264-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu15-11-2019
TẤNVIỆT
N
gày 14-11, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lê Văn Trung,
Giám đốc Sở GTVT TP Đà
Nẵng, xác nhận Ban cán sự
đảng UBND TP đã họp thống
nhất để trình ra Thường trực
Thành ủy xin chủ trương
thực hiện dự án di dời ga
đường sắt Đà Nẵng và tái
phát triển đô thị (gọi tắt là
dự án) theo hình thức BT.
Cần hơn
12.600 tỉ đồng
Theo phương án vừa được
Ban cán sự đảng UBND TP
Đà Nẵng thống nhất, dự án
này được chia thành hai tiểu
dự án.
Tiểu dự án một là di dời
ga đường sắt Đà Nẵng và tái
phát triển đô thị. Mục tiêu là
di dời nhà ga, tuyến đường sắt
Bắc-Nam ra khỏi trung tâm
TP (về phía tây) gồm: Xây
dựng tuyến đường sắt mới
khổ 1.000 mm, dài khoảng
29 km; xây dựng các công
trình vượt sông, đường bộ,
đường sắt; xây dựng một nhà
ga hành khách chính và các
ga hàng hóa. Kinh phí hợp
phần này tạm tính khoảng
5.350 tỉ đồng.
Xung quanh ga đường sắt
mới sẽ được đầu tư cơ sở hạ
tầng theo hướng phát triển
tích hợp, cải thiện hạ tầng
đô thị và nâng cao điều kiện
sống cho người dân; nâng
cao hiệu quả sử dụng đất…
Kinh phí xây dựng tạm tính
khoảng 830 tỉ đồng.
Theo UBND TP Đà Nẵng,
tuyến đường sắt Bắc-Nam
chạy qua TP dài khoảng 40,3
km. Hai bên tuyến đường sắt
này là các khu dân cư thu
nhập thấp, điều kiện cơ sở
hạ tầng, vệ sinh môi trường
không đảm bảo. Do đó sau khi
di dời tuyến đường sắt, chính
quyền cần phải tận dụng lại
hành lang đường sắt cũ tái
phát triển thành các trục giao
thông chính.
Trong đó, xây dựng đại lộ
sáu làn xe kết nối các khu
vực, đồng thời là tuyến vận
tải công cộng trong tương lai.
Trong hợp phần này cũng sẽ
đầu tư xây dựng các khu tái
định cư để phục vụ cho toàn
bộ dự án. Kinh phí hợp phần
này tạm tính khoảng 2.350
BếnxeAnSươngsắpcó
diệnmạomới
Do các cơ sở vật chất đã quá cũ, Bến xe
An Sương (quận 12, TP.HCM) đang được
nâng cấp, sửa chữa.
Nhưng ngày này, dự án cải tạo và chỉnh trang
toàn bộ Bến xe An Sương đang trong quá trình hoàn
thành với hy vọng sẽ kịp đưa vào hoạt động để phục
vụ người dân trong dịp tết Nguyên đán 2020.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù đang thi công
nhưng bến xe vẫn hoạt động bình thường, vẫn bảo
đảm phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của người
dân.
Phía trước bến xe đang thi công dự án hầm chui
An Sương nên các phương tiện ra vào bến gặp nhiều
trở ngại. Trong bến xe còn ngổn ngang các vật liệu
xây dựng dùng cho việc cải tạo, nâng cấp bến. Hệ
thống rào chắn được dựng lên để thi công phần
móng của bãi giữ xe, trong đó máy đào, máy xới
đang rầm rộ hoạt động. Dọc dãy xe khách là lối đi
bộ cho người dân đã đầm đá làm nền.
Trong khi đó, tại bến xe có hàng chục công nhân
tiến hành cải tạo không gian trong bến như nơi xe
buýt đưa đón khách vào bến; khu vực bán vé và nơi
khách đợi; khu vực đón khách; khu vực trả khách.
Đa số những không gian trên đã xong phần sườn.
Bạn Bùi Minh Tân (sinh viên Trường ĐH Nguyễn
Tất Thành) cho biết: Trước đây Bến xe An Sương có
nhiều hạng mục xuống cấp, thậm chí là bỏ hoang.
Bên trong bến rác thải chất đầy nhưng không có ai
thu dọn, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc.
“Hy vọng việc nâng cấp và tổ chức lại không gian
trong bến, kết hợp với tăng cường công tác quản lý
xung quanh, bến sẽ mang một diện mạo mới, rộng
và khang trang hơn. Khách không còn cảnh ngồi ở
phòng chờ mà không đủ ghế và có mùi hôi bốc lên
từ rác thải, nhà vệ sinh” - bạn Tân chia sẻ.
Đại diện Bến xe An Sương cho biết bến xe đang
thực hiện cải tạo, nâng cấp toàn bộ công trình cũ
kỹ trong nhiều năm nay. Các khu vực như nhà chờ,
đường dẫn hành khách, trả khách, khu vực nhà vệ
sinh, khu vực cấp nước cũ đã được đập bỏ và nâng
cấp lại.
“Hiện công tác cải tạo, nâng cấp đang dần hoàn
thành. Công ty đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để
thi công dự án. Dự kiến ngày 20-12 sẽ hoàn thành
để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân vào dịp tết
2020” - vị đại diện này nói.
Trước đó, vào tháng 4-2013, Thủ tướng đã phê
duyệt quy hoạch phát triển giao thông TP.HCM
đến năm 2020. Bến xe An Sương là một trong 11
đầu mối vận tải hành khách công cộng chính, là
bến trung chuyển xe buýt tại cửa ngõ tây-bắc TP và
trong tương lai gần sẽ là bến cuối của tuyến tàu điện
ngầm số 2 và tuyến buýt nhanh số 3 (Bến xe An
Sương - Bến xe Miền Tây).
UBND TP.HCM sau đó cũng đã đề nghị Thủ
tướng xem xét, chấp thuận cho TP được điều chỉnh
quy mô dự án từ 1,6 ha lên 4,8 ha. Kiến nghị này
của UBND TP sau đó được Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải có văn bản đồng ý.
Bến xe An Sương được quy hoạch mở rộng gấp
ba lần, từ 1,6 ha lên 4,8 ha nhằm mục đích trở thành
bến xe đa chức năng gồm trung tâm thương mại,
dịch vụ, bãi hậu cần, bãi đậu xe cao tầng…
THU TRINH
Bến xe An Sương đang được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: T.TRINH
Nhà ga đường sắt ĐàNẵng hiện trạng tại quận Thanh Khê, ngay trung tâmTP. Ảnh: TẤNVIỆT
Bộ GTVT đã giao
ban quản lý dự án
đường sắt phối hợp
với Đà Nẵng nghiên
cứu hoàn chỉnh
phương án đầu tư,
thống nhất về nguồn
vốn để thực hiện.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho biết kế
hoạch đầu tư ga đường sắt bằng hình thức hợp đồng BT hoàn
trả bằng đất côngmới chỉ là bước xin chủ trương, mới khái toán
chi phí tạm tính. Trước hết, Ban cán sự đảng UBNDTP Đà Nẵng
xin ý kiến Thường trực Thành ủy thống nhất (hoặc không) với
chủ trương này. Cụ thể là thực hiện theo Nghị định 69/2019
quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà
đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
“Nếu Thường trực Thành ủy thống nhất thì Sở KH&ĐT phối
hợp với Sở GTVT và các đơn vị liên quan gọi tư vấn đến để họ
điều chỉnh hết phương án lại rồi trình Bộ GTVT chủ trì thẩm
định, trình Chính phủ phê duyệt.Trước đây tư vấn cũng đã tính
sơ bộ nhưng mới chỉ bước đầu thôi, còn nhiều cái nữa” - lãnh
đạo Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho hay.
Đà Nẵng muốn đổi đất
công lấy ga đường sắt
Lo ngại dự án ga đường sắt mới kéo dài đến sau năm2035, Đà Nẵng xin
chủ trương đầu tư bằng hình thức hợp đồng BT hoàn trả bằng đất công.
tỉ đồng.
Đặc biệt, tiểu dự án một
sẽ đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP), loại hợp
đồng BT với quỹ đất hoàn
trả cho dự án dự kiến tại khu
vực nhà ga cũ, khu vực xung
quanh nhà ga mới, hai bên
tuyến hành lang đường sắt
cũ và khai thác quỹ đất khác
của TP. Nhà đầu tư có trách
nhiệm thực hiện các dự án
trên các khu đất hoàn trả đó
theo đúng quy hoạch của TP.
Tiểu dự án hai là bồi thường
giải tỏa phục vụ dự án với
kinh phí tạm tính khoảng
2.400 tỉ đồng, sẽ sử dụng
nguồn vốn ngân sách TP.
Tổng mức đầu tư tạm tính
cho cả dự án khoảng 12.636
tỉ đồng, bao gồm dự phòng
phí 20%.
Không thể chờ đến
năm 2035
Thực tế, theo tìm hiểu của
PV, quy hoạch ga đường sắt
mới Đà Nẵng (tại phường Hòa
Khánh Nam và Hòa Minh,
quận Liên Chiểu) đã được
công bố vào năm 2004 nhưng
trì trệ 15 năm qua chưa thể
triển khai. Đến ngày 4-11-
2016, Thủ tướng Chính phủ
đồng ý chủ trương di dời ga
đường sắt cũ ra khỏi trung
tâm Đà Nẵng tại Thông báo
363/TB-VPCP.
Ngày 25-1-2018, Văn phòng
Chính phủ truyền đạt ý kiến
của Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng chỉ đạo Bộ GTVT chủ
trì, phối hợp với các bộ liên
quan thống nhất về nguồn
vốn để thực hiện dự án theo
hình thức PPP.
Bộ GTVT đã giao Ban
quản lý dự án đường sắt phối
hợp với Đà Nẵng nghiên cứu
hoàn chỉnh phương án đầu
tư, thống nhất về nguồn vốn
để thực hiện. Đồng thời Bộ
GTVT cũng giao Cục Đường
sắt phối hợp với Ban quản lý
dự án đường sắt nghiên cứu,
cập nhật việc di dời ga đường
sắt Đà Nẵng vào tổng thể dự
án đường sắt Bắc-Nam.
Tuy nhiên, Báo cáo 278/
BC-UBND của UBNDTPĐà
Nẵng ngày 13-11 cho hay theo
hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi dự án đường sắt Bắc-
Nam, do nguồn kinh phí hạn
chế nên đoạn tuyếnVinh - Nha
Trang dự kiến năm 2035 mới
chuẩn bị đầu tư. Đây chính là
điều khiến Đà Nẵng lo lắng,
dẫn đến việc đề xuất phương
án đầu tư mới như trên.
Hơn nữa, vị trí quy hoạch
ga đường sắt mới nhiều năm
qua là điểm nóng về xây dựng
trái phép. Theo ông Bùi Trung
Khánh, Phó Chủ tịch UBND
phường Hòa Khánh Nam, từ
đầu năm 2019 đến nay, địa
phương đã xử lý 48 trường
hợp xây dựng trái phép trong
vùng quy hoạch. Thanh tra TP
Đà Nẵng cũng từng chuyển
451 hồ sơ về nguồn gốc đất
thuộc ranh giới khu vực dự
án ga đường sắt mới sang Cơ
quan CSĐT Công an TP Đà
Nẵng để điều tra, xác minh.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook