264-2019 - page 9

9
Tình trạng bán hàng rong ở Công viênGiaĐịnh vẫn chưa thể dẹp bỏ.
Ảnh: THUTRINH
Sở Xây dựng: Các giải pháp
chống ngập ở TP.HCM
Sở Xây dựng TP.HCMvừa có báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri TP sau kỳ họp thứ 15,
HĐNDTP.HCMkhóa IX.
THUTRINH-KIÊNCƯỜNG
T
hời gian qua đã có một số
thắc mắc, kiến nghị của
cử tri các quận, huyện liên
quan đến vấn đề chống ngập
của TP.HCM, tình trạng buôn
bán hàng rong ở Công viên
Gia Định và giải tỏa 20.000
căn nhà gần kênh rạch.
Triển khai quy hoạch
chống ngập phù hợp
Cử tri thắc mắc nhiều vấn đề
liên quan đến tình hình chống
ngập của TP.HCM. Cụ thể, cử
tri quận 1 lo lắng về việc đặt
máy bơm chống ngập nước
trên đường Nguyễn Hữu Cảnh
chỉ là giải pháp tình thế, vậy
TP có giải pháp gì để chống
ngập lâu dài.
Trả lời vấn đề trên, Sở Xây
dựng cho hay giải pháp tình thế
tình trạng ngập úng trên tuyến
đường Nguyễn Hữu Cảnh,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ
đạo thuê Công tyQuangTrung
áp dụng công nghệ mới bằng
hệ thống máy bơm công suất
lớn chống ngập.
Sau đó Bộ Xây dựng đưa ra
giải pháp lâu dài, căn cơ cho
tình trạng ngập nước. Theo đó,
UBNDTPđã giao Ban quản lý
dự án (QLDA) các công trình
giao thông làm chủ đầu tư sửa
chữa, nâng cấp tuyến đường
Nguyễn Hữu Cảnh, dự kiến
hoàn thành vào quý I-2021.
Về quy hoạch chống ngập
nói chung, một cử tri quận 4
cho rằng quy hoạch chống
ngập hiện nay đã quá lạc hậu
so với tình hình thực tiễn, phải
có sự phối hợp đồng bộ giữa
các ngành, đơn vị. Cử tri còn
đề cập đến việc cần đẩy nhanh
tiến độ dự án chống ngập do
triều cường ở TP.
Dẹp hàng rong nhưng chưa khả quan
Cử tri quận Tân Bình phản ánh tình trạng buôn bán lấn
chiếm lòng đường, lề đường Hoàng Minh Giám, Đặng Văn
Sâm đi qua Công viên Gia Định đang diễn ra thường xuyên.
Sở Xây dựng cho hay lực lượng bảo vệ công viên thường
xuyên nhắc nhở các hộ dân lấn chiếm vỉa hè công viên để
buôn bán nhưng các hộ này rất kích động, phản ứng gay gắt
với lực lượng. Trong thời gian qua, lực lượng bảo vệ phối hợp
với Công an phường 3, quận Gò Vấp và phường 9, quận Phú
Nhuận thường xuyên mở các cuộc ra quân dọn dẹp nhưng
chưa khả quan. Bởi khi lực lượng chức năng chốt trực thì xe
hàng rong ngưng hoạt động, còn không có công an thì các
xe hàng rong lại tái diễn.
Trước đó Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND quận
GòVấp, UBNDquận PhúNhuận chỉ đạo lực lượng tăng cường
công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý tình trạng trên. Tuy nhiên,
tình trạngbánhàng rong tại CôngviênGiaĐịnhvẫnhoạt động.
Sở Xây dựngmột lần nữa đề nghị UBND hai quận phối hợp
xây dựng quy chế thực hiện xử lý lấn chiếm lề đường. Ngoài
ra, Sở Xây dựng còn đề nghị UBND quận Gò Vấp giải tỏa 12
hộ dân đang sinh sống tại khu C Công viên Gia Định (phần
lớn người buôn bán đều ở khu vực này).
Hai quy hoạch 752
và 1547 đã lạc hậu
so với thực tế, do
đó TP đang triển
khai điều chỉnh quy
hoạch để phù hợp với
tình hình hiện nay,
trình Chính phủ
phê duyệt.
VETC trả dự án, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng
ĐườngNguyễnHữu Cảnh đang
được nâng cấp để chống ngập.
Ảnh: Đ.TRANG
Về vấn đề này, Sở Xây dựng
cũng thừa nhận hai quy hoạch
752 (năm 2001) và 1547 (năm
2008) đã lạc hậu so với thực tế,
do đó TP đang triển khai điều
chỉnh quy hoạch để phù hợp
với tình hình hiện nay, trình
Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, Sở QH&KT đã chủ
trì nghiên cứu điều chỉnh quy
hoạch xây dựng chung đến năm
2025. Trong khi đó, Sở Xây
dựng chủ trì cho Ban QLDA
đầu tư xây dựng hạ tầng tổ
chức nghiên cứu điều chỉnh
quy hoạch tổng thể thoát nước
TP đến năm 2020 và nghiên
cứu lập quy hoạch mạng lưới
hồ điều tiết. Đồng thời Sở
NN&PTNT chủ trì nghiên cứu
điều chỉnh quy hoạch thủy lợi
chống ngập khu vực TP.
Đối với dự án giải quyết
chống ngập do triều có xét
đến biến đổi khí hậu giai đoạn
một, UBND TP giao cho Ban
QLDAđầu tư xây dựng hạ tầng
đô thị là đại diện cơ quan nhà
nước xác định các khối lượng
hoàn thành của chủ đầu tư (do
Công ty TNHH Trung Nam
BT 1547 triển khai thi công,
dự kiến hoàn thành ngày 30-
3-2020). Các sở, ngành như
NN&PTNT, QH-KT hỗ trợ
thực hiện để dự án có thể triển
khai hoàn thành đúng tiến độ.
Di dời hơn 20.000 căn
nhà cạnh kênh rạch
Tại kỳ họp nói trên, cử tri
quận 10 nêu thắc mắc về việc
giải tỏa hơn 20.000 căn nhà
cạnh kênh rạch nhằmxây dựng,
chỉnh trang đô thị thuộc các
dự án như Thủ Thiêm, Công
viên Safari.
Sở Xây dựng cho biết để
thực hiện chương trình hành
động của Thành ủy và phát
triển đô thị trên địa bàn TP
giai đoạn 2016-2020, Sở Xây
dựng và cơ quan thường trực
đã chủ động kiểm tra thực tế,
thường xuyên làm việc với sở,
ngành và UBND quận, huyện
để hướng dẫn, định hướng
những mục tiêu cụ thể, khả
thi trong quá trình triển khai
thực hiện.
Trên địa bàn TP có 65 dự
án, di dời 23.814 căn nhà trên
và ven kênh rạch, trong đó sử
dụng vốn ngân sách là 56 dự
án, không sử dụng vốn ngân
sách chín dự án. Đến nay ba
dự án đã hoàn thành, sáu dự
án đang thực hiện bồi thường,
19 dự án đã được phê duyệt
đầu tư công, tám dự án xác
định được ranh…
Hiện nay TP đề ra các giải
pháp và cơ chế thực hiện từ
nay đến năm 2020 về hoàn
tất việc xác định ranh, mép
bờ cao và hành lang bảo vệ
các tuyến kênh rạch, tổ chức
cắm mốc bàn giao ranh mốc
ngoài thực địa. Từ đó làm cơ
sở xác định quy mô, phạm vi
thực hiện dự án.
Sở này còn nhấnmạnhTPsẽ
hoàn tất việc trình, phê duyệt
chủ trương đầu tư công các
dự án sử dụng vốn ngân sách
làm cơ sở thực hiện các công
tác chuẩn bị đầu tư. Lập và
phê duyệt dự án bồi thường
để đảm bảo đủ điều kiện được
ghi vốn triển khai công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.•
Ngày 14-11, Bộ GTVT cho biết việc triển khai hệ thống
thu phí tự động không dừng (ETC) là chủ trương của Chính
phủ với mục đích khắc phục, hạn chế bất cập của hình thức
thu phí một dừng.
Bộ GTVT cũng nhìn nhận việc triển khai thu phí tự động
giai đoạn một do nhiều nguyên nhân khách quan nên việc
triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó
vướng mắc lớn nhất hiện nay là doanh thu hoàn vốn cho dự
án ETC không như dự kiến ban đầu do tiến độ ký hợp đồng
dịch vụ, trích doanh thu còn chậm.
Bên cạnh đó, việc nhiều dự án BOT sụt giảm doanh thu
so với phương án tài chính ban đầu cũng làm ảnh hưởng
đến nguồn thu của dự án thu phí tự động không dừng.
Ngoài ra, số lượng phương tiện dán thẻ (e-tag) và nộp
tiền vào tài khoản giao thông để tham gia dịch vụ thu phí tự
động không dừng chưa cao (khoảng 800.000 thẻ/3,5 triệu
phương tiện dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC).
Nguyên nhân là do chủ phương tiện vẫn có thói quen sử
dụng tiền mặt trong khi việc thanh toán, nộp và quản lý tài
khoản giao thông chưa được thuận tiện cho người sử dụng
dẫn đến chưa khuyến khích được người dân tham gia dịch
vụ. Việc bắt buộc các phương tiện chưa dán thẻ không được
đi qua làn thu phí tự động không dừng mặc dù đã được triển
khai nhưng vẫn cần có lộ trình và chế tài để thực hiện.
Do gặp các khó khăn, vướng mắc như trên, nhà đầu tư
dự án đã có các văn bản đề xuất dừng triển khai dự án để
chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc Nhà nước nhận lại
dự án để tiếp tục thực hiện.
“Sau khi xem xét đề xuất của Công ty VETC, Bộ GTVT
không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc Nhà
nước tiếp nhận lại dự án. Đồng thời yêu cầu Công ty VETC
phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết
với Bộ GTVT”. Bộ GTVT khẳng định và cho biết sẽ phối
hợp với VETC và các cơ quan, đơn vị có liên quan từng
bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với quyết tâm cao
để hoàn thành dự án.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook