292-2019 - page 17

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư18-12-2019
BHXH ủy thác thu bảo hiểm,
1.200 người sẽ làm công việc khác
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có tờ trình gửi
Thủ tướng về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu vấn đề
ủy thác thu BHXH.
Theo đó, BHXH sẽ ký hợp đồng ủy thác cho một đơn vị
để thực hiện việc thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Việc
ủy thác này theo ước tính của cơ quan bảo hiểm giúp giảm
chi phí gần 242 tỉ đồng/ba năm.
Bên cạnh đó, với việc ủy thác trên sẽ giúp 1.000-1.200
người lao động được bố trí công việc khác và làm căn cứ tinh
giản biên chế. Đồng thời giúp tổ chức, doanh nghiệp nhận ủy
thác thực hiện rà soát toàn bộ 100% số doanh nghiệp chưa
tham gia các khoản bảo hiểm cho người lao động.
Về mặt xã hội, BHXH Việt Nam đánh giá việc ủy thác
này giúp minh bạch việc rà soát, đôn đốc doanh nghiệp
phải tham gia các khoản bảo hiểm, hạn chế việc trốn
đóng, chậm đóng BHXH, BHYT.
Theo đề xuất của BHXH Việt Nam, việc ủy thác sẽ được
thí điểm trong ba năm (từ năm 2019 đến 2021). Kinh phí
thực hiện từ nguồn quản lý BHXH, BHYT do Thủ tướng
Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam hằng năm.
VIẾT LONG
Dập tim do bê tông đè
Chiều 17-12, ThS-BS Đỗ Việt Thắng, Khoa phẫu thuật
tim - lồng ngực mạch máu, BV Nhân dân 115 (TP.HCM),
cho biết nơi đây vừa phẫu thuật cứu sống anh PVB (32
tuổi, ở Vĩnh Long) bị dập tim do bê tông đè.
Trước đó bệnh viện tiếp nhận anh B. trong tình trạng
nhiều vết trầy xước da giữa ngực. Người nhà cho biết anh
B. bị tấm bê tông nặng đè lên người khi đang làm việc.
Do bị đau ngực nhiều nên anh B. được đưa đến phòng
khám tư ở địa phương và sau đó chuyển đến BV Nhân
dân 115.
Chẩn đoán anh B. bị sốc chấn thương và chấn thương
ngực kín, các bác sĩ nhanh chóng mở ngực và ghi nhận
máu tụ nhiều sau xương ức. Ngoài ra, các bác sĩ còn ghi
nhận khoang màng ngoài tim nhiều máu đỏ sậm, máu cục
sau thất trái và nhĩ trái khoảng 400 ml. Chưa hết, nhiều
vết bầm máu trên cơ tim và nhiều vết rách dập cơ tim
đang chảy máu.
Các bác sĩ tiến hành khâu vết dập rách cơ tim và sau đó
đóng ngực. Hiện sức khỏe anh B. đã ổn định.
TRẦN NGỌC
Đồng Tháp, chi trợ cấp thất nghiệp
sai đối tượng hơn 1 tỉ đồng
Nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
ngày 17-12 cho biết
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp qua kiểm tra đã phát hiện
220 trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy
định với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng.
Theo đó, qua thanh tra, kiểm tra và báo cáo của Trung
tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp),
tính đến thời điểm báo cáo đã rà soát được 220 trường hợp
hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định. Các trường hợp
này vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa có việc làm mới và
đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi phát hiện, sở đã ra quyết định chấm dứt hưởng
trợ cấp thất nghiệp và thu hồi số tiền hưởng sai quy định
đối với các trường hợp này, tổng số tiền chi sai phải thu
hồi là hơn 1 tỉ đồng. Tính đến ngày 30-9, Trung tâm Dịch
vụ việc làm phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp
đã thu hồi được hơn 406 triệu đồng của 97 trường hợp.
HẢI DƯƠNG
Nữ sinh bị dâm ô tại trường: Kiểm điểm
trách nhiệm từng người
Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT
TP Buôn Ma Thuột sau khi nhận được báo cáo của trường
phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của từng cá nhân có
liên quan.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk
Lắk, cho biết như trên về sự việc nữ sinh Trường THCS
Hùng Vương (TP Buôn Ma Thuột) bị một thanh niên vào
trường khống chế rồi thực hiện hành vi dâm ô.
Theo ông Khoa, sở cũng đã chỉ đạo toàn ngành giáo dục
phải phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng giữa các
lực lượng ở trường để đảm bảo an ninh, an toàn trường
học. Nếu trường nào có cơ sở vật chất đầy đủ cần bố trí
phòng tiếp khách. Trong trường hợp phụ huynh muốn gặp
học sinh, phải mời vào văn phòng có bộ phận tiếp đón,
không cho gặp trực tiếp” - ông Khoa nhấn mạnh.
Trao đổi với báo chí, hiệu trưởng Trường THCS Hùng
Vương cho biết ban giám hiệu đã đề nghị hai giáo viên có
tiết dạy thời điểm nữ sinh lớp 9 vắng mặt làm bản tường
trình chi tiết vì không bao quát lớp học. Hiệu trưởng nhà
trường cũng thừa nhận để sự việc xảy ra cũng có lỗi từ
phía nhà trường.
NGUYỄN QUYÊN
PHẠMANH
N
hiều em rớt lớp 10
công lập, không học
nổi THPT, ham chơi
lêu lổng... chọn con đường
vào trường nghề. Nhưng
rồi đó không phải là nơi lựa
chọn “lý tưởng” cho các em
và phụ huynh.
Học nghề để...
cai nghiện game
Các trường nghề bội thu
học sinh (như đã nêu trong
bài trước) nhưng với tuổi 15,
16, lý do thực sự để nhiều em
chọn học nghề có khi là…
cười ra nước mắt.
Câu chuyện của chị Hoàng
Thị Thu (Lâm Đồng) là một
ví dụ. Dù biết các trường đã
bắt đầu học được hơn nửa
tháng từ đầu tháng 9 nhưng
chị Thu vẫn ráng chạy đôn
chạy đáo đi xin cho cậu con
trai NLLnăm nay 16 tuổi vào
trường nghề. Sau một tuần đi
đến các trường ở Tân Bình,
Thủ Đức, quận 12 và quận 9,
chị vẫn chưa yên tâm và cuối
cùng quyết định cho con học
tại một trường trung cấp tư
ở quận 12.
Chị Thu cho biết: “Chỉ có
trường đómới có nghề con tôi
thíchmà còn tuyển và được ăn
ở trong trường. Thế mới có
người giám sát hằng ngày để
nócai game, cai thuốc láđược”.
Ghé một lớp học nghề về
máy tính ở Trường Trung cấp
Nghềkỹ thuật côngnghệHùng
Vương (quận 5, TP.HCM),
gần 20 em đang trong giờ
thực hành tại một phòng nhỏ
hẹp. Không khí học khá lộn
xộn, các máy tính được mở
nhưng số em thực hành rất
ít, các em chơi cờ trên giấy
hoặc tám chuyện là chủ yếu.
Hỏi thămmột emnữ tại sao
lại chọn học máy tính, em trả
lời ngắn gọn: “Em rớt lớp 10,
chẳng biết học gì thì đi học
đại cho đỡ phải đi làm thuê”.
Vàomột lớp khác củaKhoa
bảo trì cơ khí cũng ở trường
này, khoảng 20 em đang học
rất nghiêm túc.
Đang chăm chú làm bài
tập, emTrầnHoàngQuân cho
biết nhà emở Bình Tân, trước
em có học lên lớp 10 nhưng
trường xa vì trúng tuyển ở
nguyện vọng 3, chương trình
lại nặng nên em nghỉ đi học
nghề. Em không biết học
nghề gì nên chọn nghề liên
quan đến điện vì em đã biết
qua nghề này khi học nghề
năm lớp 8.
Cô Lê Thị Thanh Nhàn,
giáo viên chủ nhiệm, Khoa
quản trị kinh doanh, Trường
CĐCông nghệ Thủ Đức, cho
hay hầu hết học sinh chọn học
vì rớt lớp 10 công lập, không
còn lựa chọn nào khác nên đi
học nghề. Do đó, sức học yếu,
không có động lực học tập và
ngay cả việc chọn nghề cũng
theo áp đặt của cha mẹ nên
sinh ra nhiều hệ lụy.
Vừa dạy vừa dỗ để
giữ chân học trò
Là một giáo viên có sáu
năm làm chủ nhiệm hệ trung
cấp ở Trường CĐ Nghề Thủ
Đức, cô Lê Thị Thanh Nhàn,
Học sinh đang thực hành nghề tại Trường CĐNghề ThủĐức. Ảnh: PHẠMANH
Họ đã nói
Khó xây dựng ý thức
nghề cho học sinh
Có phụ huynh nói “rớt lớp
10 thì cứ đi học kinh doanh để
làmgì cũngđược”. Hoặc cóphụ
huynh dắt con đến tận tay tôi,
nói thẳng rằng: “Cô ơi, con tôi
nghiện game. Cô hãy làmmọi
cáchnàođóchỉcầnnócaigame
là được, tôi không cần bắt nó
học gì cả”. Cũng có những em
dù mới 15 tuổi nhưng học lực
khá, ý thức về học nghề tốt
nhưng số này rất ít.
Giáo viên
LÊ THỊ THANH NHÀN,
Khoa quản trị kinh doanh,
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức
“Đi học đại cho đỡ làm thuê”!
Mỗi nămhọc mới, chưa kịp vui vì đón nhiều học sinh tuổi 15, 16 vào học thì
các trường nghề đã phải lên kế hoạch giữ chân học trò.
dí dỏmkhoe: “Lớp tôi ban đầu
vào 40 em, nay là năm thứ
ba còn 28 em và được mệnh
danh là một trong ít lớp thành
công nhất trong việc giữ học
sinh ở lại học. Vì thế mà tôi
được “ưu tiên” chọn đi tư vấn
tuyển sinh luôn”.
Theo côNhàn, ở tuổi 15-16,
giáo viên phải vừa dạy vừa dỗ
nên rất vất vả, nhất là trong
nămđầu tiên. Thấy emnào có
nguy cơ bỏ học, cô cố gắng
hỏi han, tìm hiểu xem em đó
thích gì, muốn làm gì để cho
các em cơ hội chuyển nghề
phù hợp. “Có những em tôi
phải giữ lại bằng cách cho các
em chuyển ngành liên tục, từ
quản trị kinh doanh sang cơ
khí, rồi điện, nhà hàng... mới
tìmđược nghề để các em thích
học. Không phải tôi muốn
giữ các emmà muốn hiểu và
giúp các em thấy được giá trị
của mình” - cô Nhàn tâm tư.
Tương tự, cứ đầu năm học,
cô Trương Thị Hồng (lớp
thiết kế web 1, Khoa công
nghệ thông tin, Trường CĐ
Nghề Lý Tự Trọng) tiến hành
khoanh vùng từng nhóm học
sinh. Rồi cô cân nhắc, sắp
xếp chỗ ngồi cho từng bạn
để không ảnh hưởng nhau.
Sau đó cô tạo ra các group
trên Facebook và Zalo để cập
nhật các hoạt động hay của
trường, lớp và cũng để theo
dõi tương tác với các em.
Xong cô thu thập thông tin
gia đình từng em, cập nhật
địa chỉ, số liên lạc, hoàn cảnh
gia đình... để khi cần sẽ liên
hệ ngay.
Thấy emnào chán học hoặc
bỏ bê học hành, cô bắt đầu
tiếp cận nhiều lần để hỏi han,
kể chuyện, động viên các em
theo kiểu mưa dầm thấm lâu
vì tuổi này các em rất ương
bướng, thích thể hiện và ưa
dỗ ngọt.
“Cóhôm,nửađêmphụhuynh
gọi điện thoại hớt hải: “Cô ơi,
cứu tôi với, không biết con tôi
đi đâu mà giờ này chưa về”,
tôi phải nhờ các group bạn bè
trên mạng mới biết em này
chơi game ở quán Internet
nào” - cô Hồng kể.•
Hỏi thămmột em
nữ tại sao lại chọn
học máy tính, em
này trả lời ngắn
gọn: “Em rớt lớp 10,
chẳng biết học gì thì
đi học đại cho đỡ
phải đi làm thuê”.
Chông chênh
tuổi 15 vào
trường nghề
- Bài 2
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook