267-2019 - page 17

13
NGUYỄNQUYÊN
T
ới TrườngTHCSNguyễn
Du, quận 1, hỏi về thầy
Bảo, hầu như học sinh
(HS) nào cũng biết. “Thầy là
người vui tính, hay cười, dạy
văn cực hay, đặc biệt đã gây
bão mạng với lời dặn học trò
trước giờ thi lớp 10” - một
HS chia sẻ.
HS trải nghiệm làm
giáo viên
Vũ Lâm Quang Huy, HS
lớp 9/1, cho biết tiết học văn
với thầyBảo bao giờ cũng nhẹ
nhàng, vui vẻ. Thầy thường
bắt đầu bài học bằng những
câu chuyện hài hước và luôn
chú ý đến cảm xúc, tâm lý
của học trò.
“Thầy thường cho tụi em
đi trải nghiệm thực tế để hiểu
môn văn không hề xa lạ mà
gắn với cuộc sống thường
ngày. Đợt vừa rồi chúng em
được đi thực tế tại Bảo tàng
chứng tích chiến tranh. Sau
chuyến đi đó, bằng kiến thức
có được cùng với vốn văn
học có sẵn tụi em đã làm nên
một bộ phim về chiến tranh
khiến ai cũng xúc động. Quá
trình làm tuy vất vả nhưng
bạn nào cũng vui” - Quang
Huy nói.
Không chỉ thường xuyên
cho HS đi thực tế, năm học
này thầy còn cho HS trải
nghiệm làmgiáo viên qua việc
giảng bài
Bài thơ về tiểu đội
xe không kính
. Mỗi lớp chia
thành bốn nhóm, các nhóm
sẽ tìm hiểu, soạn và giảng bài
về nội dung hai khổ thơ bất
kỳ cho cả lớp.
“Em từng nhiều lần thuyết
trình trước đám đông nhưng
lần đầu tiên đóng vai giáo
viên khiến em hồi hộp. Trang
phục emmặc phải trang trọng,
chỉnh tề; ngôn từ cũng phải
trau chuốt. Cảm xúc đứng
giảng cho các bạn cũng khác.
Hơn nữa, để đứng lớp trong
20 phút, nhóm em đã phải
chuẩn bị mất hai tuần từ tìm
hiểu nội dung, lên giáo án, đạo
cụ cho bài học. Rồi bản thân
em cũng phải thường xuyên
qua nhà bạn dạy thử. Công
việc tuy cực nhưng do tụi em
tự tìm hiểu bài nên nắm chắc
kiến thức. Hơn nữa, được trải
nghiệm làm giáo viên giúp
em thấy nghề giáo vất vả. Vì
thế em càng tôn trọng và yêu
quý thầy hơn” - em Nguyễn
Đăng Hy bày tỏ.
“Thầy Bảo chính là người
truyền lửa đam mê môn văn
cho HS” - cô Nguyễn Thị
Bích Huệ, giáo viên Trường
THCS Nguyễn Du, nhận xét.
Cô Huệ kể: “Hồi con tôi còn
học thầy, cháu mê lắm. Cháu
mê đến nỗi trên đường đi học
về, cháu chỉ nói về thầy, về
những bài văn thầy dạy một
cách say sưa đến nỗi khi dừng
đèn đỏ tôi phải nhắc: “Con có
thể dừng một chút xíu được
không, lát hết đèn đỏ lại kể
tiếp”. Đây là điều tôi chưa
từng thấy khi con học các
thầy cô giáo khác”.
Cũng theo cô Huệ, giờ học
của thầy luôn vui vẻ nhưng
không kém phần kịch tính.
“Thầy hay liên hệ nội dung
thực tế với bài học để tụi con
dễ nhớ. Đặc biệt, khi trả bài
đầu giờ, thầy thường có một
vòng quay lô tô, bóng rơi ra
số nào, bạn HS mang số thứ
tự đó phải lên trả bài. Hay
thầy có một con cá sấu, các
bạn lần lượt bấm vào răng cá
sấu đó. Bạn nào bị cá cắn phải
lên trả bài. Hồi hộp lắm mẹ
nhưng con thích điều đó” - cô
Huệ nhớ lại lời con kể.
Bước lên bục giảng
như một nghệ sĩ
Nóivềcơduyênđếnvớinghề,
thầy Bảo chia sẻ những năm
học cấp 3, thầy thần tượng hai
giáo viên dạy văn. Vì những
tiết dạy của họ chạm đến trái
tim, cảm xúc của học trò. Từ
đó thầy nhen nhóm ước mơ
một ngày không xa sẽ được
Thầy Võ KimBảo cùng các học trò trongmột chuyến đi thực tế. Ảnh: NVCC
Lời thầy Bảo dặn học trò trước giờ
thi lớp 10 năm 2018
Làm xong bài thi môn đầu tiên, các em cứ lặng lẽ ra khỏi
phòng thi, không nói với ai câu nào, đi về nhà luôn. Các
em đừng trao đổi đáp án với bạn, đừng lên mạng xem đáp
án, đừng gọi ngay cho thầy cô để hỏi xemmình làm bài có
đúng không. Xin đừng các emnhé! Nếu kết quả không được
như ý, liệu các em có đủ tinh thần để thi các môn tiếp theo
không? H y nhớ lấy lời thầy! Cho thầy xinmột ngày của các
emkhông có Internet các emnhé! Chỉmột ngày thôi emnhé!
Hết ngày hôm đó, em lại có thể thoải mái lên Facebook like
và share các bài đăng của thầy mà đúng không?
Conmình thi, quý phụ huynh cũng lo lắng không kémcon.
Điều này thật dễ hiểu! Nhưngmongquý phụ huynh đừng vội
hỏi con:“Hômnay con làmbài được không?”mà h y hỏi:“Con
cómệt không? Conđói không? Uống trà sữa trân châu không
con?...”. Tôi tin là các con sẽ thoải mái hơn rất nhiều đấy ạ.
Thầy cũng vậy, thầy sẽ không giải đề đâu nhé!Thầymong
các em có một mùa thi thật thành công.
Tiêu điểm
Vẫn soạn giáo án
viết tay
Dù ở thời đại công nghệ số,
bêncạnhviệc soạngiáoánđiện
tử, thầy Bảo vẫn soạn giáo án
viết tay.“Bởi chỉ khi viết tay tôi
mới cónhữngý tưởngbột phát,
những sáng kiến về bài dạy. Vì
thế tôi duy trì cả hai”- thầy Bảo
nhấn mạnh.
Đời sống xã hội -
ThứBa19-11-2019
Người thầy khiến học trò
mê văn
Không chỉ là giáo viên hài hư c, tâm lý, thầy Võ KimBảo c n là người truyền lửa
đammê môn ngữ văn cho học tr qua những tiết dạy sáng tạo.
đứng trên bục giảng.
“Văn làmộtmônnghệ thuật,
để HS thích thú với môn học,
bản thân người thầy nên bước
lên lớp như một nghệ sĩ, rút
ruột ra mà giảng. Và thực tế
khi người thầy truyền được
đammê trong giờ học sẽ đem
lại cảm xúc cho HS” - thầy
Bảo nói.
Cũng theo thầy Bảo, để HS
thích thú với môn văn, thầy
thường đổi mới cách dạy.
Thầy cố gắng cho HS được
trải nghiệm thực tế để các em
hiểu rằng môn văn không xa
rời cuộc sống. Từ đó các em
sẽ làm bài bằng các sản phẩm
khác nhau như thuyết trình,
phóng sự hoặc phim. Đặc biệt,
năm học này thầy đã cho HS
trải nghiệm làm giáo viên qua
chủ đề về người lính.
“Qua hoạt động trên, tôi thấy
các em chuẩn bị rất công phu,
nhómchuẩn bị nguyên dãy núi
Trường Sơn, dùng phấn làm
bụi đường; nhóm làmmô hình
bếpHoàng Cầm. Bằng việc tự
nghiên cứu nội dung bài học,
các em sẽ hiểu bài sâu hơn.
Hơn nữa, qua việc tự chuẩn
bị bài vở, các em sẽ hiểu thêm
nghề giáo” - thầy Bảo nói.•
Thầy thường bắt
đầu bài học bằng
những câu chuyện
hài hước và luôn
chú ý đến cảm xúc,
tâm lý của học trò.
GS-TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, bày tỏ sự trăn trở về giáo dục Việt Nam với ông
Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương,
nhân dịp ông Thưởng đến thăm, chúc mừng ngày 20-11. 
Tại buổi gặp gỡ, ông Võ Văn Thưởng đã tặng hoa cùng
lời chúc sức khỏe và chúc mừng ngày 20-11 đến gia đình
GS Quân.
Ông Võ Văn Thưởng đánh giá cao sự đóng góp của GS
Quân trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà. 
“Ở cương vị bộ trưởng Bộ GD&ĐT hay khi đã về
nghỉ theo chế độ, chính sách, thầy luôn dành thời gian,
tâm huyết góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Thời
gian gần đây, thầy vẫn thường xuyên tham dự các hội
thảo, hội nghị và có những ý kiến để xây dựng chính
sách phát triển ngành cũng như xây dựng đội ngũ chăm
lo cho thế hệ học sinh, sinh viên” - ông Võ Văn Thưởng
nhấn mạnh.
Cũng theo ông Võ Văn Thưởng, sự nghiệp giáo dục
của đất nước luôn được Đảng quan tâm. Cứ một đến
hai nhiệm kỳ, Trung ương đều đưa ra nghị quyết đề cập
những vấn đề quan trọng đến sự phát triển giáo dục.
Trò chuyện với trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,
GS Quân cho hay trong thời đại hiện nay, ngành giáo
dục phải phát triển nhiều hơn nữa. Trong đó giáo dục
phổ thông giữ vai trò nền tảng, giáo dục đại học phải
tăng tốc. Vì giáo dục đại học có phát triển thì đất nước
mới giàu mạnh. 
Nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết giáo dục là một
vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm, do đó nhận được
nhiều ý kiến khen chê từ dư luận. Tuy nhiên, đó là tín hiệu
đáng mừng, bởi có tranh cãi, có phản biện mới nhìn ra
những hạn chế, từ đó tìm giải pháp khắc phục. 
“Hiện nay giáo dục đại học nước ta còn yếu kém so với
thế giới nhưng cách làm của chúng ta tương đồng với họ.
Trong khi đó, triết lý giáo dục phổ thông đang đi ngược
lại với thế giới” - GS Quân bày tỏ sự trăn trở.
Lắng nghe những ý kiến của nhà giáo lão thành, ông
Võ Văn Thưởng cám ơn những góp ý tâm huyết của GS
Quân. Đây là những ý kiến quý báu góp phần phát triển
giáo dục đào tạo trong thời gian tới.
NGUYỄN QUYÊN
TrưởngbanTuyêngiáoTrungương thămGS-TSTrầnHồngQuân
Những nhà
giáo sáng
tạo trong
giảng dạy -
Bài 2
GS-TS TrầnHồngQuân
(trái)
bày tỏ sự xúc động, niềmvui mừng
khi nhận được sự quan tâmcủa ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban
Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook