017-2020 - page 14

14
VIẾT THỊNH
D
ịp tết Nguyên đán này,
Giáo hội Phật giáoViệt
Nam ra văn bản yêu cầu
các chùa chỉ tổ chức lễ cầu
an chứ không phải lễ dâng
sao giải hạn, tránh mê tín dị
đoan, tránh các yếu tố mang
hình thức dịch vụ tâm linh…
Chúng tôi đã có cuộc trao
đổi với PGS-TS Trần Lâm
Biền, một nhà nghiên cứu văn
hóa, xoay quanh vấn đề này.
Dâng sao giải hạn
tồn tại lâu đời
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
câu chuyện dâng sao giải hạn
không còn là chuyện mới ở
nước ta, theo ông vì sao rất
đông người dân tin theo?
+ Ông
Trần Lâm Biền
:
Nó i v ề
việc này
thì cần đi
về nguồn
g ố c x a
xưa. Loài
người khi
tiến lên
một tầm văn minh nhất định
có những trung tâm văn hóa
mà một trong những trung
tâm văn hóa của nhân loại
gắn với thiên nhiên vũ trụ
chủ yếu ở vùng Trung Cận
Đông. Cư dân ở đây thường
theo dõi những ngôi sao và
liên tưởng rằng trongmỗi thời
khắc, trật tự của các ngôi sao
sẽ chi phối số phận của con
người…Mỗi người sinh ra ở
các giờ khác nhau, thời khắc
khác nhau sẽ bị chi phối bởi
những ngôi sao khác nhau, từ
đó mà hình thành tử vi.
Nhưng đi xa dần khỏi trung
tâm của nơi nảy sinh, đến các
nước phương Đông, tư tưởng
này dần bị sai lệch. Dâng sao
giải hạn tại Việt Nam tồn tại
lâu đời trong dân gian thực
chất ảnh hưởng từTrungHoa.
. Vậy đối với người dân,
việc này xuất
phát từ niềm
tin tâm linh
như thế nào,
thưa ông?
+Theoquan
niệm của Đạo
giáo, trên trời
có 24 ngô i
sao do 24 vị
thần chủ có
ảnh hưởng đến số phận con
người, trong đó có chín ngôi
sao sáng nhất sẽ luân phiên
chiếu mệnh các năm.
Đó là các sao La Hầu, Thổ
Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch,
Thái Dương, Vân Hớn, Kế
Đô, Thái Âm, Mộc Đức.
Chín sao này có sao tốt và có
cả sao xấu, phối trí theo các
phương, sắp xếp theo 12 chi
và ngũ hành. Người xưa quan
niệmnămnào bị sao xấu chiếu
mệnh, con người sẽ gặp phải
chuyệnkhôngmay, tai nạn, ốm
đau,bệnhtật…
gọi là vận hạn,
là sao chiếu
mạng (nặng
nhất là “nam
LaHầu, nữKế
Đô” là loại ám
hư tinh vì hai
sao này chẳng
thấy đượcmặt
trời).
Từ đó dân gian mới có tục
dâng sao giải hạn để tránh
những sao xấu chiếu rọi, đi
vào cung chiếu của những
sao tốt.
Không nên cấm đoán,
phải nâng cao dân trí
. Ở góc độ một chuyên gia
nghiên cứu văn hóa dân gian,
ông đánh giá thế nào về niềm
tin đó…?
+ Thực tế thì sự khống
chế đó chỉ gắn với ước vọng
của con người chứ một ngôi
sao khổng lồ như thế làm sao
người ta khống chế được. Đây
chỉ là lòng tin võ đoán chứ
không phải lòng tin có tính
chất khoa học nào.
. Văn bản mới của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã
yêu cầu các chùa chỉ tổ chức
lễ cầu an chứ không phải lễ
dâng sao giải hạn, tránh mê
tín dị đoan, tránh các yếu
tố mang hình thức dịch vụ
tâm linh… Ông nghĩ sao về
việc này?
+Lòng tin thuộc tínngưỡng,
không nên cấm đoán, bởi vì
cấm đoán cũng chẳng được,
mà phải dần dần nâng cao
dân trí thì điều đó sẽ ít dần
đi. Dâng sao giải hạn không
Không cúng sao giải hạn,
chỉ cầu quốc thái dân an
Nhiều năm nay tục dâng sao giải hạn được thực hiện ở
một số chùa từmùng 8 đến rằm thángGiêng. Mỗi nhà dâng
sao đều đóng một số tiền tùy tâm cho nhà chùa. Nhiều nơi
người dâng sao giải hạn đông đếnmức tràn kín cả đường đi.
Trước tết Nguyên đán CanhTý, Ban thường trực Hội đồng trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra công văn yêu cầu các
chùa, cơ sở tự viện (nơi tăng ni tu tập có sự quản lý của giáo
hội) khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an
phải tránh mê tín dị đoan, tránh những nội dung nghi lễ
không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu
lầm, lệch chuẩn tâm linh.
Đồng thời, Ban thường trực Hội đồng trị sự cũng yêu cầu
các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi thực hành các nghi lễ cầu
quốc thái dân an không dùng các thuật ngữ như giải hạn,
dâng sao giải hạn, cắt giải oan gia trái chủ… mà phải nêu
bật ý nghĩa, sự vận hành luật nhân quả của Phật giáo, tạo
phước đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làmnhiều việc tốt.
Chiều 20-2-2019, Bộ VH-TT&DL cũng có văn bản gửi Ban
Tôn giáo Chính phủ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Namđề nghị cùng có biện pháp chấn chỉnh, không để việc
tổ chức dâng sao giải hạn thành biến tướng để trục lợi,
ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bạn đọc -
ThứNăm30-1-2020
Dâng sao giải hạn
nếu của nhà chùa
bày ra suy cho cùng
chỉ là sự thoái hóa
của một số nhà sư
muốn lừa dân để
lấy tiền mà thôi.
Dâng sao giải hạn: Đừng rơi vào
bẫy mê tín!
Dâng sao giải hạn là tục lâu đời trong dân gian, không phải của nhà Phật.
phải của nhà Phật, bởi vì với
đạo Phật là một hệ thống
triết học vô thần, từ bi và
thoát tục.
Nhà sư đừng rơi vào
bẫy mê tín, dị đoan
. Như vậy, thực tế một số
chùa tổ chức dâng sao giải
hạn là không đúng với triết
lý của đạo Phật?
+ Với nhà Phật, vào chùa
là đi tìm tới trí, thiện tâm trên
nền tảng trí tuệ Phật, do đó đưa
dâng sao giải hạn vào trong
nhà chùa đó là một phần làm
xấu xa cửa Phật. Dâng sao giải
hạn nếu của nhà chùa bày ra
suy cho cùng chỉ là sự thoái
hóa của một số nhà sư muốn
lừa dân để lấy tiền mà thôi.
. Ông có lời khuyên gì cho
người dân, trong đó có những
người vẫn luôn tin vào việc
dâng sao giải hạn sẽ thoát
được những điều xui xẻo,
không may mắn?
+ Con người muốn đi xin,
đi cầu điều tốt lành thì nên
tìm đến đúng cửa. Muốn tìm
đến trí tuệ phải vào trường
học hành chứ không thể đi
ra chợ. Đạo Phật dạy người
ta phải lấy trí tuệ làm đầu,
tâm phải xây dựng trên nền
tảng trí tuệ, nếu không có tuệ
đứng đằng sau đảm bảo cho
cái tâm thì tâm sẽ dẫn đến
mê tín dị đoan. Nhà sư còn
làm điều không đúng này ở
cửa chùa thì nhà sư rơi vào
bẫy của mê tín dị đoan. Tôi
tin hiện tượng dâng sao giải
hạn sẽ tiêu vong khi kinh tế
và dân trí được nâng cao.
. Xin cám ơn ông.•
In tiền âm phủ giống tiền th t, bị xử lý ra sao?
Gần đây tôi thấy trên thị trường
xuất hiện loại tiền âm phủ được in với
các họa tiết giống hệt như tiền thật.
Theo tôi, việc in tiền âm phủ giống tiền thật rất dễ khiến
người khác lợi dụng tráo đổi tiền. Vậy xin hỏi việc in tiền
âm phủ có họa tiết tương tự tiền thật có bị xử lý? Người
mua các loại tiền này có bị xử lý gì hay không?
Bạn đọc
An Mai
(TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Tri Đức
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
In tiền âm phủ có họa tiết tương tự tiền thật là hành vi bị
nghiêm cấm.
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019 quy định phạt tiền
40-50 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi sao chụp, in,
sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết,
hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp
luật.
Tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính trên
thì phải chịu mức phạt bằng hai lần mức phạt tiền đối với
cá nhân.
Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu, tiêu
hủy toàn bộ tang vật, phương tiện và nộp vào ngân sách nhà
nước số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, bất cứ tổ chức, cá nhân nào in tiền âm phủ theo
hình tiền thật đều có thể bị phạt tiền và phải nộp lại số lợi
bất chính.
Trước đây từng có hai du khách người nước ngoài đã
dùng ba tờ tiền âm phủ các mệnh giá 500.000 đồng và
200.000 đồng trả cho tài xế taxi. Vị khách này cho rằng số
tiền này do một người lái xích lô đã thối cho họ khi sử dụng
dịch vụ xích lô dạo quanh phố cổ Hà Nội. Chúng ta có thể
phân biệt được nhưng người nước ngoài thì khó phân biệt
hơn, rất dễ nhầm lẫn. 
Hiện nay chưa có quy định xử phạt đối với cá nhân mua và
sử dụng tiền âm phủ được in theo hình tiền thật. Song người
dân cũng không nên sử dụng tiền âm phủ được in theo hình
tiền thật trong việc thờ cúng để không tạo điều kiện cho các
đối tượng xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
Góc ảnh
Bầu trời sách
Ngày tết,
người dân đến
đường sách
Nguyễn Huệ
sẽ được ngước
lên bầu trời
ngắm những
cuốn sách mà
mình yêu thích.
Ngoài hàng loạt
kệ sách với vô
số đầu sách hấp dẫn, chúng ta còn được chiêm ngưỡng
bầu trời... sách rất ấn tượng. Bầu trời sách vừa tạo bóng
mát vừa tạo ấn tượng độc đáo cho đường sách Canh Tý
2020
(ảnh).
TP.HCM chọn văn hóa làm chủ đề cho năm
2020, trong đó thúc đẩy văn hóa đọc là không thể thiếu.
THÁI HOÀNG
Một buổi phát lộc sau lễ cúng sao giải hạn trên đường dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở, HàNội. Ảnh: GT
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook