017-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm30-1-2020
CÙHIỀN
C
ăn nhà vách lụp xụp tại xã
Phạm Văn Hai, huyện Bình
Chánh, TP.HCM là nơi ở của
bà DươngThị Út (59 tuổi) cùng năm
người con đã thuê hơn 10 năm nay.
Sinh ra tại Tiền Giang nhưng vì
gia cảnh nghèo khó nên một mình
bà Út bôn ba lên Sài Gòn thuê nhà
ở xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh)
kiếm sống. Năm 25 tuổi, bà lấy
chồng, sinh được bốn người con, sau
đó vợ chồng và các con bà chuyển
đến làm thuê trong một lò đường
ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình
Chánh). Không lâu sau lò đường
bị cháy, toàn bộ giấy tờ của bà và
các con đều bị thiêu rụi.
Dang dở chuyện học hành
Vì lo kế sinh nhai, bà Út không
nghĩ gì đến chuyện làm lại giấy
tờ. Trong số năm người con của
bà Út có hai người đã lập gia
đình nhưng không ai đăng ký kết
hôn. Không lâu sau khi kết hôn,
con trai bà chết, con dâu bỏ đi
làm ăn nơi khác, để lại đứa cháu
nội cho bà chăm sóc. Con gái bà
Út sau khi lấy chồng sinh được
một bé gái thì hai vợ chồng chia
tay, hiện đang gửi con cho bà để
đi làm ăn xa.
Trong căn nhà giờ chỉ còn bà Út
cùng con gái út Nguyễn Thị Bích
Tuyền (sinh năm 2003) và hai đứa
cháu. “Vì con và hai đứa cháu tôi
không có giấy khai sinh nên không
được đi học tại các trường công
lập mà phải học lớp tình thương,
lớp chỉ dành cho những bé thiếu
giấy tờ, dạy từ mẫu giáo đến hết
lớp 5”.
Năm 2017, bé Tuyền học hết lớp
5, việc làm giấy khai sinh gặp quá
nhiều khó khăn nên bé Tuyền phải
bỏ học giữa chừng vì không thể
xin vào trường công lập học tiếp.
Sau ba năm chạy đôn đáo khắp nơi,
đến nay bà Út cùng con cháu vẫn
chưa làm lại được giấy khai sinh
cho các cháu.
Khao khát một tờ giấy
lận lưng
“Tôi đã nhiều lần đến UBND
xã yêu cầu làm giấy khai sinh cho
các cháu cũng như làm lại giấy tờ
cho tôi cùng các con nhưng cán
bộ xã Phạm Văn Hai yêu cầu tôi
phải có giấy xác nhận của công
an. Gặp công an xã, họ lại yêu
cầu tôi phải có biên bản xác nhận
của Công an xã Bình Lợi, nơi gia
đình tôi từng thuê nhà 10 năm
trước” - bà Út kể.
Nghe lời Công an xã Phạm Văn
Hai, bà Út lại đến Công an xã
Bình Lợi. Tuy nhiên, theo lời bà
Út, công an xã này lại từ chối yêu
cầu của bà vì lý do gia đình bà đã
chuyển khỏi xã từ 10 năm trước.
“Dù tôi phải chạy vạy lo từng bữa
ăn nhưng thấy con cháu không
được đến trường, kẻ làm mẹ, làm
bà sao tránh khỏi xót xa. Nghĩ
vậy nên tôi gác lại công việc, một
lần nữa cạy cục gõ cửa ủy ban xã
làm giấy khai sinh cho con để bé
sớm trở lại trường học” - bà ngậm
ngùi chia sẻ.
Bình Chánh: Xã giúp dân
làm khai sinh cho trẻ
UBNDxã PhạmVănHai, huyệnBìnhChánh (TP.HCM) đã chỉ đạo cán bộ, cộng tác viên dân số trẻ emrà soát,
hướng dẫn, làmthủ tục khai sinh cho trẻ chưa có giấy khai sinh do nhiều lý do.
BàDương Thị Út cùng con gái Nguyễn Thị Bích Tuyền và hai cháu trong căn nhà thuê ở xã PhạmVănHai,
huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: CÙHIỀN
Tuy nhiên, vẫn với lý do trên, ba
năm rồi, đến nay bà Út vẫn chưa
làm được giấy tờ cho các con cháu.
Xã sẽ hỗ trợ, giúp dân
làm giấy khai sinh cho trẻ
Được biết trên địa bàn xã Phạm
Văn Hai, huyện Bình Chánh cũng
còn một số trường hợp tương tự bà
Út, nhiều trẻ chưa làm được giấy
khai sinh.
Ngày 18-1, trao đổi với chúng
tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Vân,
công chức tư pháp hộ tịch UBND
xã Phạm Văn Hai, cho biết: Từ
đầu năm 2019, UBND xã Phạm
Văn Hai đã chỉ đạo cán bộ, cộng
tác viên dân số trẻ em rà soát và
hiện toàn xã có 32 trường hợp chưa
đăng ký giấy khai sinh. Phần lớn
những trường hợp này cư trú trên
địa bàn không có giấy tờ nhân thân
để chứng minh do nhiều trường
hợp bị cháy hoặc mang đi cầm
cố, thế chấp.
“Theo Thông tư 15/2015 của Bộ
Tư pháp, đối với trường hợp mẹ
cháu bé bỏ đi, nếu người cha cung
cấp được nơi cư trú, chứng minh
được nhân thân của người mẹ,
UBND xã sẽ làm văn bản chứng
minh nhân thân gửi đến nơi ở của
người mẹ để xác minh. Tuy nhiên,
trường hợp này phần lớn phía nhận
văn bản rất chậm phản hồi.
Có một số trường hợp khác, cha
mẹ không đăng ký kết hôn nhưng
có một con chung, sau đó người cha
bế con về quê, đăng ký giấy khai
sinh mang tên người mẹ là một phụ
nữ khác. Khi người mẹ đến đón
con về, gia đình cha cháu bé tố cáo
người mẹ bắt cóc cháu nhỏ, người
mẹ cũng không có giấy chứng sinh
để chứng minh đứa nhỏ là con của
mình. Vì vậy, chính quyền hướng
dẫn người mẹ này làm xét nghiệm
ADN để chứng minh mối quan hệ
mẹ con” - bà Vân cho biết.
Riêng đối với trường hợp gia
đình bà Út, bà Vân cho biết hiện xã
đang thực hiện thủ tục theo hướng
lời khai của bà, hiện cơ quan công
an đang xác minh.•
“Vì con và hai đứa cháu
tôi không có giấy khai
sinh nên không được đi
học tại các trường công
lập mà phải học lớp tình
thương, lớp chỉ dành cho
những bé thiếu giấy tờ,
dạy từ mẫu giáo đến hết
lớp 5.”
Dương Thị Út
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứngminh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản
1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy
tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có
thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 điều này thì phải
có thư từ, phim ảnh, băng đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối
quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha mẹ về
việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích
của cha mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ
quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5
của thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác
định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
(Theo Điều 11 Thông tư 15/2015 của Bộ Tư pháp)
TAND huyện Tây Hòa, Phú Yên vừa xét xử sơ thẩm lưu
động tại xã Hòa Phú (Tây Hòa), tuyên phạt bị cáo Lê Anh
(SN 1962, trú xã Hòa Phú) tám năm tù về tội cố ý gây
thương tích.
HĐXX cho rằng bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải. Bị cáo đã tác động gia đình bồi thường trong quá
trình điều tra và tại phiên tòa cho đại diện hợp pháp của
nạn nhân 130 triệu đồng. Bị cáo phạm tội trong trường
hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của
nạn nhân gây ra; gia đình nạn nhân đề nghị giảm nhẹ hình
phạt. Từ đó, HĐXX quyết định tuyên án như trên.
Theo hồ sơ, chiều 23-9-2019, bị cáo Anh đang chăm sóc
gà tại sân nhà thì anh Nguyễn Văn Trí (ở cùng thôn, trong
tình trạng đã sử dụng rượu, bia) cầm một cây gỗ đi vào,
vừa đi vừa lớn tiếng gọi bị cáo.
Anh Trí đập cây gỗ vào chiếc
máy cày của bị cáo Anh để ở
sân rồi đến chỗ bị cáo nói: “Ông
chặt cây keo tôi mà giấu, ông
là người ném đá giấu tay”. Tiếp
theo, anh Trí cầm cây xông đến
hăm dọa, dùng tay chân đánh,
đá bị cáo Anh.
Bị cáo Anh đứng dậy bảo anh
Trí bình tĩnh vì mình không chặt cây nhưng nạn nhân
vẫn tiếp tục xông vào đánh. Bị cáo Anh đến góc nhà lấy
dao rựa, nắm cây gỗ trên tay anh
Trí đẩy anh lùi về phía sau rồi
dùng rựa tấn công vào chân khiến
nạn nhân khuỵu xuống kêu la. Bị
cáo Anh nhờ người cùng chở anh
Trí đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã
tử vong.
HỒ LƯU - KIMANH
Bị cáo Lê Anh tại tòa. Ảnh: HL
Lãnh 8 năm tù từ chuyện bị nói ném đá giấu tay
Một trường hợp đã có kết quả ADN
nhưng theo gia đình đương sự, đến
nay gia đình vẫn đang chờUBND xã
PhạmVănHai làmthủ tục cấp giấy
khai sinh cho con. Ảnh: CÙHIỀN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook