292-2019 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư18-12-2019
Cơ chế thử nghiệm
tài chính số
Theo ông Nghiêm Thanh
Sơn, PhóVụ trưởngVụThanh
toán (Ngân hàng Nhà nước),
đề án Cơ chế thử nghiệm hoạt
động cho fintech (regulatory
sandbox) đã được cơ quan
này trình Thủ tướng Chính
phủ vào tháng 8-2019. Theo
đó, đề án có phạm vi điều
chỉnh là các mô hình/giải
pháp fintech được các tổ chức
fintech (không phải là ngân
hàng) trực tiếp cung ứng…
được quy định tại Luật Các
tổ chức tín dụng.
Cụ thể, các đối tượng điều
chỉnh bao gồm tổ chức tín
dụng khi có các giải pháp
mới, doanh nghiệp fintech
hợp tác với tổ chức tín dụng.
Để được tham gia áp dụng cơ
chế sandbox thì các fintech
phải đáp ứng nhiều điều kiện.
Trong đó, đáng chú ý là phải
có giải pháp fintech sáng tạo
lần đầu tiên được áp dụng tại
Việt Nam, hoặc giải pháp
fintech được ứng dụng cho
dịch vụ mới, có tính sáng tạo
cao. Giải pháp fintech được
thiết kế quản lý rủi ro tốt; có
phương án xử lý, khắc phục
các rủi ro xảy ra trong quá
trình thử nghiệm…
TS Trần Thị Quang Hồng,
Trưởng ban Nghiên cứu pháp
luật dân sự - kinh tế, Viện
Khoa học pháp lý (Bộ Tư
pháp), cho rằng để có thể phát
triển các cơ chế quản lý thử
nghiệm cho hoạt động fintech
ở Việt Nam cần những hành
lang pháp lý cụ thể hơn và có
sự trao quyền mạnh mẽ cũng
như xác định trách nhiệm rõ
ràng hơn cho các bộ, ngành.
Còn ông Nguyễn Quang
Đồng, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu chính sách và phát
triển truyền thông (IPS), cho
rằng nếu có các khung pháp
lý như regulatory sandbox
thì rủi ro cho doanh nghiệp,
Nhà nước và nền kinh tế sẽ
được giảm thiểu. Đáng chú
ý, nếu có regulatory sandbox,
vùng xám cho doanh nghiệp
và người tiêu dùng cũng giảm
đi, đồng nghĩa với hạn chế
được nguy cơ lừa đảo, tội
phạm tài chính, tranh chấp,
kinh doanh chụp giật khi cả
nhà đầu tư và người tiêu dùng
đều được bảo vệ.•
V.LONG
T
hời gian qua, thị trường
fintech hay còn được gọi
là ứng dụng công nghệ
vào hoạt động tài chính đang
phát triển rất mạnh trên toàn
thế giới và Việt Nam. Riêng
ở Việt Nam, theo nghiên
cứu của Solidiance (công
ty chuyên tư vấn chiến lược
thị trường mới ở châu Á),
Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỉ
USD năm 2017 và dự kiến
sẽ bùng nổ lên mức gần 8 tỉ
USD vào năm 2020.
Bùng nổ fintech
Các ứng dụng fintech đã hỗ
trợ rất nhiều trong việc hiện
thực hóa chủ trương thanh
toán không dùng tiền mặt của
Chính phủ. Tuy nhiên, theo
nhiều ý kiến, dù fintech phát
triển nhanh nhưng còn thiếu
hành lang pháp lý.
PGS-TS Ngô Trí Long,
nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu thị trường giá cả
(Bộ Tài chính), đánh giá về
mặt chủ trương, chính sách
cho fintech là rất đúng nhưng
phản ứng và thực thi chính
sách với những cái mới còn
khá chậm.
“Các điều kiện cho công
ty fintech gia nhập cơ chế
thí điểm cần hài hòa lợi ích
của các bên, vừa thuận cho
Nhà nước quản lý dòng tiền
và đánh thuế nhưng cũng
cần tránh gây khó cho doanh
nghiệp” - ông Long nói.
Dù nhiều doanh nghiệp và
chuyên gia “mong ngóng”
nhưng đến nay một cơ chế
thử nghiệmcho fintech dường
như vẫn chỉ đang được cân
nhắc. Cuối tháng 10-2019,
chia sẻ tại một hội thảo về
công nghệ, ông Nguyễn Đình
Thắng, Chủ tịch HĐQTNgân
hàng Bưu điện Liên Việt, bày
tỏ sự mong chờ cơ quan nhà
nước cần sớm ban hành hành
lang pháp lý và cho phép cơ
chế thử nghiệm cụ thể về các
loại hình thanh toán không
dùng tiền mặt, ngân hàng số;
hệ thống đại lý ủy thác của
ngân hàng về dịch vụ thanh
toán không tiền mặt, hỗ trợ
nạp tiền.
Lĩnhvực fintechđang lànhucầucấp thiết trongbối cảnhphát triểncủacuộc cáchmạng4.0. Ảnh: CTV
Thị trường công nghệ
tài chính: Cần cơ chế
pháp lý
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước
có hơn 30 tổ chức không phải ngân hàng đã
được cơ quan này cấp giấy phép hoạt động
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 24
ngânhàngđã triểnkhai dịchvụ thanh toánQR
Code, hơn50.000điêmchấpnhận thanh toán
QR Code. 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh
toán qua Internet. 44 tổ chức triển khai dịch
vụ thanh toán qua điện thoại di động. Doanh
sốgiaodịchfintechquakênh Internet banking
và mobile banking đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý tổng thể cho lĩnh
vực fintech đang là nhu cầu cấp thiết trong
bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng 4.0.
Trong lúc chưa xây dựng được một khuôn
khổ pháp lý tổng thể thì cơ chế regulatory
sandbox sẽ tạo hành lang pháp lý cho các
fintech phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Mục tiêu của regulatory sandbox là thúc
đẩy sự đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh
vực ngânhàng, qua đó thúc đẩymục tiêuphổ
cập tài chính cho người dân. Đồng thời nếu
có regulatory sandbox sẽ hạn chế rủi ro cho
khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch
vụ fintech chưa được cấp phép chính thức…
Nhiều doanh nghiệp, chuyên giamong ngóng chính sách cho fintech
(công nghệ tài chính) nhưng đến naymột cơ chế thử nghiệmdường
như vẫn đang được cân nhắc.
Các ứng dụng
fintech đã hỗ trợ
rất nhiều trong việc
thực hiện hóa chủ
trương thanh toán
không dùng tiền
mặt của Chính phủ.
Doanh số đạt hàng ngàn tỉ đồng
Lũngđoạngiá thịt heo
có thể bị xửhình sự
Ngày 17-12, Bộ Công Thương đã thông tin về tình
hình giá thịt heo và công tác bình ổn những tháng
cuối năm 2019. Theo đó, từ tháng 6, giá mặt hàng thịt
heo có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối
tháng 10 đến nay với mức khoảng 60%-80% so với
tháng 9 và tăng 60%-95% so với đầu năm 2019.
Giá các sản phẩm thịt heo hiện đang ở mức rất cao.
Đơn cử, heo hơi hiện ở mức 80.000-90.000 đồng/kg,
tăng 10.000 đồng/kg so với tuần trước; giá thịt heo
thành phẩm ở mức 160.000-180.000 đồng/kg, tăng
15.000-20.000 đồng/kg so với tuần đầu tháng 12.
Nguyên nhân của biến động giá này xuất phát từ
ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi lây nhiễm vào
Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã
lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Trong bối cảnh dịch
bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc
chăn nuôi heo đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống,
các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí
kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất,
kinh doanh thịt heo. Đáng chú ý, do nhu cầu tiêu dùng
dịp cuối năm tăng, trong khi đó một bộ phận người
chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán, chờ
giá tăng cao hơn.
Về giải pháp, Bộ Công Thương cho biết đã đề nghị
Bộ NN&PTNT chỉ đạo các nhà sản xuất cung ứng đủ
thịt heo và cam kết giảm giá bán để kênh phân phối
tham gia bình ổn thị trường tiếp cận trực tiếp nguồn
hàng với giá hợp lý.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đang có kế hoạch thành
lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm
soát thị trường. Trong đó tập trung vào việc kiểm tra
tình trạng lũng đoạn, găm hàng, tăng giá gây bất ổn
thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn. “Nếu
có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành điều tra, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc xử phạt hình sự tùy theo mức
độ” - Bộ Công Thương cho hay.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện có 24 quốc gia được
nhập khẩu thịt heo chính ngạch vào Việt Nam. Các
doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hoàn toàn căn cứ
vào nhu cầu thực tế để thực hiện việc nhập khẩu và sẽ
chịu sự kiểm soát về chất lượng an toàn thực phẩm và
kiểm dịch của Bộ NN&PTNT.
Bộ Công Thương cho rằng khó khăn hiện nay trong
việc nhập khẩu vẫn chủ yếu là hạ tầng logistics (kho
lạnh) để dự trữ, bảo quản thịt heo đông lạnh sau nhập
khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với mặt
hàng thịt heo đông lạnh vẫn rất khiêm tốn, chủ yếu
phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thịt heo
đạt 96.000 tấn, trị giá đạt hơn 108 triệu USD, tăng
101,7% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước. Thịt heo được nhập khẩu nhiều nhất
từ Ba Lan, Đức, Mỹ, Hà Lan. Tuy nhiên, lượng nhập
khẩu này chưa bù đắp được lượng thiếu hụt và chủng
loại thịt mà người dân thường có nhu cầu tiêu dùng
trong dịp tết.
TRÀ PHƯƠNG
Ô tô hưởng thuế 0% từ Indonesia ồ ạt
về Việt Nam
Theo thống kê
của Tổng cục Hải
quan, từ đầu năm
2019 đến nay đã
có gần 133.700
ô tô nhập vào
Việt Nam, tăng
gần gấp đôi so
với cùng kỳ năm
ngoái, giá trị gần 3 tỉ USD. Riêng ô tô con là 99.261
chiếc, giá trị gần 1,9 tỉ USD.
Hai quốc gia là Thái Lan, Indonesia tiếp tục thống
trị lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2019,
chiếm hơn 87%. Thuế ưu đãi 0%, nhu cầu sắm ô tô
tăng trưởng tạo điều kiện cho xe nhập đổ bộ lượng
lớn, cạnh tranh xe lắp ráp trong nước.
Xe xuất xứ từ hai quốc gia này phần lớn là các mẫu
xe phổ thông. Giá trị trung bình ô tô từ Indonesia
khoảng 13.500 USD/xe (tương đương khoảng 310
triệu đồng/xe), Thái Lan là 20.250 USD/xe (tương
đương hơn 465 triệu đồng/xe).
QUANG HUY
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook