287-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm12-12-2019
LÊÁNH
N
gày 11-12, TAND tỉnh Bình
Dương tiếp tục phần xét hỏi
phiên xử sai phạm đất đai
với bị cáo Nguyễn Hồng Khanh
(cựu bí thư thị xã Bến Cát, Bình
Dương) cùng sáu bị cáo khác. Bị
cáo Khanh cùng ba bị cáo còn lại
tiếp tục được đưa ra xét hỏi.
Cựu bí thư lý giải
“phi vụ” mua đất
Tại tòa, Khanh xin HĐXX cho
ngồi vì sức khỏe yếu và đề nghị
HĐXX nói to vì tai bị cáo không
thể nghe rõ.
Bị cáo Khanh phủ nhận hoàn
toàn cáo trạng mà VKS truy tố về
tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước, gây thất
thoát, lãng phí. Bị cáo cho rằng
mình không quản lý gì tài sản của
Nhà nước. Hơn nữa việc mua bán
đất giữa bị cáo và bà Hồ Thị Hiệp
(Giám đốc Công tyAn Tây) là giao
dịch dân sự.
Ngoài ra, trong quá trình điều
tra, bị cáo đã nhiều lần có đơn kêu
oan nhưng không được cán bộ điều
tra hay cơ quan có thẩm quyền nào
tiếp nhận đơn.
Trả lời các câu hỏi của VKS, bị
cáo khẳng định biết bà Hiệp bán đất
qua môi giới trung gian. Cả hai tự
thỏa thuận giá tiền mua bán và hình
thức giao dịch. Bị cáo nói không hề
liên hệ hay thỏa thuận gì với BIDV.
Giải thích về tờ giấy thỏa thuận
ký ba bên (giữa bị cáo Khanh, bị
cáo Nguyễn Quang Lộc là đại diện
Ngân hàng BIDVvà bà Hiệp), bị cáo
Khanh cho rằng bà Hiệp nói giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ
đỏ) đang được BIDV giữ. Bị cáo
đề nghị gặp Lộc để biết chắc rằng
phía ngân hàng cho bà này xử lý tài
sản thế chấp để ngân hàng phải chịu
trách nhiệm với việc bà Hiệp bán
đất và phải có trách nhiệm đưa sổ
đỏ cho bị cáo sau khi hoàn tất giao
dịch mua bán.
Trong suốt quá trình xét hỏi, VKS
xoáy vào việc bị cáo Khanh có thỏa
thuận ba bên rồi ký vào thỏa thuận
mua bán này hay không. Nhưng
Khanh không thừa nhận và trả lời
chắc chắn rằng mình chỉ mua đất
và thỏa thuận với bà Hiệp.
VKS hỏi: Trong lần giao dịch đầu
tiên (năm 2012), bị cáo Khanh mua
của bà Hiệp mảnh đất hơn 52.000
m
2
với giá hơn 3,3 tỉ đồng, sao bị
cáo lại chuyển vào tài khoản của
bà Hiệp tại BIDV 2 tỉ đồng, số còn
lại thì đưa tiền mặt cho bà Hiệp?
Bị cáo Khanh trả lời: Việc thỏa
thuận chuyển tiền như thế nào là bà
Hiệp quyết định. Do đó khi bà Hiệp
yêu cầu như vậy thì bị cáo đồng ý
chứ bị cáo không làmviệc với BIDV
và chuyển tiền cho ngân hàng.
Có hay không thỏa thuận
ba bên?
Trước đó HĐXX đã xét hỏi bị
cáo Lộc là người trực tiếp thực hiện
hồ sơ để xử lý tài sản thế chấp của
Công ty An Tây.
Lộc khai trong lần xử lý tài sản
thế chấp đầu tiên, vì bà Hiệp nói
rằng không còn tiền chi trả cho hoạt
động của công ty và cuộc sống nên
cho bà này tự thỏa thuận với bị cáo
Khanh bán hơn 52.000 m
2
đất với
giá hơn 3,3 tỉ đồng.
Bà Hiệp giữ lại hơn 1,3 tỉ đồng,
ngân hàng thu hồi lại 2 tỉ đồng. Còn
việc ký vào tờ giấy có ba bên chỉ
là làm chứng cho giao dịch giữa
bà Hiệp và ông Khanh chứ bị cáo
Lộc không hề có thỏa thuận gì với
ông Khanh.
Theo hồ sơ, từ năm 2005 đến
2008, bà Hiệp đã vay của BIDV
Tây Sài Gòn hơn 72 tỉ đồng. Tài
sản thế chấp là hơn 20 ha đất, nhà
xưởng, máy móc của Công ty An
Tây với trị giá theo thẩm định tài
sản gần 81 tỉ đồng.
Đến năm 2008, Công ty An Tây
không có khả năng trả nợ nên BIDV
đã đưa khoản vay này vào danh mục
nợ xấu, sau đó phải bán tài sản thế
chấp để thu hồi nợ.
Bị cáo Khanh đã mua toàn bộ tài
sản thế chấp của bà Hiệp với giá gần
46 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng
chỉ thu hồi được hơn 10 tỉ đồng,
thiệt hại gần 36 tỉ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Huy
Hùng (cựu giám đốc BIDV Chi
nhánh Tây Sài Gòn), Lộc còn lỏng
lẻo trong quản lý tài sản thế chấp,
để sót 1.689 m
2
đất trị giá hơn 748
triệu đồng của bà Nguyễn Hiệp Hảo
thế chấp cho BIDVTây Sài Gòn để
cho bị cáo Khanh quản lý, sử dụng.
Các bị cáo khác biết hồ sơ xin cấp
sổ đỏ đối với 1.689 m
2
đất kê khai
không đúng với nguồn gốc đất thực
tế nhưng vẫn ký xác nhận.
Hôm nay phiên tòa sẽ tiếp tục.•
Cựu bí thư Bến Cát
phủ nhận cáo trạng
Cựu bí thư thị xã Bến Cát NguyễnHồng Khanh cho rằng
mình bị oan, việc mua bán của bị cáo với bà HồThị Hiệp là
giao dịch dân sự.
Bị cáoNguyễnHồng Khanh phủ nhận cáo trạng của VKS. Ảnh: LA
Bị cáo Khanh cho rằng
mình không quản lý gì
tài sản của Nhà nước,
hơn nữa giao dịch mua
bán đất giữa bị cáo và bà
Hiệp là giao dịch dân sự.
3 loại thủ tục về người
bào chữa
Thông tư 46/2019 của Bộ Công an quy định rõ
ba loại thủ tục về người bào chữa.
Bộ Công an vừa cho triển khai thi hành Thông tư
46/2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 2-12-2019) về
đảm bảo quyền bào chữa của người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ,
bị can (gọi tắt là người bị bắt, bị can).
Thông tư quy định ba loại thủ tục về người bào
chữa (NBC) gồm quy định về xử lý đơn yêu cầu nhờ
NBC của người đại diện hoặc người thân thích của
người bị bắt, bị can (Điều 4), quy định về NBC chỉ
định (Điều 5) và thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư
(Điều 6).
Cùng là thủ tục đảm bảo quyền bào chữa cho người
bị bắt, bị can nhưng đây là ba loại thủ tục khác nhau,
cần được làm rõ để tránh nhầm lẫn. Đáng lưu ý nhất là
phân biệt sự khác nhau giữa thủ tục người thân của bị
can có đơn yêu cầu nhờ NBC và thủ tục luật sư đăng
ký bào chữa.
Sự khác nhau giữa các thủ tục
Thủ tục người thân của bị can có đơn yêu cầu nhờ
NBC (Điều 4) là sự cụ thể hóa quy định tại Điều 75 về
lựa chọn NBC của BLTTHS.
Trong đó có một loại tài liệu là “đơn yêu cầu nhờ
NBC” của người thân của bị can. Tài liệu này khác
với “giấy yêu cầu luật sư” được quy định tại Điều 78
BLTTHS về thủ tục luật sư đăng ký bào chữa. Đây là
hai loại tài liệu khác nhau về tên gọi.
Một điểm khác nữa, “đơn yêu cầu nhờ NBC” do
người thân của người bị bắt, bị can trực tiếp gửi đến
CQĐT, nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam. Còn “giấy yêu
cầu luật sư” là một tài liệu trong bộ thủ tục do luật sư
trực tiếp gửi đăng ký bào chữa tại CQĐT.
Một đằng thì chưa có sự hiện diện của luật sư, có thể
lựa chọn NBC là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người
đại diện của người bị buộc tội. Còn một đằng xác định
cụ thể NBC là luật sư và cũng chính là người gửi thủ tục
đăng ký bào chữa.
Việc người thân của người bị bắt, bị can gửi “đơn
yêu cầu nhờ NBC” không đưa đến kết quả là CQĐT ra
thông báo chấp nhận hay từ chối luật sư bào chữa. Sau
khi nhận đơn, CQĐT, nhà tạm giữ, trại tạm giam sẽ
thông báo ngay cho người bị bắt, bị can để họ có ý kiến
về việc nhờ NBC.
Nếu người bị bắt, bị can từ chối NBC thì CQĐT sẽ
lập biên bản và trong thời hạn 12 giờ sẽ phải thông báo
cho NBC mà người thân của người bị bắt, bị can đã nhờ.
Sau đó điều tra viên có trách nhiệm thống nhất về thời
gian với NBC để trực tiếp gặp người bị bắt, bị can xác
nhận việc từ chối và phải lập biên bản.
Điều tra viên và luật sư cần lưu ý
Đối với luật sư thì thủ tục đăng ký bào chữa thực
hiện đúng theo quy định tại Điều 78 BLTTHS. Luật
sư sẽ xuất trình thẻ luật sư kèm theo bản sao có
chứng thực và “giấy yêu cầu luật sư” của người bị
buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích
của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ,
CQĐT phải kiểm tra, nếu thấy không thuộc trường hợp
từ chối thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản
thông báo NBC. Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ
chối và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều đáng phải chú ý là đối với thủ tục luật sư đăng
ký bào chữa, luật chỉ quy định CQĐT kiểm tra giấy tờ
mà không quy định thủ tục hỏi ý kiến người đang bị
giam. Việc hỏi ý kiến chỉ xảy ra với trường hợp người
thân của người đang bị giam có đơn yêu cầu nhờ NBC
gửi cho CQĐT hoặc trại giam chứ không áp dụng cho
luật sư khi đăng ký thủ tục bào chữa.
Điều này là hợp lý vì BLTTHS quy định CQĐT trong
thời hạn 24 giờ phải trả lời, nếu vào trại giam hỏi ý kiến
bị can thì sẽ khó đảm bảo thời hạn này.
Việc kiểm tra giấy tờ cũng là phù hợp bởi luật sư là
những người có danh vị tư pháp, được Nhà nước tín
nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm
của mình.
Luật sư
NGÔ NGỌC TRAI
Tiêu điểm
Tại tòa, ngày 11-12, ba bị cáo đều
cho rằng thời điểm làmthủ tục cấp sổ
đỏ cho diện tích 1.700 m
2
đất, bị cáo
hoàn toàn khôngbiết nguồngốc thật
sự củamảnh đất này. Nếu có sai thì bị
cáo cũng không cố ý làm sai.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook