289-2019 - page 9

9
Theo kết quả khảo sát củaCông
ty cổphầnCấpnướcHải Phòng và
đơn vị quản lý thủy lợi, mẫu phân
tích nước sông Rế lấy ngày 16-10
chothấycácchỉtiêuamonivànitrit
đều vượt rất nhiều lần tiêu chuẩn
chophépvà tăngcao từphía cống
AnTrì về trạmbơmQuánVĩnh. Cụ
thể, chỉ số permanganat đo được
là 8,86mg/l (tiêu chuẩn cho phép
không quá 5,26%); chỉ số amoni
(N) 4,60 mg/l (chỉ số cho phép
không vượt quá 0,30mg/l); chỉ số
mangan là 0,272 (chỉ số cho phép
không quá 0,200 mg/l).
Trong khi đó, mương thủy lợi Quỳnh
Hoàng (xã Nam Sơn) dài hơn 1 km
cũng đặc quánh ô nhiễm, đấu thẳng
vào sông Rế cách khu vực trạm bơm
Quán Vĩnh không xa.
Ngay tại thị trấn An Dương, hai
bên bờ sông Rế là khu công nghiệp
Tràng Duệ, An Dương, các doanh
nghiệp dọc quốc lộ 5, trại chăn nuôi,
bãi rác tạm…
Ngoài sông Rế, nước ngọt của TP
Hải Phòng còn được lấy từ sông Giá,
sông Chanh Dương, sông Đa Độ,
kênhHònNgọc…Tháng 11 vừa qua,
nước thô cho hai nhà máy nước Cầu
Nguyệt, Hưng Đạo lấy từ sông Đa
Độ cũng bị nhiễm mặn nặng. Trên
sông Đa Độ có 42 nguồn có nguy cơ
gây ô nhiễm. Tương tự, sông Chanh
Dương, sông Giá, kênh Hòn Ngọc
các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm
cũng mọc lên ngày càng nhiều.
Trầm trọng thêm qua
mỗi năm
Tại kỳ họp thứ 11 HĐND TP
Hải Phòng khóa 15, ông Trần Văn
Phương, Giám đốc Sở TN&MT TP
Hải Phòng, thừa nhận nguồn nước
trên các con sông của TP đang có
xu hướng gia tăng ô nhiễm. Trong
các năm 2018-2019, các chỉ tiêu như
mangan, nitrit, amoni, hữu cơ đều
tăng cao, vượt quy chuẩn cho phép
về chất lượng nước mặt để sản xuất
nước sinh hoạt.
Để xử lý vấn đề ô nhiễm, Sở
TN&MT đã đề nghị TP giao cho các
công ty khai thác công trình thủy lợi
tập trung thực hiện nhiều biện pháp
điều tiết, thay đổi nguồn nước cấp
cho các nhà máy nước, kênh Bắc
Nam Hùng sẽ được đầu nối với
ĐỖHOÀNG
S
ông Rế, sông Đa Độ, sông Giá
là những con sông cấp nước
ngọt phục vụ sinh hoạt cho
người dân TP Hải Phòng đang có
nguy cơ ô nhiễm tăng cao. Nhiều
dòng sông phải chịu tác động bởi đủ
các nguồn thải dọc theo dòng chảy.
Những dòng kênh đen
Dòng nước đen ngòm, mặt nước
nổi váng, đặc sệt, bốc mùi nồng nặc
khiến kênh Bắc NamHùng chạy dọc
theo khu dân cư Cam Lộ (phường
Hùng Vương) từ lâu được coi là
dòng kênh ô nhiễm nhất TP. Công ty
cổ phần Cấp nước Hải Phòng (công
ty) xác định kênh Bắc Nam Hùng là
một trong những nguồn gây ô nhiễm
trầm trọng cho sông Rế. Dòng kênh
dài 8 km này tiếp nhận đủ loại nguồn
thải từ khu dân cư, doanh nghiệp,
bệnh viện… rồi kết nối với sông
Rế ở khu cống An Trì, gây ô nhiễm
ngược về trạm bơm Quán Vĩnh, nơi
lấy nước cung cấp cho nhà máy nước
An Dương.
Sông Rế đang cung cấp nước thô
cho các nhà máy nước An Dương,
Vật Cách 1, Vật Cách 2 với tổng công
suất gần 180.000 m
3
/ngày.
Tại khu vực kênh Hỗ Đông dài 1,5
km dọc đường liên xã Hồng Phong
- Tân Tiến (huyện An Dương) tiếp
nhận nguồn thải từ khu dân cư Hà
Đỗ, Hỗ Đông, làng nghề bánh đa
Tân Tiến… khiến nước kênh vào
sông luôn trong tình trạng ô nhiễm.
MươngQuỳnhHoàng nối vào sông Rế luôn trong tình trạng nước ô nhiễmnổi váng đặc quánh. Ảnh: ĐỖHOÀNG
Nguồn ô nhiễm vây kín các sông
cấp nước ngọt ở Hải Phòng
Những con sông chính cung cấp nguồn nước để sản xuất nước sạch cho toàn TP bị nhiều nguồn thải đe dọa,
mức ô nhiễm tăng qua từng năm.
sông Lạch Tray thay cho sông Rế
như hiện nay.
Theo ông Phương, về lâu dài TP
cần chỉ đạo các quận, huyện lập dự án
đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước
thải tập trung cùng với hệ thống thu
gom nước thải dọc các nguồn nước
ngọt để xử lý. Trước mắt sẽ phải
xóa bỏ tình trạng nước thải từ khu
dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh
xả trực tiếp vào nguồn nước, xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm.
“Các nhà máy nước cũng phải có
kế hoạch cấp nước an toàn, chủ động
phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố
ô nhiễm nguồn nước xảy ra” - ông
Phương nhắc nhở.
Về phía các địa phương, Phòng
TN&MT huyện An Dương cho biết
đã kiến nghị việc xây dựng hệ thống
xử lý nước thải trước khi đổ ra sông.
Tuy nhiên, TP đang xem xét về quy
hoạch nên phải chờ có chỉ đạo mới
thực hiện được.•
Dùnghàngngàn tỉ đồng làmđònbẩyhồi sinhvùngbiểnKêGà
Các nhà máy nước phải
có kế hoạch cấp nước an
toàn, chủ động phòng
ngừa, ứng phó khi có sự
cố ô nhiễm nguồn nước
xảy ra.
Ngày 12-12, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết Chủ
tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai vừa dẫn đầu đoàn công
tác của tỉnh đi kiểm tra tình hình chuẩn bị đầu tư tuyến
đường nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuống đường
ĐT.719B ven biển.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Hai cho biết dự án
đường Hàm Kiệm - Tiến Thành nối với cao tốc Phan Thiết
- Dầu Giây xuống đường ĐT.719B chạy song song với
đường ĐT.719 hiện hữu sẽ mở ra động lực phát triển kinh
tế phía nam của tỉnh. “Tỉnh đã báo cáo và Thủ tướng Chính
phủ, Quốc hội đã đồng ý. Bộ KH&ĐT cũng đang thẩm
định, phân bổ vốn, khi đủ điều kiện sẽ triển khai ngay” -
ông Hai nói.
“Các trục đường chính, kết cấu hạ tầng giao thông nối
cao tốc, quốc lộ (QL) 1 xuống biển sẽ tạo ra sức hút phát
triển du lịch, chuỗi đô thị ven biển ở đây với quỹ đất, không
gian mở rất lớn. Các con đường này đều nối QL55 đi Bà
Rịa-Vũng Tàu, đến sân bay Long Thành ở phía nam, còn ở
phía bắc sẽ kết nối với cảng hàng không Phan Thiết. Tỉnh
đang kỳ vọng khu vực này sẽ trù phú, giàu có bởi hiện đang
có rất nhiều dự án với vốn đầu tư rất lớn đầu tư vào vùng
đất này” - ông Hai chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Hai, ngoài các tuyến đường nêu trên còn
có ba tuyến đường khác hiện hữu rất quan trọng đều kết nối về
Kê Gà là đường Hàm Minh - Thuận Quý, đường Tà Cú - Tân
Thuận và đường từ ngã ba 46 kết nối Hàm Tân - La Gi.
Một chuyên gia về kinh tế cho rằng hiện hiếm có địa
phương nào sở hữu một bờ biển dài, hoang sơ, quỹ đất
rộng như bãi biển Thuận Quý-Tân Thành. Do đó khi hạ
tầng giao thông kết nối, tỉnh nên cân nhắc chọn nhà đầu
tư có tiềm lực, không nên làm manh mún và đặc biệt chỉ
chấp nhận đầu tư hướng đối diện, còn bãi biển phải là
không gian mở.
Tỉnh Bình Thuận cũng mở ra hướng đột phá về hạ tầng
giao thông là chấp nhận cho những nhà đầu tư có tiềm
lực tự bỏ vốn ra kết nối giữa khoảng cách hai con đường
ĐT.719 và ĐT.719B.
Hiện tỉnh đã yêu cầu Sở GTVT phối hợp với Sở KH&ĐT
sớm hoàn chỉnh hồ sơ dự án tham mưu để UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án của một
công ty. Công ty này tự bỏ vốn để đầu tư khoảng 2,4 km
đường theo quy mô và quy hoạch được phê duyệt trong
tháng 1-2020.
Tỉnh Bình Thuận cho biết Bộ KH&ĐT cũng đang tổng
hợp, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho hai
dự án này. Dự kiến trong năm 2020 nguồn vốn trung ương hỗ
trợ từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn (2016-2020) cho hai dự án khoảng 600 tỉ đồng.
Qua kiểm tra thực địa, ông Nguyễn Ngọc Hai yêu cầu
Sở GTVT triển khai các bước tiếp theo để chuẩn bị đầu tư
dự án, trong đó tập trung khảo sát, cắm mốc, lập hồ sơ thủ
tục có liên quan… Ngay khi Bộ KH&ĐT thẩm định xong
nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án, Sở KH&ĐT
tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND quyết định chủ
trương đầu tư.
Đồng thời Sở Xây dựng rà soát, điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất hai bên đường ĐT.719B phù hợp với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
PHƯƠNG NAM
Làm đường mới gần 1.000 tỉ đồng
Theo ông Nguyễn Tấn Lê, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh
Bình Thuận, đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sau khi
dẫn xuống QL1 sẽ nối với đường Hàm Kiệm - Tiến Thành dẫn
xuống ven biển. Con đường này dài khoảng 10,2 km, rộng
nền đường 37mđến điểmkết nối với đường ĐT.719B tại Tiến
Thành (Phan Thiết).
Riêng đường ĐT.719B dài hơn 25 km chạy song hành với
đường ĐT.719 hiện hữu ven biển. Hai con đường này sẽ giao
nhau ở khu vực Hòn Lan (Tân Thành, Hàm Thuận Nam) gần
mũi Kê Gà. Lúc này hai con lộ sẽ tiếp tục song hành và đường
mới ĐT.719B sẽ chạy vòng xuốngvenbiển rồi cảhai conđường
cùng nối với thị xã La Gi và QL55 đi Vũng Tàu.
Tổng vốn đầu tư của đường Hàm Kiệm - Tiến Thành là hơn
460 tỉ đồng. Riêng làmmới đường ĐT.719B gần 1.000 tỉ đồng
và nâng cấp, mở rộng 32 kmđường ĐT.719 hiện hữu khoảng
600 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook