tướng
cho biết phát triển văn hóa
có phải vấn đề có tầm chiến
lược quan trọng xây dựng
đất nước ta hay không? Thủ
tướng có giải pháp đột phá
gì?” - ĐB Yến nêu vấn đề.
Trả lời, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc khẳng định Việt
Nam đang xây dựng một nền
kinh tế tích cực chủ động hội
nhập, phấn đấu có khả năng
chống chịu những biến đổi,
những cú sốc của nền kinh
tế thế giới.
Theo Thủ tướng, kinh tế
Việt Nam đã có tiến bộ đáng
kể, từ một nước thiếu ăn đến
nay Việt Nam đã xuất khẩu
nông nghiệp với giá trị trên
4,2 tỉ USD; các chỉ tiêu kinh
tế tăng trưởng liên tục; kinh
tế vĩ mô ổn định; lạm phát
thấp; doanh nghiệp không
ngừng lớn mạnh, đặc biệt
vượt qua bẫy thu nhập trung
bình nhưng chúng ta không
chấp nhận tình trạng văn
hóa Việt Nam lai căng, mà
Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý về văn
hóa; bỏ tư duy không quản
lý được thì cấm; chấn chỉnh
lệch lạc về văn hóa; chấn
hưng giáo dục văn hóa, đạo
đức, truyền thống dân tộc
cho thế hệ trẻ…
Thủ
tướng
Nguyễn
Xuân
Phúc
trả lời
chất vấn.
Ảnh:
Đ.THANH
Ngày 8-11, Bộ trưởng Bộ TT&TT
Nguyễn Mạnh Hùng lần đầu tiên đăng đàn
trả lời chất vấn của Quốc hội. Trong hơn
4 tiếng đối diện với các câu hỏi “hóc búa”
từ đại biểu (ĐB), bộ trưởng nhiều lần nói
vui và thành thực: “Nhiều vấn đề “to” nên
không biết chọn gì để trả lời”.
Sau Luật An ninh mạng,
quản lý hiệu quả hơn
Nhiều ĐB cho rằng trên mạng xã hội
hiện có những trang “xấu, độc”, ảnh hưởng
không tốt đến cộng đồng. Thậm chí những
trang “xấu, độc” có thể tạo ra các luồng dư
luận, tác động tiêu cực đến xã hội.
“Đề nghị bộ trưởng cho biết giải pháp
nào để khắc phục các bất cập nêu trên,
không bị động chạy theo xử lý hậu quả?”
- ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) cũng
như nhiều ĐB khác nêu câu hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng
tin xấu, độc trên mạng xã hội là câu chuyện
mang tính toàn cầu. Không chỉ Việt Nam,
cả thế giới đang phải đối diện với tin sai,
tin xấu. Bộ trưởng đề cập đến giải pháp
mà Singapore mới áp dụng, đó là ban hành
một luật về xử lý tin giả. “Tinh thần chung
của luật này là xử lý nghiêm minh những
người tung tin giả. Không chỉ phạt vài chục
triệu, mà có thể phạt đến hàng triệu đôla tới
phải đi tù. Đối với các mạng xã hội cũng xử
phạt mạnh tay hơn, thậm chí theo quy định
của một số quốc gia, người đứng đầu mạng
xã hội nếu vi phạm cũng phải đi tù” - bộ
trưởng cho hay.
Tuy vậy, ĐB Nguyễn Ngọc Phương
(Quảng Bình) lại cho rằng Việt Nam đã
có Luật An ninh mạng nhưng sau khi luật
được ban hành thì có dấu hiệu tin nhắn rác
xuất hiện nhiều, không ít video clip, tin,
bài phản cảm, nội dung đồi trụy, thiếu văn
hóa… xuất hiện trên mạng.
“Nghiêm trọng hơn là thông tin cá cược,
nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, vi phạm
nhân quyền, nguy cơ an ninh mạng tiếp
tục không bảo đảm. Bộ trưởng cho biết
giải pháp sắp tới xử lý như thế nào?” - ĐB
Phương chất vấn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Kể từ khi có Luật An ninh mạng, công tác
quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã nâng
cao hiệu quả, hiệu lực. “Trước đây, với
Facebook chúng ta yêu cầu 100 việc thì họ
chỉ thực hiện 20-30, còn bây giờ là 70%;
là doanh nghiệp tư nhân…
“Chúng ta đa dạng hóa,
đa phương hóa mối quan hệ
quốc tế để không bị cô lập
bởi một thị trường, một quốc
gia nào. Đã có 13 hiệp định
thương mại tự do đã ký và có
ba hiệp định đang thảo luận,
sắp ký trong tương lai” - Thủ
tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng
bên cạnh kinh tế, nếu Việt
Nam không trở thành cường
quốc văn hóa thì không thành
công. Đất nước có trên 4.000
năm lịch sử, có một sức mạnh
nền tảng rất lớn của dân tộc,
54 dân tộc anh em đoàn kết
một lòng, di sản văn hóa
phong phú… mà không đất
nước nào, dân tộc nào cũng
có được.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng
thừa nhận nhiều bất cập trong
quản lý nhà nước về văn
hóa hiện nay: “Mục tiêu của
Chính phủ là kinh tế sớm
phải giữ gìn văn hóa của đất
nước để xứng đáng với truyền
thống oai hùng của dân tộc”.
Thủ tướng cho hay tới đây
40%
là khoản đóng góp của hơn
800.000doanhnghiệp tưnhân
vào GDP cả nước.
Tiêu điểm
Thủ tướng: Không để ai bị bỏ lại
Nhà nước tạo cơ hội tiếp cận, thụ hưởng thành quả tăng trưởng cho mọi người dân và không bao cấp cho sự yếu
Các ĐB đã nắm chắc thực tiễn, phản ánh
được tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân
dân, nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc,
đi thẳng vào vấn đề chất vấn. Nhiều ĐB tranh
luận để làm rõ thêm các vấn đề quan tâm, cơ
bản các vị ĐB Quốc hội hài lòng với những
nội dung trả lời của các thành viên Chính
phủ.
Qua tám kỳ họp phiên chất vấn, trả lời chất
vấn đã cho thấy sự năng động và sự quyết liệt
trong chỉ đạo điều hành cũng như trách nhiệm
của các thành viên Chính phủ trước Quốc hội,
trước cử tri và cho thấy trách nhiệm trí tuệ,
năng lực hoạt động của các ĐB Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, bộ
trưởng, trưởng ngành với ý thức trách nhiệm
đã chuẩn bị kỹ lưỡng, trả lời nghiêm túc, chân
thành, không né tránh những vấn đề khó, phức
tạp, giải trình làm rõ nhiều vấn đề ĐB nêu.
Người trả lời cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm
những tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực mình
phụ trách cũng như đưa ra các cam kết khắc
phục để tạo sự chuyển biến tích cực trong thời
gian tới.
Chủ tịch Quốc hội
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Mỗi bộ trưởng đều nắm chắc lĩnh vực mình
đang quản lý. Các bộ trưởng trả lời rất thẳng
thắn và cầu thị, nhận khuyết điểm. Năm nay các
bộ trưởng nhận khuyết điểm nhiều. Điều đó cho
thấy còn nhiều vấn đề tồn tại chúng ta phải giải
quyết trong thời gian tới.
ĐB
TRẦN HOÀNG NGÂN
(TP.HCM)
Tôi đồng tình với phần trả lời của Thủ tướng.
Cái quan trọng nhất Thủ tướng nêu ra được đó
chính là vấn đề quy hoạch. Trong ba ý mà Thủ
tướng trả lời, tôi đồng tình nhất đó chính là xem
xét lại và khẳng định quy hoạch về nước sạch
rất quan trọng. Thủ tướng đã tuyên bố trước
quốc dân đồng bào thì không địa phương nào
có quyền nói khác. Đây là chỉ đạo có tính chung
nhất.
ĐB
LƯU BÌNH NHƯỠNG
(Bến Tre)
Tôi nhận thấy những vấn đề ĐB nêu ra tại hội
trường đều là những vấn đề mà cử tri và nhân
dân cả nước đang rất quan tâm. Qua đó ĐB đã
thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đại diện
cho nhân dân. Người dân và cử tri cảm giác như
chính mình đang được chất vấn các bộ trưởng
tại hội trường.
ĐB
NGUYỄN THANH HẢI
,
Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội
Câuhỏi rõ ràng, sâusắc, trả lời nghiêmtúc, chân thành
Nhiều ĐB quan tâm đến vấn đề quy hoạch
báochí. ĐBĐặngThị PhươngThảo (NamĐịnh)
đề cập đến tình trạng “báo hóa” tạp chí điện
tử, làmgia tăngmột số lượng lớn phóng viên,
cộng tác viên, gia tăng hiện tượng gây sách
nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính
quyền địa phương.
Bộ trưởng NguyễnMạnh Hùng khẳng định
đó lànhữnghoạt động trái pháp luật. Luật Báo
chí hiệnnayquản lýbáo chí thôngqua tônchỉ,
mục đích nhưng cómột số tạp chí hoạt động
không đúng tôn chỉ, mục đích. Bộ trưởng nói
hiện có 868 cơ quan báo chí thì cần phải sắp
xếp lại. “Trong năm 2019 này thực hiện quy
hoạch và đầu tiên là tập trung quy hoạch lại
cơ quan báo chí của các hội”- Bộ trưởng nói.
Cùng chủ đề, trả lời chất vấn của ĐB Ma Thị
Thúy (TuyênQuang), bộ trưởng thừanhậnquy
hoạch, sắp xếp lại báo chí có khó khăn“vì đấy
là nghề nghiệp, công ăn việc làm, thứ hai là rất
nhiềungườiyêunghề”.Việcsắpxếpcũngcómột
sốkhókhănnhưmột sốcơquanxin“trễmột tí”.
“Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là
cương quyết vì đã chậm bốn năm rồi, không
còn thời giannữa. Đếnngày 31-12 không thực
hiện thì đình bản, đợi quy hoạch xong hoạt
động tiếp. Đây là tuyên bố rất mạnh mẽ”- Bộ
trưởng nhấn mạnh.
Quy hoạch báo chí: Không thể chậm trễ
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook