267-2019 - page 12

Doanh nghiệp
&
Cộng đồng -
ThứBa19-10-2019
Khi dòng điện vươn xa…
Dòng điện lưới quốc gia đã được kéo lên vùng núi cao, nối ra biển xa, đánh thức tiềmnăng phát triển
của những vùng đất hoang sơ…
Đ
iện khí hóa nông thôn
luôn là vấn đề đầy thách
thức đối với ngành điện.
Đưa điện đến những vùng mà
phụ tải không tập trung, sản
lượng điện tiêu thụ thấp, suất
đầu tư xây dựng lưới điện
cao… đồng nghĩa với việc
hiệu quả kinh doanh cầm
chắc là không thể hiệu quả.
Câu chuyện của
“lá cờ đầu”
Thế nhưng với EVNNPC
- những thách thức ấy còn
tăng lên gấp bội bởi tính đặc
thù trong phạm vi quản lý.
EVNNPC quản lý và phục
vụ bán điện trên địa bàn 27
tỉnh, thành phố (từ Hà Tĩnh
trở ra), trong đó có 15 tỉnh
là trung du và miền núi. Tuy
khó khăn như vậy, EVNNPC
vẫn giành được “lá cờ đầu”
trong việc thực thi chương
trình điện khí hóa nông thôn
của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN).
Giai đoạn 2008-2014 được
xem là giai đoạn khó khăn
chung của EVNvề nguồn vốn
đầu tư. Muốn hóa giải được
trở ngại lớn này, EVNNPC
đã từng bước vận dụng các
chính sách của Nhà nước,
tranh thủ sự ủng hộ của các
bộ, ngành và địa phương
nhằm huy động vốn trong
nước. Đồng thời, tranh thủ
hợp tác với các tổ chức quốc
tế để có nguồn vốn ưu đãi,
đầu tư cho điện nông thôn.
Kết quả, EVNNPC đã hoàn
thành tiếp nhận lưới điện hạ
thế của 3.952 xã, đầu tư cải
tạo tối thiểu để bán điện trực
tiếp đến các hộ dân nông thôn.
Năm2018, EVNNPC nâng
số hộ dân nông thôn được sử
dụng điện lưới quốc gia đạt
98,5%. Hầu hết các xã biên
giới đã được cấp điện, góp
phần cùng chính quyền địa
phương thực hiện mục tiêu
định canh định cư, xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh
tế và giữ gìn an ninh khu vực
biên giới - hải đảo.
Nhờ có dòng diện nên đã
làm “thay da đổi thịt” của
nhiều tỉnh, thành khu vực phía
Bắc. Có điện không chỉ xóa
đói giảm nghèo mà còn phát
triển bền vững cho khu vực
nông thôn, miền núi, hải đảo.
Từ việc giúp người dân thay
đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi
quy mô và tập quán canh tác,
chănnuôi, tăngnăng suất trồng
trọt và chế biến nông lâm sản,
nâng cao thu nhập cho người
dân khu vực nông thôn.
Điện cũng giúp cho các
làng nghề truyền thống sử
dụng công cụ, máy móc thay
thế sức người, phát huy sản
phẩm cổ truyền và mở rộng
ngành nghề mới. Các phương
tiện nghe nhìn được sử dụng
ngày càng phổ biến, cải thiện
đời sống văn hóa, nâng cao
dân trí, đem lại những lợi ích
cơ bản và lâu dài cho các địa
phương, làm cơ sở xây dựng
nông thôn mới trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Những nỗ lực trong điện khí
hóa nông thôn của EVNNPC
đã góp phần quan trọng đưa tỉ
Lưới điện nông thôn ở các tỉnh phía Bắc đã được củng cố và đảmbảo vận hành an toàn, chất lượng.
lệ số xã, hộ nông thôn có điện
ở Việt Nam ở mức cao hơn
một số nước trong khu vực.
Góp phần giữ vững
biển, đảo
Đưa điện lên núi cao đã khó
khăn, đưa điện ra đảo xa còn
thách thức hơn nữa. Mặc dù
còn nhiều khó khăn về vốn,
hạ tầng cơ sở, EVNNPC vẫn
luôn nâng cao trách nhiệm,
vượt qua mọi khó khăn để
thực hiện tốt việc đưa điện
lưới quốc gia ra đảo, góp
phần giữ vững an ninh vùng
biển, đảo của Tổ quốc.
Năm2013,EVNNPCđãđưa
điện lưới quốc gia ra đảo Cô
Tô (Hải Phòng), công trình
đầu tiên kết nối lưới điện từ
đất liền đến với huyện đảo xa
xôi. Vượt qua nhiều khó khăn,
công trình đã hoàn thành với
thời gian kỷ lục, chỉ 345 ngày
đêm với tinh thần “thần tốc,
táo bạo, sáng tạo”. Nhờ thành
công của dự án đưa điện lưới
ra đảo Cô Tô, EVN đã triển
khai các dự án tiếp theo, đưa
điện lưới quốc gia ra đảo Phú
Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn
(Quảng Ngãi)...
Bây giờ, lưới điện nông thôn
ở các tỉnh phía Bắc đã được
củng cố và đảm bảo vận hành
an toàn, chất lượng; giá điện
bán lẻ tới các hộ sử dụng đã
được áp dụng theo biểu giá
chung trong cả nước. Điều
đó cho thấy việc quản lý điện
nông thôn ở EVNNPC đã có
những bước chuyển biến cơ
bản, thực sự góp phần xây
dựng nông thôn mới giàu
mạnh, văn minh và hiện đại.•
9C
(028)
TRUNGAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook