287-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm12-12-2019
Cái chết được báo trước
của diêmThống Nhất
PHƯƠNGMINH
N
ghị quyết đại hội đồng
cổ đông bất thường
mới đây của Công ty
cổ phần Diêm Thống Nhất
đã quyết định sẽ ngừng sản
xuất sản phẩm diêm từ năm
2020. Điều này có nghĩa là sản
phẩm hộp diêm quẹt Thống
Nhất vang bóng một thời sẽ
chấm dứt sự tồn tại. Đây là
sản phẩm với hình chim bồ
câu trắng trên nền trời xanh
từng xuất hiện nhiều ở các
cửa hàng, tiệm tạp hóa và là
vật dụng thiết yếu trong mỗi
gia đình người Việt.
Một số chuyên gia cho rằng
sự sụp đổ củamột thương hiệu
lâu đời có thể rút ra bài học
quan trọng: Đổi mới trong
kinh doanh luôn là sự sống
còn của bất kỳ doanh nghiệp
nào. TS Nguyễn Trí Hiếu,
chuyên gia kinh tế, bày tỏ
về mặt thương hiệu rõ ràng
đó là sự tiếc nuối. Bởi trong
hơn 60 năm tồn tại và ăn sâu
trong tâm trí người Việt Nam,
diêmThốngNhất đã làmđược
nhiều điều đáng trân trọng.
Nhưng việc khai tử một sản
phẩm trong giai đoạn hiện
nay lại là điều hợp lý.
“Đứng ở góc độ hành vi
người tiêu dùng, dù đã được
cải tiến nhưng hộp quẹt diêm
không mang tính tiện lợi và
tính thiết yếu đáp ứng được
nhu cầu khách hàng. Thương
trường vốn khắc nghiệt, những
sản phẩm không có tính hữu
ích sẽ thất bại” - ôngHiếu nói.
Ông Hiếu cũng cho rằng
sự xuất hiện các sản phẩm
sở hữu những
côngnghệmới,
hiệnđạisẽthay
thế những sản
phẩm truyền
thống. Có thể
thấytínhtương
đồng đến từ
sự sụp đổ của
hãng Kodak,
hãng sản xuất phim chụp và
giấy ảnh lớn nhất thế giới,
có thời điểm chiếm vị thế
hàng đầu trên thị trường vì
sự trỗi dậy của công nghệ
kỹ thuật số.
“Việc bám lấy hào quang
quá khứ, chậmchuyểnđổi theo
xu hướng thị trường sẽ dẫn
đến cái chết lâm sàng. Thực
tế thất bại của hộp quẹt diêm
Thống Nhất cũng đã được
nhìn thấy từ rất lâu vì sự lên
ngôi của các loại bật lửa tiện
lợi” - ông Hiếu nhận định.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần
Diêm Thống Nhất, cũng đã
nhìn ra điểm yếu của diêm
truyền thống.
Theo đó, sản
phẩmnàyhiện
đang trongchu
kỳ suy thoái
do tính thiết
yếu của sản
phẩm ngày
càng kém đi,
lại bị lấn át bởi
sản phẩm thay thế là bật lửa
ga các loại.
Hơn nữa, việc kinh doanh
sản phẩm này gặp rất nhiều
sức ép, vì nguyên vật liệu
đầu vào sử dụng trong sản
xuất diêm chủ yếu là gỗ cùng
với đó là các loại hóa chất,
trong khi những nguyên liệu
này đang ngày càng đắt đỏ.
“Để sản xuất ra 100 triệu
bao diêm cần đến 3.000 m
3
gỗ bồ đề” - lãnh đạo công ty
dẫn chứng.
TS Võ Trí Thành, chuyên
gia kinh tế, cũng nhìn nhận
trong kinh doanh, việc liên tục
đổi mới là yếu tố tiên quyết
đối với sự thành công của bất
kỳ doanh nghiệp hay tổ chức
nào. Doanh nghiệp cố gắng
cải thiện tình hình thực tế,
không nên tự mãn với những
gì đạt được mà phải luôn nỗ
lực để làm tốt hơn.
“Cần phải hiểu rằng người
mua quyết định thị trường.
Họ có nhu cầu và sẵn sàng
sử dụng các sản phẩm thay
thế, do đó các doanh nghiệp
cần đổi mới sản phẩm theo
thị hiếu tiêu dùng” - ông
Thành nói.
Đồng quan điểm, đại diện
một doanh nghiệp nhấnmạnh
những công tymuốn phát triển
bền vững có khi cần phải thay
đổi chiến lược như có thể đầu
tư vào các lĩnh vực mới. Với
góc nhìn này có thể thấy diêm
Thống Nhất đang nỗ lực cho
cuộc chơi mới khi tập trung
đầu tư cho việc mở rộng thị
trường bật lửa các loại. “Ban
lãnh đạo diêm Thống Nhất
đã có cái nhìn thực tế, loại
bỏ đi sản phẩm không còn
bán được, tạo gánh nặng tài
chính để dồn nguồn lực đầu
tư cho phân khúc sản phẩm
khác” - vị đại diện doanh
nghiệp trên đánh giá.•
Ngày càng ít người mua diêm
Số liệu Công ty cổ phần DiêmThống Nhất cho biết năm
2018, công ty bán ra 98 triệu bao diêm, thấp hơn con số
180 triệu bao cách đây 10 năm, tức sụt giảm lên đến 45%.
Sản lượng que diêm xuất khẩu năm 2018 cũng giảm 20%
so với năm 2017 và chỉ đạt 112 tấn.
Đà sụt giảmnày được dự báo sẽ tiếp tục khi các sản phẩm
tạo lửa trên thị trường ngày càng đa dạng.
Việc liên tục đổi mới
là yếu tố tiên quyết
đối với sự thành
công của bất kỳ
doanh nghiệp hay
tổ chức nào.
Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, thương hiệu diêmThống Nhất vang bóng
một thời giờ đây đành chia tay thị trường.
Bán hết thủy điện, bầu Đức dồn sức
cho nông nghiệp
Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai
(HAGL) đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ
248,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 99,4% vốn điều lệ tại
Công ty Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai. Đây là công
ty thủy điện cuối cùng của HAGL có giá trị đầu tư
gốc là 2.532 tỉ đồng, trong đó gần 1.378 tỉ đồng đã
được thực hiện trích lập dự phòng.
Trước đó, ở mảng thủy điện, HAGL đã đầu tư vào
ba công ty con gồm: Công ty Thủy điện HAGL, Công
ty Điện Hoàng Anh Attapeu và Công ty điện Nậm
Kông 3. Hai công ty điện Attapeu và Nậm Kông 3 đã
bán trước đó nhiều năm, nay với việc thoái vốn công
ty điện cuối cùng thì bầu Đức không còn khoản đầu
tư nào ở mảng thủy điện.
Bầu Đức cho biết đây là bước đi nhằm đẩy mạnh công
tác tái cấu trúc tập đoàn, thoái vốn khỏi những lĩnh vực
không hiệu quả để tập trung vào mảng nông nghiệp.
Điều này thể hiện quyết tâm lớn và nhất quán của bầu
Đức. Thương vụ đầu tư hơn 1,3 triệu USD mới đây để
mua chiếc máy bay Thrush 510P chuyên sử dụng trong
nông nghiệp khẳng định điều đó.
PHƯƠNGMINH
Vượt qua Indonesia, Việt Namlạc quan
thứ ba thế giới
Ngày 11-12, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen
đã công bố báo cáo cho thấy chỉ số niềm tin người
tiêu dùng Việt Nam quý III-2019 đạt 128 điểm, tăng 5
điểm so với quý trước đó. Đáng chú ý, Việt Nam vượt
qua Indonesia để trở thành quốc gia có người tiêu
dùng lạc quan đứng thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau
Ấn Độ và Philippines với số điểm lần lượt là 135 và
131.
Theo
Nielsen, sự
tăng trưởng
niềm tin
người tiêu
dùng Việt
Nam là nhờ
sự lạc quan
hơn về cơ hội
việc làm, an
tâm hơn về
vấn đề tài chính cũng như mức sẵn sàng chi tiêu so
với quý trước. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn tiếp tục là mối
lo đứng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. “Khoảng
46% đáp viên chỉ ra sức khỏe là mối lo của họ. Đây
là mức quan tâm kỷ lục trong suốt 10 năm lịch sử của
khảo sát này” - đại diện Nielsen cho biết.
Báo cáo trên cũng chỉ ra vào quý III-2019, Việt
Nam vượt qua Hong Kong để đứng vị trí số một toàn
cầu về xu hướng tiết kiệm. Theo đó, có 69% đáp viên
người Việt chọn sử dụng tiền nhàn rỗi vào việc tiết
kiệm, trong khi Hong Kong 68%, Trung Quốc 66% và
Indonesia 62%.
TU UYÊN
Ông Nguyễn Đăng Quang rớt khỏi
danh sách tỉ phú USD
Sau hơn một tuần kiểm soát hệ thống siêu thị
Vinmart của Tập đoàn Vingroup, ông Nguyễn Đăng
Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, đã rớt khỏi danh
sách tỉ phú USD của thế giới. Như vậy, ông Quang đã
theo chân ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát,
rớt khỏi bảng xếp hạng tỉ phú.
Cụ thể, theo thông tin cập nhật giá trị tài sản theo
thời gian thực của tạp chí
Forbes
vào ngày 11-12,
ông Nguyễn Đăng Quang không còn là tỉ phú USD vì
giá trị tài sản của ông chỉ còn 980,8 triệu USD. Hiện
ông đang đứng thứ 1.717 trong bảng xếp hạng những
người giàu nhất thế giới. Trước đó, vào tháng 3-2019,
ông Quang được đưa vào bảng xếp hạng tỉ phú USD
với tổng giá trị tài sản là 1,3 tỉ USD.
Việc mất hạng tỉ phú USD của ông Quang không
quá khó đoán vì trong vòng hơn một tuần sau khi
kiểm soát hệ thống siêu thị Vinmart, cổ phiếu Masan
liên tục bốc hơi khiến giá trị tài sản của ông suy
giảm. Tính từ ngày 3-12, ngày thương vụ được tiến
hành đến hôm qua, cổ phiếu Masan đã mất tổng cộng
13.300 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của ông Quang đã
mất hơn 3.300 tỉ đồng.
PM
Công ty cổ phầnDiêmThốngNhất loại bỏ hộp quẹt diêm
(ảnh nhỏ)
, tập trung sản xuất các loại hộp quẹt ga. Ảnh: TL
Người tiêu dùngmua sắmở siêu thị.
Ảnh: TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook