276-2019 - page 9

9
HĐNDĐàNẵng“mổ
xẻ”vụCocobaychuyển
condotel thànhchungcư
Ngày 28-11, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành
Tiến, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đà N ng, cho
biết HĐND TP sẽ “mổ xẻ” những vấn đề liên quan
vụ “vỡ trận” condotel diễn ra tại tổ hợp Cocobay
do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng
Thành Đô làm chủ đầu tư.
Việc giám sát của Ban Đô thị HĐND TP Đà N ng
liên quan Quyết định 593/2019 của TP chấp thuận
chủ trương chuyển đổi 1.016 căn hộ khách sạn trong
tổng số 1.856 căn hộ khách sạn tại các tòa nhà Cổ
Cò 1, Cổ Cò 2, Cổ Cò 3 sang căn hộ chung cư tại tổ
hợp Cocobay.
Ông Tiến cho hay hiện Ban Đô thị chưa nhận
được văn bản nào liên quan về vụ việc, cũng như
các số liệu thống kê chính thức về số lượng dự án,
căn hộ condotel trên địa bàn TP. Tuy nhiên, dưới góc
độ giám sát của HĐND, tại kỳ họp cuối năm 2019
sắp diễn ra, ban sẽ đưa ra thảo luận tại tổ về vấn đề
chuyển đổi từ condotel sang chung cư.
Liên quan Quyết định 593/2019, ông Tiến cho hay
thực tế TP chưa bao giờ ghi rõ là cho chuyển đổi bao
nhiêu căn hộ. “Chỉ có là trường hợp lịch sử để lại
là đất ở thì ổng (Cocobay - PV) được cấp sổ hồng
đất ở, theo quy định của luật thì được làm căn hộ
lâu dài. TP đồng ý cho Cocobay làm những căn hộ
trên khu vực đất ở này, còn chỗ nào đất thương mại
- dịch vụ thì là condotel. Việc chuyển đổi này đã xin
ý kiến Thành ủy. Cũng vừa giải quyết vấn đề lịch sử
nên TP đồng ý cho chuyển đổi” - ông Tiến nói.
Trả lời câu hỏi về việc chung cư (hình thành đơn
vị ở) sẽ hình thành quy mô cư trú lớn, tạo gánh nặng
cho hạ tầng đô thị, ông Tiến cho hay đơn vị cũng rất
quan ngại việc quá tải hạ tầng. “Mình sẽ đưa ra thảo
luận tại tổ để có định hướng chung. Quan điểm của
mình là hạn chế, không làm đại trà” - ông Tiến nói.
Trao đổi thêm về vấn đề này, luật sư Lê Cao,
Đoàn Luật sư TP Đà N ng, cho rằng căn hộ condotel
được hứa hẹn với khách hàng hoàn toàn khác với
căn hộ chung cư. Bởi condotel được xây dựng trong
hệ thống dự án có mục đích chính là phục vụ nghỉ
dưỡng, du lịch. Còn chung cư thì phải được hiểu là
xây dựng trong các khu dân cư, hình thành đơn vị ở
để dân cư sinh sống.
Hơn nữa condotel sẽ không cần các điều kiện đi
kèm giống chung cư trong tổng thể quy hoạch chung
như công viên, trường học, bệnh viện, chợ… để
phục vụ đời sống của dân cư. “Tiêu chuẩn kỹ thuật
xây dựng chung cư đòi hỏi khắt khe về yêu cầu chỗ
để xe, phòng cháy chữa cháy và các điều kiện phục
vụ đời sống gia đình. Do vậy, pháp lý cho hai loại
hình là khác nhau. Ngay cả việc biến các condotel
thành chung cư sẽ phát sinh hiện tượng dân cư sinh
sống xen lẫn khách lưu trú dẫn đến các hệ lụy về an
ninh trật tự” - luật sư Cao phân tích.
“Rủi ro trong câu chuyện condotel không ở chỗ
tiền lãi không nhận được, mà khả năng có giấy
chứng nhận quyền sở hữu cho khách hàng là rất khó.
Còn đối với một số trường hợp chủ đầu tư chạy đổi
quy hoạch được để đổi thành chung cư thì các căn
hộ chung cư bị nằm kẹt trong các dự án du lịch chưa
chắc đảm bảo thuận lợi cho sinh sống. Do đó, các
căn hộ chung cư này chưa hẳn là mong muốn của
khách hàng, vì khách hàng có nhu cầu đầu tư sinh lãi
nhưng lại không đạt được” - luật sư Lê Cao nói.
TẤN VIỆT
Tổ hợp CocobayĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
QUANGHUY
T
hông tư 06/2019 của Bộ
Xây dựng sửa đổi, bổ
sung một số điều của các
thông tư liên quan đến quản
lý, sử dụng nhà chung cư sẽ
tác động trực tiếp đến đời
sống của hàng triệu cư dân.
Người dân kỳ vọng quy định
mới có thể tạo ra cơ chế quản
lý, quy định trách nhiệm các
bên rõ ràng, minh bạch để
chung cư vận hành an toàn,
hiệu quả. Tuy nhiên, một số
lo ngại vẫn còn đó khi các
quy định gây tranh cãi từ khi
thông tư còn là dự thảo vẫn
được giữ nguyên.
100 căn hộ thua
một suất bầu của
chủ đầu tư 
Quy định bị phản ứng nhiều
nhất chính là quyền biểu quyết
tại hội nghị nhà chung cư
(HNNCC) sẽ tính trên nguyên
tắc 1 m
2
diện tích sở hữu riêng
tương đương với một phiếu
biểu quyết. Điều này được hiểu
nôm na là cư dân sở hữu nhà
diện tích lớn thì quyền biểu
quyết sẽ mạnh hơn. Trong khi
trước đây, theo Thông tư (cũ)
02/2016 thì mỗi căn hộ trong
nhà chung cư tương ứng với
một phiếu biểu quyết.
Anh Tiến Dũng (quận Bình
Thạnh) cho rằng quy định tính
theo mét vuông khi áp dụng
vào thực tế bỏ phiếu sẽ mất
thêm thời gian tổ chức, cộng
phiếu. Số mét vuông lẻ như
50,3 m
2
hay 68,49 m
2
… sẽ
tính ra sao, làm tròn hay gạt
bỏ? Chưa kể phát sinh mâu
thuẫn giữa các cư dân sở hữu
những diện tích khác nhau,
chỉ vì vài con số lẻ cũng có
thể làm nóng vấn đề.
Làđơnvịcókinhnghiệmquản
lý, vận hành nhiều chung cư
trên toàn quốc, ông Nguyễn
Duy Thành, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Quản lý nhà
Toàn cầu Global Home, cũng
không đồng tình với quy định
này. “Kiểu tính này có thể dẫn
đến số căn hộ ít hơn nhưng khi
cộng theo diện tích thì số phiếu
lại quá bán, có giá trị quyết
định” - ông Thành nói.
Một phát sinh nữa được ông
Thành chỉ ra là có những chung
cư chủ đầu tư giữ lại hơn 40%
Có thông tư mới vẫn lo
việc xử lý tranh chấp 
chung cư
Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư được Bộ Xây dựng
ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
Nhiều nămqua cư dân chung cư KhangGia TânHương kiến nghị khắp nơi vì bị chủ đầu tư chiếmdụng
phí bảo trì. Ảnh: Q.HUY
Một quy định không mới nhưng vẫn gây băn khoăn là nếu
tổ chức HNNCC lần đầu không thành công, chủ đầu tư hoặc
đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị UBND cấp
phường, xã nơi có nhà chung cư đứng ra tổ chức lại hội nghị.
Nhiều người lo ngại quy định này nếu không điều chỉnh sẽ dẫn
đến tình trạng chủ đầu tư đẩy trách nhiệm sang địa phương.
Ông Nguyễn Duy Thành, Tổng giám đốc Công ty Quản lý
nhà Toàn cầu Global Home, đặt câu hỏi: “Theo quy định, sau
bảy ngày HNNCC thất bại thì phường phải đứng ra tổ chức. Vậy
nếu sau bảy ngày phường cũng không tổ chức thì trách nhiệm
thuộc về ai, chế tài như thế nào?”.
Hiện nay đã cóđề xuất UBNDTP.HCMcần thành lậpmột công
ty dịch vụ công ích chuyên phụ trách việc này chứ không nên
để UBND phường, xã thực hiện.
Theo thông tư mới,
chủ tài khoản tiền
gửi phí bảo trì tối
thiểu do ba thành
viên ban quản trị
đứng tên, trong đó có
thể có một đại diện
chủ đầu tư.
diện tích cho mình. Tính ra
quyền biểu quyết của chủ đầu
tư sẽ là hơn 40%, cộng thêm
mối quan hệ với cư dân thì
việc đạt số phiếu biểu quyết
hơn 50% là trong tầm tay.
“Theo quy định cũ, diện
tích chủ đầu tư giữ lại được
quy đổi số phiếu theo căn hộ
có diện tích lớn nhất trong
chung cư. Ví dụ, chủ đầu tư
giữ lại 5.000 m
2
, căn hộ lớn
nhất trong chung cư là 100 m
2
thì tương đương với 50 phiếu
biểuquyết.Trongquyđịnhmới,
cùng diện tích trên chủ đầu tư
có 5.000 phiếu biểu quyết. Nếu
có 100 căn hộ diện tích 45 m
2
thì tổng số phiếu của 100 căn
này cũng chỉ là 4.500 phiếu,
không bằng một suất của chủ
đầu tư” - ông Thành phân tích.
Đại diện một ban quản
trị chung cư tại quận Bình
Tân thì cho rằng quy đổi theo
diện tích lớn-nhỏ cũng không
hợp lý vì giá 1 m
2
shophouse
cao hơn giá mét vuông căn
hộ rất nhiều.
Bán hết căn hộ,
chủ đầu tư vẫn còn
trách nhiệm
Một quy định mà nhiều cư
dân quan tâm là vấn đề quản lý
kinh phí bảo trì chung cư bởi
đây là nguồn cơn của nhiều
tranh chấp suốt thời gian qua.
Theo Thông tư 06/2019,
chủ tài khoản tiền gửi kinh
phí bảo trì tối thiểu phải có
ba thành viên ban quản trị
đứng tên đồng chủ tài khoản.
Số lượng thành viên tối đa do
HNNCC quyết định. Trong
đó, các thành viên tham gia
đồng chủ tài khoản này phải
có ít nhất một đại diện chủ sở
hữu khu căn hộ, một đại diện
chủ sở hữu diện tích khác (nếu
có), một đại diện chủ đầu tư
(nếu có) và một số thành viên
khác do HNNCC quyết định.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
trưởng ban quản trị chung cư
Khang Gia Tân Hương (Tân
Phú), cho rằng: “Nếu chủ đầu
tư đã bán hết các căn hộ thì
không có lý do gì phải có đại
diện của chủ đầu tư đồng đứng
tên tài khoản quỹ bảo trì. Hơn
nữa, điều quan trọng nhất là
phải buộc được chủ đầu tư
bàn giao toàn bộ quỹ bảo trì
cho ban quản trị chứ không
để tình trạng chiếm giữ quỹ,
chây ỳ không bàn giao như
thời gian qua”.
Đồng quan điểm, ông Trần
Khánh Quang, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Đầu tư bất
động sản Việt An Hòa, cũng
nhận định chỉ cần quy định chủ
đầu tư tham gia trong thành
viên ban quản trị, còn không
nên có tên đồng chủ tài
khoản phí bảo trì. Chủ đầu
tư có mặt trong ban quản trị
là để buộc có trách nhiệm
quản lý, duy trì hoạt động
chung cư do chính họ phát
triển, tránh tình trạng sau khi
bán sạch căn hộ là chủ đầu
tư hết trách nhiệm.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook