006-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa7-1-2020
YẾNCHÂU
N
gày 20-12-2019, Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp
luật (Cục Kiểm tra VBQPPL
- Bộ Tư pháp) ban hành kết luận
kiểm tra đối với Quyết định số
15/2019/QĐ-UBND ngày 26-4-
2019 của UBND tỉnh Tây Ninh.
Quyết định số 15 này quy định về
diện tích tối thiểu được tách thửa
đối với từng loại đất trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 4 Quyết
định số 15 nói trên UBND tỉnh Tây
Ninh quy định về điều kiện tách thửa
đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp đã được quy hoạch
sử dụng là đất ở để xây dựng nhà ở.
Nội dung quy định như sau:
- Đối với thửa đất có diện tích
nhỏ hơn 500 m
2
: Trường hợp các
thửa đất đề nghị tách thửa không
tiếp giáp với đường giao thông
hiện trạng thì người sử dụng đất
phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng
tổng thể được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, đấu nối đường giao thông
hiện hữu trước khi thực hiện thủ
tục tách thửa.
- Đối với thửa đất có diện tích
từ 500 m
2
đến 2.000 m
2
: Người sử
dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế
mặt bằng tổng thể được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, đấu nối đường giao
thông hiện hữu trước khi thực hiện
thủ tục tách thửa.
- Đối với thửa đất có diện tích
trên 2.000 m
2
: Người sử dụng đất
phải thực hiện các thủ tục đầu tư
xây dựng nhà ở theo quy định, xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu có) và
các quy định khác có liên quan đến
đầu tư, xây dựng trình cơ quan nhà
nước có thẩmquyền phê duyệt trước
khi thực hiện thủ tục tách thửa đất.
Theo kết luận của Cục Kiểm tra
VBQPPL, tại Điều 9 Thông tư số
24/2014 ngày 19-5-2014 của Bộ
TN&MTquy định về hồ sơ địa chính
thì người sử dụng đất khi thực hiện
thủ tục tách thửa hoặc nộp thửa đất
chỉ phải nộp hai loại giấy tờ là đơn
đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa và
bản gốc giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp.
Theo quy định tại Điều 75 Nghị
định 43/2014 thì một số thủ tục
hoặc tài liệu khác do cơ quan nhà
nước thực hiện.
Như vậy, theo Cục Kiểm tra
VBQPPL, việc yêu cầu người sử
dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế
tổng mặt bằng, xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu
nối đường giao thông hiện hữu…
trước khi thực hiện thủ tục tách
thửa là không phù hợp với Thông
tư số 24/2014, tăng thêm chi phí
thủ tục hành chính, gây phiền hà
cho người dân.
Ngoài ra, liên quan đến việc lập
bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể,
Điều 8 Quyết định 15 của UBND
tỉnh Tây Ninh quy định thủ tục
hành chính phê duyệt bản vẽ thiết
kế mặt bằng tổng thể là không đúng
thẩm quyền. Điều này vi phạm quy
định tại Điều 14 Luật Ban hành
VBQPPL 2015.
Vì vậy, Cục Kiểm tra VBQPPL
kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh
khẩn trương xử lý những nội dung
không phù hợp của Quyết định 15
nói trên. Tỉnh cần rà soát quá trình
thực hiện quyết định này để có biện
pháp khắc phục hậu quả do việc thực
hiện các quy định không phù hợp
nêu trên gây ra (nếu có).
Ngoài ra, Cục đề nghị tỉnh cần
xem xét trách nhiệm của tập thể, cá
nhân trong việc xây dựng, ban hành
văn bản. Cạnh đó, UBND tỉnh Tây
Ninh phải thông báo kết quả xử lý
văn bản cho Cục Kiểm tra VBQPPL
trong thời hạn 30 ngày.•
“Tuýt còi” văn bản
về đất đai của
Tây Ninh
Cục Kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật (Bộ Tư pháp) cho
rằng Quyết định số 15/2019 ngày 26-4-2019 của UBND
tỉnh Tây Ninh về đất đai có những nội dung không phù hợp.
Việc yêu cầu người sử
dụng đất phải lập bản vẽ
thiết kế tổng mặt bằng,
xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đấu nối
đường giao thông hiện
hữu… trước khi thực
hiện thủ tục tách thửa
là không phù hợp với
Thông tư số 24/2014 của
Bộ TN&MT.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ…
7.692 văn bản
Báo cáo của Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp cho biết: Năm 2019,
toàn ngành kiểm tra VBQPPL đã rà soát được 40.304 VBQPPL (giảm gần
11%so với năm2018). Qua đó, ngành đã kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung,
thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) 7.692 văn bản.
Năm nay, số văn bản đã kiểm tra theo thẩm quyền tại cấp tỉnh, cấp
huyện là 14.404 VBQPPL (giảm hơn 21% so với năm 2018). Qua kiểm tra,
bước đầu ngành phát hiện 339 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm
quyền (chiếm tỉ lệ 2,35% trên tổng số văn bản được kiểm tra).
Riêng tại BộTưpháp, ngànhđã kiểmtra theo thẩmquyền 4.885VBQPPL
(giảm 11%); qua kiểm tra đã phát hiện, kết luận kiểm tra, kiến nghị xử
lý đối với 165 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành
và văn bản không phải VBQPPL nhưng có chứa QPPL (gồm 13 văn bản
của cấp bộ, 152 văn bản của địa phương). Đến nay đã có 69/165 văn bản
được cơ quan ban hành xử lý.
VKSNDTối cao rút kinh
nghiệmvề 1vụánoan
VKSNDTối cao cho rằng cơ quan có thẩmquyền cần
chủ động công khai xin lỗi, phục hồi danh dự cho người
bị oan, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của họ.
VKSND Tối cao vừa ra thông báo rút kinh nghiệm trong việc bồi
thường oan đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1958,
ngụ tỉnh Tây Ninh). Kinh nghiệm này được rút ra từ việc VKS phục
hồi danh dự và bồi thường hơn 615 triệu đồng cho ông Dũng.
Theo đó, VKS cho rằng các cơ quan tố tụng cần tiến hành rút
kinh nghiệm về quá trình xử lý, giải quyết yêu cầu bồi thường
tổn thất do bị bắt, giam sai. Cụ thể, khi xảy ra vụ việc có dấu
hiệu oan, thủ trưởng đơn vị cần quan tâm xem xét yêu cầu bồi
thường với thái độ cầu thị, không đùn đẩy hay né tránh.
Đối với yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm đơn vị, người
đứng đầu phân công lãnh đạo triển khai xử lý sự việc. Đồng thời
người đứng đầu ấn định thời gian hoàn thành, tránh tình trạng
kéo dài việc giải quyết. Khi xác định rõ trách nhiệm bồi thường
thì cơ quan có thẩm quyền chủ động công khai xin lỗi, phục hồi
danh dự cho người bị oan, tôn trọng nguyện vọng chính đáng
của họ. Các đơn vị không chờ cấp kinh phí xong mới tiến hành
xin lỗi, phục hồi danh dự. Bên cạnh đó, các đơn vị cần làm rõ
trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra oan, sai.
Theo hồ sơ, ông Dũng nhập ngũ từ năm 1976. Ông tham gia
chiến đấu tại Campuchia với cấp bậc tiểu đội trưởng thuộc Sư
đoàn bộ binh 317, Quân khu 7. Đến năm 1979, ông về tỉnh Tây
Ninh công tác.
Khuya 26-7-1979, nhà ông Nguyễn Văn Đơ (huyện Trảng
Bàng, Tây Ninh) xảy ra vụ cướp có vũ trang. Sau đó công an
bắt ông Dũng. Tại cơ quan công an, ông Dũng khai nhận là thủ
phạm vụ cướp này. Công an huyện Trảng Bàng đã khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Dũng.
Quá trình điều tra, do không đủ chứng cứ truy tố nên cơ quan
chức năng xác định ông Dũng không phạm tội cướp tài sản riêng
của công dân và trả tự do cho ông. Sau khi ra ngoài, ông Dũng
yêu cầu đơn vị chủ quản (Sư đoàn bộ binh 317) phục hồi quyền
lợi. Cùng đó, ông yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền tại tỉnh
Tây Ninh giải quyết quyền lợi do bị bắt giam oan.
Mãi 17 năm sau, cơ quan chức năng tại địa phương mới “nhớ
đến” trường hợp này nên có công văn nêu rõ: “Việc phục hồi
quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Dũng không thuộc trách nhiệm
VKS tỉnh mà thuộc trách nhiệm đơn vị chủ quản của ông Dũng
trước đây. Thời điểm năm 1983, Nhà nước chưa ban hành quy
định về bồi thường bắt giam oan nên lúc bấy giờ cơ quan pháp
luật không thể giải quyết vấn đề này”.
Đến năm 2017, VKSND Tối cao xác minh rồi đề nghị VKSND
tỉnh Tây Ninh thụ lý, giải quyết bồi thường cho ông Dũng. Cuối
năm 2017, VKSND tỉnh Tây Ninh quyết định bồi thường gần
600 triệu đồng.
Ông Dũng không chấp nhận và yêu cầu bồi thường gần 10,5
tỉ đồng. Do thương lượng không thành nên ông Dũng làm đơn
khởi kiện VKS. Xử sơ và phúc thẩm, tòa buộc VKS bồi thường
cho ông Dũng hơn 615 triệu đồng.
Năm 2019, VKSND tỉnh Tây Ninh đã công khai xin lỗi và bồi
thường cho ông Dũng.
HOÀNG YẾN
Khắc phục tình trạng nể nang trong xử lý
án hành chính
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng vừa có báo cáo tại hội nghị triển
khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2020. Theo đó, năm 2019 đơn
vị này đã tham mưu kháng nghị phúc thẩm tám vụ án hành chính.
Trong đó, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử năm vụ, chấp nhận kháng
nghị bốn vụ, tỉ lệ chấp nhận 80% so với án đã xét xử. Nửa đầu tháng
12-2019, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đề xuất kháng nghị ba vụ
phúc thẩm ở Bình Định, Thừa Thiên-Huế và Đắk Lắk.
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng cho hay công tác kháng nghị
phúc thẩm đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên đương sự, hạn chế được sự tùy tiện trong công tác thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng, sự chủ quan, tắc trách... của tòa
án cấp sơ thẩm. Điều này khắc phục đáng kể tình trạng nể nang
của tòa án địa phương trong các vụ án hành chính liên quan đến
quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND các cấp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ án giải quyết ở cấp sơ thẩm có
vi phạm, cấp phúc thẩm giải quyết hủy án, sửa án nhưng chưa
được VKS cấp sơ thẩm, phúc thẩm phát hiện để có kháng nghị
phúc thẩm kịp thời.
Nguyên nhân là do vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm
hoặc không phát hiện vi phạm của tòa án cùng cấp. VKSND
Cấp cao không nhận được bản án sơ thẩm kịp thời, không có
tài liệu, chứng cứ kèm theo nên việc xem xét kháng nghị gặp
nhiều khó khăn…
TÂM AN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook