006-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa7-1-2020
Ngày 30-12-2019, trênmạng xã
hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh
hai người ngồi trên xe Exciter chạy
ngược chiều tại cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây ngay làn
trong cùng khiến nhiều tài xế ô
tô, người dân bức xúc.
AnhĐiền, người ghi lại clip này,
cho biết khi anh đi đến quận 2 thì
thấy hai người đi xe máy ngược
chiều trên cao tốc này (hướng về
Mai ChíThọ). Nhiều tài xếphải nhá
đèn vì bất ngờ. Lúc này, các ô tô
đều đang chạy rất nhanh, song
người điều khiển xemáy vẫnphớt
lờ chạy bình thường.
vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam
(VEC E), đơn vị quản lý đường cao
tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây, thông tin: Việc xe máy đi vào
cao tốc này xảy ra khá nhiều, chỉ
trong năm 2019 đã có 5.272 trường
hợp. Trong đó có 3.649 trường hợp
đi theo hướng TP.HCM - Dầu Giây
và 1.623 trường hợp đi theo hướng
ngược lại.
VEC E lý giải các tài xế điều khiển
xe máy đi vào cao tốc đa phần không
biết đường hoặc không phải người
dân địa phương. Sau đó họ đã mở
Google Map để đi nhưng mặc nhiên
để chế độ đi ô tô mà không chuyển
lại chế độ xe máy nên mới xảy ra
tình trạng này.
Ngoài ra, một số người cố tình lựa
chọn cao tốc làm lộ trình di chuyển
để rút ngắn hành trình hoặc có một
số người là người dân địa phương
ở gần cao tốc cũng cố tình đi đường
này cho gần.
VEC E cho biết đầu đường cao
tốc có chốt chặn để cấm các phương
tiện xe máy di chuyển vào. Sau
đó phương án của Bộ GTVT đã
bỏ hết các chốt trực, dẫn đến các
phương tiện xe máy khi đi nhầm
vào đường cao tốc sẽ không có
người cảnh báo, nhắc nhở. Tuy
nhiên, trên tuyến đường cũng có
gắn biển báo cấm xe máy không
được phép lưu thông.
Cũng theo VEC E, đối với các
trường hợp khi đi vào đường cao tốc
sẽ bị chặn lại tại các trạm thu phí,
sau đó được hướng dẫn đi ra khỏi
đường cao tốc qua đường dân sinh.
Đối với các trường hợp cố tình vượt
qua trạm thu phí sẽ được thông báo
đến các trạm thu phí kế tiếp và đội
tuần tra để phối hợp chặn lại, bàn
ĐÀOTRANG
T
rước tình trạng hàng loạt xe máy
đi vào cao tốc TP.HCM - Long
Thành - DầuGiây trong thời gian
qua, nhiều người bày tỏ ái ngại bởi
hành vi này không chỉ nguy hiểm
cho chính người điều khiển xe máy
mà còn làm ảnh hưởng tới những
tài xế khác.
Bên cạnh đó, nhiều người thắc
mắc liệu có thực sự việc xe máy
đi “nhầm” vào đường cao tốc là do
Google Map chỉ sai đường?
Chia sẻ với PV, anh Minh Đăng
(người dân quận 9, TP.HCM) cho
hay: “Tôi nghĩ việc xe máy đi vào
cao tốc là cố tình chứ đừng có đổ
lỗi cho Google Map. Bản thân
tôi luôn dùng ứng dụng này để di
chuyển theo lộ trình và thấy chưa
bao giờ sai cả”.
Ở góc độ chuyên gia, ông Võ
Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm
an ninh mạng Athena, chia sẻ: Một
người biết sử dụng Google Map
thì không thể chạy “nhầm” vào
cao tốc được. Trên Google Map có
chỉ rõ hành trình di chuyển cho ô
tô, xe máy, đi bộ, xe buýt… Việc
của người sử dụng ứng dụng này
là chọn loại phương tiện cho đúng.
Việc đi sai và cố tình đi sai là hết
sức nguy hiểm trong quá trình tham
gia giao thông.
Đại diện Công ty cổ phần Dịch
Xemáyđi vàocao tốc TP.HCM- LongThành -DầuGiâyngày30-12-2019.
(Ảnhcắt từclip)
Xe máy đi vào cao tốc:
Đừng đổ thừa Google Map
Nhiều người đi xe máy lý giải việc đi “nhầm” vào cao tốc TP.HCM - LongThành - Dầu Giây
là do GoogleMap chỉ sai.
giao cho C08 xử lý theo quy định.
Trường hợp không có C08 ở hiện
trường thì VEC E sẽ ghi lại vào sổ
nhật ký hằng ngày.
Để đảm bảo an toàn giao thông
cũng như ngăn chặn tình trạng xe
máy lưu thông trên đường cao tốc,
VEC E cho hay đơn vị sẽ tăng cường
công tác tuần tra trên tuyến nhằm
phát hiện, xử lý kịp thời các trường
hợp vi phạm. Bên cạnh đó, tăng
cường tuyên truyền, nhắc nhở các
chủ phương tiện tham gia giao thông
theo đúng quy định. Các nhân viên
phân làn tại các trạm thu phí chốt
chặn và hướng dẫn phương tiện xe
máy đi ra khỏi đường cao tốc. Đặc
biệt, VEC E có phối hợp với CSGT
để xử lý các xe máy vi phạm.•
“Việc đi vào cao tốc là
cố tình chứ đừng có đổ
lỗi cho Google Map.
Bản thân tôi dùng ứng
dụng này để di chuyển
theo lộ trình và thấy
chưa bao giờ sai cả.”
Anh
Minh Đăng
Khởi công nút giao vành đai 3 với cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng
Ngày 6-1, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công dự
án xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch nút giao đường
vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Dự án nói trên nằm tại khu vực giáp ranh giữa quận Long
Biên và huyện Gia Lâm. Theo quy hoạch, dự án này sẽ bổ
sung thêm kết nối giao thông giữa đường vành đai 3 (từ nội
thành Hà Nội), tuyến đường Cổ Linh (quận Long Biên) với
tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cụ thể, phạm vi nút theo hướng đường ô tô cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng, từ điểm kết nối với đường Cổ Linh tới
điểm cuối tại Km1+065,74 (kết nối với đoạn tuyến cao tốc
đã thi công giai đoạn một) có chiều dài 1,5 km. Đoạn này
sẽ xây dựng đường nối đường Long Biên - Thạch Bàn với
đường cao tốc có chiều rộng nền 33 m.
Với nút giao theo hướng đường vành đai 3 (từ Km10+040
đến Km10+660), làm đường với chiều dài 620 m, chiều rộng
nền 26,5 m. Cùng với đó là các nhánh kết nối từ đường vành
đai 3 vào đường Cổ Linh... Dự án có tổng mức đầu tư hơn
402 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2021 sẽ hoàn thành.
Ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, cho hay đây
là khu vực cửa ngõ Hà Nội, một trong những nơi thường
xuyên có mật độ phương tiện giao thông cao.
Theo ông Tuấn, khi dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho
các phương tiện tham gia giao thông kết nối được thuận lợi,
an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường
giao thông trong khu vực. Qua đó phát huy tối đa hiệu quả
đầu tư của tuyến đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng và đường Cổ Linh (Long Biên - Thạch Bàn). Đồng
thời góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của TP.
TRỌNG PHÚ
Nhiều biện pháp phòng, chống sạt lở
kênh, rạch ở TP.HCM
UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các sở, ngành, quận,
huyện về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống sạt
lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.
Cụ thể, UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư khẩn
trương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt để sớm
triển khai thi công các dự án kè phòng, chống sạt lở thuộc
thẩm quyền của đơn vị làm chủ đầu tư. Cố gắng phấn đấu
sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng nhằm phát huy hiệu
quả phòng, chống sạt lở bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản
của người dân,…
Bên cạnh đó, UBND TP giao Sở TN&MT, UBND các
quận, huyện sớm đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng
mặt bằng của các dự án công trình kè chống sạt lở bảo vệ
khu dân cư trong thời gian ngắn nhất. Qua đó sớm có mặt
bằng phục vụ thi công hoàn thành dứt điểm các dự án kè
chống sạt lở trên địa bàn TP.
Mặt khác, UBND TP đã giao UBND các quận, huyện
tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp xây
dựng công trình, nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ
sông, kênh, rạch,… để đảm bảo an toàn hệ thống công trình
chống sạt lở;...
CHÂU NGUYÊN
Khánh Hòa: Chấm dứt dự án BT
khu trung tâm hành chính
Ngày 6-1, đại diện Ban quản lý dự án phát triển
tỉnh Khánh Hòa cho hay UBND tỉnh Khánh Hòa đang thực
hiện các thủ tục cần thiết để chấm dứt đầu tư dự án xây
dựng trung tâm hành chính mới theo hình thức BT.
Việc chấm dứt dự án này là thực hiện theo chủ trương của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Nguyên nhân dừng dự án trên là vì trong thời điểm hiện
tại, tỉnh Khánh Hòa không cân đối được nguồn vốn. Đồng
thời việc thực hiện dự án theo hợp đồng BT trước đây cũng
không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Trước đó tỉnh Khánh Hòa tính toán vốn đầu tư cho dự án
là khoảng 7.000 tỉ đồng. Cuối năm 2014, UBND tỉnh này
có văn bản thông báo sẽ giao nhiều trụ sở, cơ quan hành
chính của tỉnh ở các vị trí đắc địa tại trung tâm TP Nha
Trang cho Tập đoàn FLC nhằm có kinh phí để thanh toán
cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau đó tỉnh này cho rằng quỹ đất công sở để
thanh toán cho FLC không đủ để làm dự án nói trên nên
quyết định tách dự án làm hai dự án thành phần gồm: Trung
tâm hành chính tập trung có tổng diện tích 37 ha và khu nhà
ở thương mại dịch vụ, văn phòng có diện tích 89 ha.
TẤN LỘC
Phối cảnh khu trung tâmhành chínhmới KhánhHòa.
Ảnh: UBND tỉnhKhánhHòa
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook