020-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 3-2-2020
VŨHỘI
N
gày 31-1, Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh ủy Đồng Nai vừa chuyển
đơn của ông Trần Văn Sơn
(ngụ TP.HCM) đến giám đốc Công
an tỉnh Đồng Nai để xem xét, chỉ
đạo làm rõ nội dung tố cáo cán bộ
điều tra có những dấu hiệu sai phạm
trong thực thi nhiệmvụ để xử lý theo
đúng quy định. 
Trước đó, ông Sơn có đơn gửi Ủy
banKiểmtraTỉnhủyĐồngNai tố cáo
về việc Công an Đồng Nai không xử
lý cán bộ sai phạm, lạm quyền trong
thi hành công vụ gây thiệt hại quyền
lợi của ông. Đơn tố cáo còn cho rằng
công an có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản xảy ra tại Công ty cổ phần Gạch
ngói Tuynel Thiện Tân (trụ sở tại TP
Biên Hòa, Đồng Nai).
Vụ án oan và dấu hiệu
lạm quyền
Đây là vụ việc mà
Pháp Luật
TP.HCM 
từng phản ánh. Theo hồ
sơ, năm 2007, ông Sơn cùng ông
QuangVĩnhThuận (Giámđốc Công
tyTNHHTânThuyết) góp vốn thành
lậpCông ty cổ phầnGạch ngói tuynel
ThiệnTân do ông Sơn làmgiámđốc,
ôngThuận là thành viên HĐQT. Sau
đó, Công ty Thiện Tân mua lại nhà
máy gạch tọa lạc tại huyệnVĩnh Cửu
(Đồng Nai) của Công ty TNHHTân
Thuyết với giá 17 tỉ đồng và đã thanh
toán 4,8 tỉ đồng.
Được một thời gian, các bên nảy
sinh tranh chấp, phía ông Thuận giữ
con dấu và cuốn hóa đơn GTGT của
công ty. Do vậy, nhàmáy gạch không
thể xuất hóa đơn bán hàng và đóng
thuế. Từ đó, ông Sơn đã bị Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi
tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các
quyết định đều được VKSND tỉnh
Đồng Nai phê chuẩn.
Sau khi bị tạmgiam114 ngày, ông
Sơnđược tại ngoại vàVKSNDhuyện
Vĩnh Cửu đình chỉ điều tra đối với
ông Sơn do hành vi của ông không
Làm rõ đơn tố cáo liên
quan vụ tuynel Thiện Tân
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai chuyển đơn của công dân đến
giámđốc Công an tỉnhĐồng Nai để làm rõ nội dung tố cáo cán bộ
điều tra có dấu hiệu sai phạm trong thực thi nhiệmvụ.
Cán bộ VKSNDTối cao làmviệc tại nhàmáy gạch. Ảnh: VH
VKSND Tối cao cho
rằng hành vi của Cơ
quan CSĐT Công an
tỉnh Đồng Nai không
đúng quy định pháp
luật, có dấu hiệu của
tội lạm quyền trong thi
hành công vụ.
cấu thành tội phạm. Kế đó, VKSND
tỉnh Đồng Nai đã thương lượng bồi
thường 400 triệu đồng.
Sau đó, ôngSơn còn làmđơn khiếu
nại gửi Công an tỉnh Đồng Nai và
VKSND Tối cao vì cán bộ cơ quan
CSĐT có sai phạm, lạmquyền trong
việc bàn giao toàn bộ tài sản của ông
cùng nhà máy gạch cho người khác.
Mới đây, VKSND Tối cao có kết
luận và xác định điều tra viên của Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai
khi ông Sơn bị bắt tạm giam đã lập
biên bản giao tài sản tại nhàmáy gạch
cho người khác quản lý và không có
bất kỳ quyết định nào theo thủ tục tố
tụng hình sự về việc thu giữ tài sản.
Hành vi nêu trên của Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Đồng Nai không đúng
quy định pháp luật, có dấu hiệu của
tội lạmquyền trong thi hành công vụ.
Vì thế, CQĐT VKSND Tối cao
tiếp tục điều tra những dấu hiệu của
tội lạmquyền trong thi hành công vụ
xảy ra tại Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an
từng có ý kiến
Theo Cơ quan CSĐTBộ Công an,
năm 2007, Công ty cổ phần Gạch
ngói tuynel ThiệnTân được thành lập
do ông Sơn làm giám đốc, bà Tuyết
làm chủ tịch HĐQT, ông Thuận và
ôngNguyễnVănTuấn là thành viên.
Ngày29-11-2007, đểvay3,4 tỉ đồng
của Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sôngCửuLongChi nhánhĐồng
Nai, vợ chồng ông Thuận - bà Tuyết
đã lập hồ sơ, chữ ký giả mạo. Trong
khi đó, tài sản nhà máy này trước đó
vợ chồngôngThuận cũngđã thế chấp
choNgânhàngNN&PTNTChinhánh
Đồng Nai để vay 7,5 tỉ đồng. Đây là
hành vi gian dối, có dấu hiệu lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, cần được làm rõ.
Vì vậy, ngày 14-1-2010, Cơ quan
CSĐT Bộ Công an có văn bản gửi
Đại tá Nguyễn Phi Hùng, khi đó là
thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an
tỉnhĐồngNai, với nội dung: “Chuyển
vụ việc ông Quang Vĩnh Thuận và
Nguyễn Ngọc Tuyết có hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản cho Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai”.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, đề nghị
nói trên củaCơ quanCSĐTBộCông
an chưa được Công an tỉnhĐồngNai
thực hiện.•
Đòi bồi thường10 tỉ từ
vi phạmhợpđồngđộc quyền
TANDCấp cao tại TP.HCMhủy bản án sơ và phúc
thẩmvụ đòi bồi thường 10 tỉ đồng do vi phạm trong
việc phân phối độc quyền sản phẩm từ yến sào.
Đây là án tranh chấp hợp đồng phân phối độc quyền, yêu
cầu thanh toán tiền mua hàng giữa Công ty TNHH Yến sào S.
với Công ty cổ phần Yến V.
Tháng 10-2010, hai công ty này ký hợp đồng nguyên tắc về
việc phân phối độc quyền phía bắc với thời hạn là 10 năm. Nội
dung là Công ty V. không được ký hoặc giao hàng cho bất kỳ
đơn vị nào khác trên phạm vi đã giao cho Công ty S. làm nhà
phân phối độc quyền (từ Nghệ An trở ra Bắc). Mọi đại lý cấp
hai nếu có nhu cầu kinh doanh sản phẩm của Công ty Yến V.
đều phải thông qua Công ty Yến sào S. Trên bao bì sản phẩm
sẽ có tem độc quyền của Yến V. và tem phụ của Yến sào S.
Theo hợp đồng, bên nào vi phạm các điều đã cam kết phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia 10 tỉ đồng. Quá trình
thực hiện, Công ty V. vẫn bán sản phẩm từ yến của mình tại
Hà Nội. Trong khi địa bàn này đã giao cho Công ty Yến sào S.
làm nhà phân phối độc quyền.
Vì vậy, Công ty Yến sào S. khởi kiện Công ty Yến V. ra tòa.
Còn bị đơn - Công ty Yến V. phản tố yêu cầu chấm dứt hợp
đồng trước thời hạn.
Xử sơ thẩm, tòa cho rằng bị đơn vi phạm hợp đồng nhưng
chỉ buộc bồi thường 4 tỉ đồng. Cấp phúc thẩm nhận định hợp
đồng không ghi ngày nên vô hiệu và chấp nhận yêu cầu phản
tố của Công ty Yến V.
Không đồng tình với phán quyết của hai cấp tòa, VKSND
Cấp cao tại TP.HCM đã có kháng nghị đề nghị giám đốc thẩm
vụ án này.
Kháng nghị cho rằng cấp phúc thẩm xác định hợp đồng vô
hiệu không đúng quy định pháp luật. Cụ thể, trong hợp đồng
có điều khoản quy định “Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày
ký”. Khoản 2 Điều 152 BLDS 2015 quy định khi thời hạn
được xác định bằng ngày, tháng, năm thì ngày đầu tiên của
thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày
được xác định. Theo hợp đồng ký thì thời hạn là từ ngày
1-11-2010 đến 1-11-2020.
Lý do cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng không ghi ngày
để xác định vô hiệu là không đúng. Cạnh đó, tòa lại chấp nhận
yêu cầu phản tố của Công ty Yến V. chấm dứt hiệu lực của
hợp đồng là đánh giá chứng cứ mâu thuẫn.
Về nội dung, VKSND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng Công
ty Yến V. tiếp tục bán sản phẩm từ yến như trên là vi phạm
hợp đồng đã ký. Đồng thời, việc phản tố đòi chấm dứt hợp
đồng mà không có sự đồng ý của bên còn lại là vi phạm hợp
đồng.
Về thỏa thuận bồi thường 10 tỉ đồng, các bên giao kết là tự
nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Nó cũng phù
hợp với đặc thù của loại hợp đồng phân phối độc quyền. Các
bên giao kết đều không thể xác định cụ thể giá trị hợp đồng.
Vì hợp đồng thực hiện trong thời hạn 10 năm nên không thỏa
thuận về mức phạt theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005.
Đồng thời, trường hợp này cũng không thể xác định cụ thể
giá trị thiệt hại của hợp đồng độc quyền. Vì ngoài các chi phí
đầu tư phục vụ cho việc quảng cáo tiêu thụ sản phẩm còn thiệt
hại vô hình đó là thương hiệu, uy tín, là lượng khách hàng trên
thị trường phía bắc...
Việc tòa sơ thẩm cho rằng Công ty Yến V. vi phạm hợp đồng
là có căn cứ mà chỉ buộc bồi thường 4 tỉ đồng là không có căn
cứ. VKS cho rằng cần buộc công ty này bồi thường 10 tỉ đồng
mới đúng theo thỏa thuận hợp đồng. Cấp phúc thẩm không
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không đúng pháp luật.
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị này
và hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm để xử sơ thẩm lại theo thủ
tục chung.
HOÀNG YẾN
Theo báo cáo của VKSND Cấp cao tại TP.HCM, trong
năm 2019 đơn vị này đã tăng cường kiểm sát việc tạm
giam và quyết định tạm giam trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm, giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM.
VKS đã tiếp nhận và kiểm sát 889 bị cáo có quyết định
tạm giam, không phát hiện trường hợp nào vi phạm thời
hạn.
Tuy nhiên, dù không vi phạm về thời hạn nhưng việc
tòa án gửi quyết định tạm giam đến các trại tạm giam
trong khu vực bằng bưu điện đã phát sinh một số trường
hợp bị chậm trễ. Cụ thể, VKSND Cấp cao tại TP.HCM
nhận được 24 kiến nghị của VKSND tỉnh Bạc Liêu và
VKSND tỉnh Bình Phước về việc chậm nhận được quyết
định của tòa án.
Lý do, tòa án chuyển quyết định bằng đường bưu điện
về địa phương cũng phải mất khoảng một tuần mới nhận
được. Việc này dẫn đến một vài nơi không nhận được
quyết định đúng thời hạn.
Ở tỉnh Bình Phước, chỉ cần quá hạn một ngày là địa
phương này làm kiến nghị, đến ngày thứ ba vẫn chưa
nhận được quyết định của tòa thì kiến nghị lần thứ hai,
đến ngày thứ bảy tiếp tục kiến nghị lần thứ ba.
Ông Hồ Sỹ Hoàn, Viện trưởng Viện Hình sự VKSND
Cấp cao tại TP.HCM, đưa ra giải pháp: “Tôi đã suy nghĩ
chụp quyết định lệnh tạm giam gửi qua email cho trại tạm
giam Bình Phước và VKSND tỉnh Bình Phước để nắm.
Đúng là về bảo mật có sai nhưng ở Bình Phước nếu không
có lệnh của tòa, họ sẽ trả tự do cho bị cáo. Nhưng trong
tố tụng, chưa có quy định nào tòa án phải gửi quyết định
trước cho các trại giam bao nhiêu ngày”.
H.YẾN
Bình Phước liên tục kiến nghị tòa án về tạm giam bị cáo
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook