020-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 3-2-2020
NGHĨANHÂN
H
ômnay, ĐảngCộng sản
(ĐCS) Việt Nam (VN)
bước vào năm thứ 90,
đánh dấu sự ra đời và phát
triển của mình (3-2-1930 –
3-2-2020). Báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã có cuộc phỏng
vấn GS-TSKH
Phan Xuân
Sơn
, giảng viên cao cấp Học
viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, nguyên Ủy viên
Hội đồng Lý luận Trung
ương, về quá trình vận động
không ngừng của Đảng với
vai trò đại diện cho lợi ích
toàn dân tộc.
GS-TSKH Phan Xuân Sơn
nói: “Đảng ta từng vấp khuyết
điểm, thậm chí sai lầm và gặp
không ít khó khăn, thách thức.
Nhưng Đảng ta thực sự gắn
bó với vận mệnh của dân tộc,
thực tâm đặt lợi ích của nhân
dân, của quốc gia lên trên hết.
Đảng luôn quyết tâm đứng về
phía tiến bộ, hòa vào dòng
chảy văn minh của nhân loại
như chống thực dân, đế quốc,
phát xít, xây dựng nhà nước
pháp quyền, tích cực và chủ
động hội nhập quốc tế… Vì
vậy, vai trò lãnh đạo duy nhất
của ĐCS trên vũ đài chính
trị VN từ thế kỷ XX tiếp tục
được khẳng định ở thế kỷ
XXI này”.
Xuất phát từ chủ nghĩa
yêu nước, gắn bó với
dân tộc
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
90 năm ra đời và tiếp tục
cầm quyền là hiếm có với
một ĐCS như ĐCS VN. Một
cách tổng quát, ông đánh giá
gì về con số này?
+ GS-TSKH
Phan Xuân
S ơ n
:
Nói về
tuổi thì
n h i ề u
c h í n h
đảngcó
tuổi đời
lớnhơn
nhiều,
nhất là ở những nước ở châu
Âu, BắcMỹ. Ởđó, đảng chính
trị ra đời rất sớm, từ thế kỷ 19.
Nhưng nếu nói về thời gian
9 0 N Ă M N G À Y T H À N H L Ậ P Đ Ả N G C Ộ N G S Ả N V I Ệ T
Đảng luôn đặt lợi ích đất
Đảng ta đã bình tĩnh, kiên trì
giữ vững vai trò lãnh đạo,
trên cơ sở đổi mới đường lối
phù hợp với yêu cầu phát triển
đất nước.
thực hiện
Công tác chống tham nhũng, xây dựng
Đảng thiết thực, hiệu quả
Lịch sử 90 năm ĐCS VN cho ta bài học quan trọng là Đảng
luôn phải đại diện đầy đủ cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Đảng
ta đứng vững đến ngày nay là do liên tục đổi mới. Nhưng cần
lưu ý, sự đổi mới ấy phải chủ động từ phía Đảng, do Đảng dẫn
dắt, chứ không được để sa vào tay các nhóm lợi ích.
Trước tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm nghiêm trọng,
công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng đã được
đẩy cao lên và làm rất thiết thực, hiệu quả ở khóa XII.
Ngoài ra, để ngăn ngừa, xử lý các nguy cơ suy thoái quyền
lực thì ngoài việc chấn chỉnh tổ chức của chính mình, Đảng
cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểmsoát
quyền lực từ sứcmạnh của quần chúng. Vì suy cho cùng, Đảng
không có lợi ích nào khác là vì lợi ích của nhân dân, nên phải để
người dânđược thực hiện tối đa các quyềnhợppháp củamình.
Trước tình trạng
tham nhũng, lợi ích
nhóm nghiêm trọng,
công tác xây dựng
Đảng, phòng chống
tham nhũng đã
được đẩy cao lên và
làm rất thiết thực,
hiệu quả ở khóa XII.
một đảng duy nhất cầmquyền
liên tục thì Đảng ta là trường
hợp hiếm có, tính ra đến năm
2020 là 75 nămkể từ khi nước
ta giành độc lập. Năm 1945.
ĐCS Liên Xô cầm quyền từ
năm 1917, đến năm 1991 sụp
đổ, dừng lại ở 74 năm. ĐCS
Trung Quốc cầm quyền từ
năm 1949. Cho nên 90 năm
ra đời với 75 năm cầm quyền
liên tục, đưa đất nước tới như
ngày nay thì với ĐCS VN đó
là thành tựu to lớn, nói lên
nhiều điều.
.
Phong trào cộng sản quốc
tế đã có thời nở rộ với nhiều
ĐCS cầm quyền nhưng còn
giữ được vị thế lãnh đạo chính
danh, liên tục như Đảng ta...
+ Đấy có lẽ là điểm riêng
có của VN. Tuy nhiên, nó
có tính khách quan, lịch sử
của nó.
Trở lại giai đoạn mà chủ
nghĩa cộng sản được truyền
bá vào nước ta, lúc đó VN là
nước thuộc địa, nửa phong
kiến. Nhu cầu phát triển của
đất nước lúc đó là đánh đuổi
thực dân, lật đổ chế độ phong
kiến.Trong đó, nhu cầu đánh
đuổi thực dân là cao nhất và
nhất quán đối với mọi tầng
lớp nhân dân VN.
Vào thời kỳ này, ởVN xuất
hiện nhiều phong trào yêu
nước, chống thực dân Pháp
theo các xu hướng chính
trị khác nhau. Tuy nhiên,
các cuộc đấu tranh của các
phong trào này dù rất anh
dũng, quyết liệt nhưng đều
không thành công. Thực dân
Pháp kết hợp với triều đình
phong kiến tìmmọi cách làm
tan rã hoặc đàn áp đẫm máu
các phong trào này.
Thực dân, đế quốc thì đều
là thế lực quốc tế cả, cho nên
các phong trào yêu nước VN
lúc này muốn thành công rất
cần sự ủng hộ không chỉ của
nhân dân trong nước mà còn
của các nước trên thế giới và
các tổ chứcmang tầmquốc tế.
Tại thời điểm ấy, ngay cả
phong trào công nhân quốc
tế cũng có quan điểm khác
nhau về cuộc đấu tranh giành
độc lập ở các nước thuộc địa.
Bên ủng hộ sau này thành lập
Quốc tế 3, do Đảng Bôn sê
vích (sau là ĐCS Liên Xô)
đứng đầu. Những người yêu
nước VN, mà tiêu biểu là
Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến
sự ủng hộ quốc tế đó.
Nhắc lại như vậy để thấy
rằng cái logic của thời đại
đó, khi tìm ra được, nó giản
dị, rõ ràng vô cùng.
Như vậy, triết lý cứu nước
của VN lúc bấy giờ là muốn
cứu nước thì phải gắn phong
trào yêu nước với phong trào
cách mạng của giai cấp công
nhân thế giới. Sau khi đã có
triết lý rồi, vấn đề tiếp theo
là muốn làm cách mạng giải
phóng dân tộc phải có chính
đảng để lãnh đạo. Vậy đảng
đó tập hợp ai, đại diện cho ai?
Đảng đó nhất định phải
là đội tiên phong chiến đấu
của phong trào yêu nước và
phong trào công nhân VN.
Trong quá trình chuẩn bị tư
tưởng và tổ chức để thành
lập một đảng cách mạng ở
VN, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã thực hiện triết lý ấy. Đó
cũng là nguyên lý, nguyên
tắc tổ chức và hành động
của ĐCS VN: Đảng ra đời là
sự kết hợp giữa phong trào
công nhân và phong trào yêu
nước. Nguồn gốc phong trào
yêu nước, giải phóng dân tộc
là nền tảng để Đảng gắn bó
với dân tộc; nguồn gốc phong
trào công nhân là nền tảng
để Đảng gắn bó với phong
trào công nhân và nhân dân
lao động thế giới.
.
Ý ông, tính dân tộc là yếu
tố riêng có, tạo nên sự khác
biệt, quyết định vai trò lãnh
đạo riêng có của ĐCS VN?
+ Lý luận khởi thủy của
các nhà sáng lập Chủ nghĩa
Cộng sản thì ĐCS nói chung
ra đời là do kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác-Lênin và phong
trào công nhân, tức đặt lên
cao tính chất đại diện cho ý
chí chính trị của giai cấp công
nhân đại công nghiệp. Các
ĐCS ở châu Âu đều như vậy.
Nhưng khi Chủ nghĩa Cộng
sản truyền bá vào VN thì
bám rễ, khẳng định, kết hợp
nhuần nhuyễn, hóa thân vào
chủ nghĩa yêu nước, phong
trào yêu nước VN.
Ngay cả phong trào công
nhânVN lúc này dù lực lượng
còn ít, cũng không phải là
công nhân đại công nghiệp
nhưng đã nổi trội tinh thần yêu
nước. Nói cách khác, chính
chủ nghĩa yêu nước, gắn bó
với dân tộc là nội dung đặc
sắc, độc đáo trong việc ra đời
của ĐCS VN, làm nên tính
dân tộc đặc sắc, không sô
vanh, không hẹp hòi của nó.
Sức mạnh của Đảng
nằm trong sự
uyển chuyển
.
90 năm của mình, ĐCS
VN gắn nhiều với vai trò lãnh
Bác Hồ với các đại biểuĐại hội thống nhất ViệtMinh - Liên Việt năm1951. Ảnh: TƯ LIỆU
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook