267-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa19-11-2019
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 18-11, Quốc hội
thảo luận tại tổ về dự
án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật
Xây dựng. Một trong những
vấn đề được nhiều đại biểu
(ĐB) đề cập là công tác giữ
nghiêm kỷ cương trật tự xây
dựng và quy định không cần
giấy phép cho nhà ở tại nông
thôn sát với đô thị…
Kỷ cương không
nghiêmtrongxâydựng
ĐB Nguyễn Việt Dũng
(TP.HCM) phản ánh tình trạng
“phạt cho tồn tại” đối với vi
phạmvề trật tự xây dựng đang
rất phổ biến. Điều này làmsuy
giảm tính nghiêmminh về kỷ
cương trật tự xây dựng. “Phạt
thì nhẹ, lại cho tồn tại nữa và
sau đó xử lý thì chỉ cómấy ông
trật tự xây dựng phường. Ai
làm trong hệ thống chính trị
đều thừa biết là ở cấp phường
chả có quyền hành gì” - ông
Dũng nói.
Nhắc lại sai phạm của tòa
nhà 8B Lê Trực nằm gần với
trụ sở Quốc hội, ông Dũng
cho rằng sai phạm từ nhiệm
kỳ trước đã được phát hiện
nhưng đến nay xử lý chưa
xong, chỉ có một vài cán bộ
cấp phường, quận bị xử lý
trong khi họ không có thẩm
quyền quyết định nhiều trong
việc cho xây dựng tòa nhà
8B Lê Trực.
“Kỷ cương không nghiêm
dẫn đến việc xây dựng trái
phép xây dựng (Điều 89 của
dự luật).
Theo ĐB Tuyết, khái niệm
nông thôn ở các tỉnh khác với
nông thôn ở các đô thị lớn
như Hà Nội, TP.HCM. Tại
TP.HCMcó nhiều trường hợp
xây dựng sai phép tại khu vực
này và rất khó xử lý.
hết quy hoạch ở nông thôn”
- ĐB Tuyết nói.
Liên quan đến quy định nhà
ở riêng lẻ ở nông thôn không
cần cấp phép xây dựng, cũng
không cần phải thông báo
cho cơ quan quản lý về trật
tự xây dựng ở địa phương
của dự thảo luật, ĐB Tuyết
cho rằng không phù hợp với
các đô thị lớn như Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng. Các đô
thị lớn cần phải có một quy
định riêng điều chỉnh để công
tác quản lý trật tự xây dựng
được tốt hơn.
ĐBNguyễn Sơn (Hà Tĩnh)
cũng cho rằng việc cấp giấy
phép quản lý trật tự xây dựng
ở đô thị quy định khá rõ, còn
ở nông thôn chưa thực hiện.
Ông cho hay tại nhiều địa
phương xây dựng nông thôn
mới, người dân góp đất làm
đường nhưng nhà cửa thì
“người xây ra, người xây
vào” không theo quy định
nào. “Vừa rồi chúng ta rút
kinh nghiệm xử lý nhiều khu
dân cư chưa đạt chuẩn. Hiện
quá trình đô thị hóa đang diễn
ra rất nhanh, nếu không đưa
cái này vào quản lý thì bất
cập” - ĐB Sơn nói.•
ĐBNguyễn Việt Dũng (TP.HCM) phát biểu. Ảnh: TRỌNG PHÚ
Chiều 18-11, Quốc hội đã thông qua
nghị quyết phê duyệt đề án tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030.
Đáng chú ý, nghị quyết đặt ra mục
tiêu đến năm 2025 phấn đấu mức thu
nhập bình quân của người dân tộc thiểu
số tăng trên hai lần so với năm 2020; tỉ
lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số
hằng năm giảm trên 3%.
Cạnh đó, 100% xã có đường ô tô đến
trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê
tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung
tâm được cứng hóa. 100% số trường,
lớp học và trạm y tế được xây dựng
kiên cố; 99% hộ dân được sử dụng điện
lưới quốc gia và các nguồn điện khác
phù hợp, sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh; 100% dân số được xem truyền
hình và nghe đài phát thanh.
“Hoàn thành cơ bản công tác định
canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định
90% số hộ di cư không theo quy hoạch.
Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 60%
số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân
tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các
khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy
cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải
quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất
sản xuất cho đồng bào” - nghị quyết
nêu rõ.
Ngoài ra, tỉ lệ học sinh học mẫu giáo
năm tuổi đến trường trên 98%, học sinh
trong độ tuổi học tiểu học trên 97%,
học THCS trên 95%, học THPT trên
60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông
viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;
98% dân số dân tộc thiểu số tham gia
bảo hiểm y tế; 50% lao động trong độ
tuổi được đào tạo nghề phù hợp với
nhu cầu, điều kiện của người dân tộc
thiểu số.
Định hướng mục tiêu đến năm 2030,
theo nghị quyết vừa được thông qua,
thu nhập bình quân của người dân tộc
thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của
cả nước; giảm hộ nghèo xuống dưới
10%. Cơ bản không còn các xã, thôn
đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn
nông thôn mới…
“Giải quyết căn bản tình trạng di cư
không theo kế hoạch trong đồng bào
dân tộc thiểu số; quy hoạch sắp xếp,
di dời, bố trí 100% hộ dân tộc thiểu số
đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng
đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh,
nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét,
sạt lở” - nghị quyết nêu.
NHÓM PV
phép. Tôi đề nghị điều chỉnh
luật thì phải coi lại chỗ đó,
dứt khoát là phải xử lý cho
nghiêm.Khôngcóchuyệnphạt
cho tồn tại” - ông Dũng nói.
Cùng nội dung này, ĐB
Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)
cũng cho rằng để giữ nghiêm
kỷ cương trật tự xây dựng thì
phải trị phần gốc là xử lý cán
bộ bao che, tiếp tay cho sai
phạm chứ không nên chỉ tập
trung “cắt ngọn” công trình
sai phạm vì đây chỉ là giải
pháp tình thế.
“Nếu pháp luật và người
thực thi pháp luật nghiêm
minh thì sẽ không xảy ra việc
đó. “Cắt ngọn” công trình
phải đồng thời cắt chức vụ
của những người có trách
nhiệm” - ông nói.
Xây nhà ở nông thôn
giáp đô thị cũng phải
xin phép
ĐB Văn Thị Bạch Tuyết
(TP.HCM) thì đề nghị cần
xem lại quy định về nhà ở
nông thôn không phải xin
“Nông thôn ở TP.HCMmà
không cấp phép xây dựng thì
chỉ cần một vài ngày thôi là
như nấm mọc sau mưa. Các
quận, huyện của TP.HCM
đều đề nghị là phải cấp phép
ở chỗ này, chứ không thể
(quy định - PV) như thế này
được…Nếu không sẽ phá vỡ
“Kỷ cương không
nghiêmdẫn đến việc
xây dựng trái phép.
Tôiđềnghịđiềuchỉnh
luật thì phải dứt
khoát xử lý nghiêm.
Không có chuyện
phạt cho tồn tại.”
ĐB
Nguyễn Việt Dũng
(TP.HCM)
Dân phố cổ sửa nhà
rất khó khăn
NgườidânkhuvựcHoànKiếm
(TPHà Nội) muốn sửa chữa, cải
tạo nhà ở là điều rất khó khăn.
Cónhữngngôinhàmàdânphải
sống trongcảnhmấy chụcnăm
không có ánh sáng. Thậm chí
vẫn còn có nhữngnhà sửdụng
những loại hố xí hai ngăn mà
không thểvàkhôngđượcphép
cải tạo. Luật cần điều chỉnh để
làmsao tạođiềukiệnchongười
dân nhưng đồng thời vẫn giữ
được nét văn hóa của phố cổ.
ĐB
ĐÀO THANH HẢI
(TP Hà Nội)
Tiêu điểm
Tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng GTVT
NguyễnVănThể cho rằng nhiều quy hoạch bị
điều chỉnh, phá nát đã gây nên tình trạngùnứ
giao thông, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theoông, công tác quy hoạchhiệnnay làm
rất kỹ, lấy ý kiến nhiều bộ, ngành, địa phương,
có cả hội đồng phản biện, công bố, lấy ý kiến
cộng đồng…“Tuy nhiên, bất cập là chúng ta
làm quy hoạch thì kỹ nhưng thay đổi cục bộ
quy hoạch lại quá đơn giản. Chỉ cầnUBNDđịa
phương cùng vài sở, ngành quyết định là có
thể điều chỉnh ngay. Chính điều này sẽ phá
vỡ quy hoạch” - ông nói.
Theo đó, ông đề nghị cần siết chặt việc
điều chỉnh quy hoạch theo hướng cấp nào
ban hành quy hoạch, bao nhiêu hội đồng thì
khi điều chỉnh cũng phải là cấp đó điều chỉnh
với ngần đấy hội đồng đồng ý.“Như vậy mới
đảm bảo tính khách quan, tránh tình trạng
một vài cá nhân khi điều chỉnh khu A, khu B
phá nát quy hoạch, dẫn đến ùn ứ giao thông,
gây bức xúc xã hội” - ông nói.
Phá nát quy hoạch gây sức ép hạ tầng giao thông
Phải chấm dứt “phạt cho tồn tại”
trong xây dựng
Muốn chấmdứt vi phạm trong xây dựng thì ngoài việc xử lý công trình còn có việc xemxét luôn trách nhiệm
của người có thẩmquyền.
Năm2025 sẽ xâykiêncố trườnghọc, trạmy tế ởmiềnnúi
10 nămnữa, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước
và hộ nghèo dưới 10%.
Ngưng chuyển quyền sử dụng
132 thửa đất tại Phan Thiết
UBND TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa có
công văn gửi các văn phòng đăng ký đất đai Bình
Thuận, Phan Thiết và UBND các xã Phong Nẫm,
Thiện Nghiệp, Tiến Lợi tạm dừng tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền trên đất đối với 132 thửa đất tại
các xã Phong Nẫm, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi theo
đề nghị của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình
Thuận.
Theo Công an tỉnh Bình Thuận, để ngăn chặn
hậu quả của việc chuyển quyền sử dụng đất, xây
dựng trái phép phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được UBND tỉnh phê duyệt liên quan đến
132 thửa đất nên cần thiết phải tạm dừng cho đến
khi có thông báo của cơ quan tố tụng trong vụ án.
Được biết từ đầu năm 2016 đến tháng 9-2018,
UBND TP Phan Thiết có quyết định cho chuyển
đổi 132 thửa đất với tổng diện tích 17 ha từ đất
nông nghiệp sang đất ở nông thôn. Tuy nhiên việc
chuyển đổi này không đúng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được tỉnh phê duyệt, gây thất thoát
cho ngân sách…
PHƯƠNG NAM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook