045-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa3-3-2020
Dệt may xoay xở tìm nguyên liệu
sản xuất
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
nh hưởng của dịch
COVID-19 làm đứt gãy
các chuỗi cung trên toàn
cầu. Trong bối cảnh đó, các
doanh nghiệp (DN) dệt may
và da giàyViệt Nam là những
ngành mang về hàng chục tỉ
USD xuất khẩu mỗi năm có
lẽ thấm đòn nhiều nhất vì
phụ thuộc vào nguyên liệu
Trung Quốc.
Nguy cơ đứt nguồn
hàng cận kề
Nhiều DN đối diện việc
tạm ngừng sản xuất vì thiếu
nguồn cung nguyên vật liệu.
Chuyên sản xuất quần áo trẻ
em, chị Hoàng Oanh, Giám
đốc Công ty May Hoàng
Oanh (TP.HCM), mấy ngày
nay đứng ngồi không yên vì
không có đủ nguyên liệu để
sản xuất.
“Nguồn nguyên, phụ liệu
cho sản xuất thành phẩm đến
từ khá nhiều nước nhưng
chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Song hiện nay, các nhà máy
mà chúng tôi đặt hàng đang
trong tình trạng dừng sản xuất.
Chưa kể việc hạn chế chuyển
hàng qua cửa khẩu biên giới
bằng đường bộ giữaViệt Nam
và Trung Quốc khiến công ty
phải sản xuất cầmchừng. Nếu
tình trạng đứt nguồn cung
nguyên liệu tiếp tục kéo dài,
có khả năng chúng tôi phải
đóng cửa nhà máy, dừng sản
xuất hàng” - chị Oanh lo lắng.
Đại diện một công ty sản
xuất các sản phẩm da giày
xuất khẩu đi thị trường châu
Âu cho hay từ đầu năm đến
nay, do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nên việc sản xuất
gặprất nhiềukhókhăn.Nguyên
nhân chính là do công tykhông
nhập khẩu được nguyên, phụ
liệu đầu vào phục vụ sản xuất
từ Trung Quốc. Hệ quả là sản
xuất bị giảmsút nghiêm trọng,
doanh thu giảm tới 40% so
với cùng kỳ.
“Nếu dịch bệnh COVID-19
không được khống chế sớm,
nguyên liệu không nhập được
thì từ quý II-2020, hàng trăm
công nhân công ty có thể phải
nghỉ việc” - đại diện công ty
này chia sẻ.
Phó Chủ tịch Hiệp hội DN
TP.HCMLêHữuNghĩa thông
tin: Trong những chuyến khảo
sát tại các DN dệt may và da
giày trên địa bàn TP có sử
dụng nguồn nguyên liệu từ
TrungQuốc, hiệp hội này thấy
gần như tất cả đơn vị này đều
thiếu nguồn cung trầm trọng.
Nếu mua được nguyên liệu
thì giá tăng cao so với trước.
Trong khi đó, đầu ra cho sản
phẩm lại yếu do người tiêu
dùng có xu hướng thắt chặt
chi tiêu để dành tiền phòng
dịch. “Với sức tiêu thụ yếu,
mà đầu vào tăng giá đã nuốt
mất lợi nhuận các DN” - ông
Nghĩa kết luận.
ÔngPhạmXuânHồng, Chủ
tịch Hiệp hội Dệt may Thêu
đan TP.HCM, cho hay qua rà
soát vấn đề nguyên liệu của
các DN trong hiệp hội thì cho
thấy khoảng 50% các DN chỉ
đảm bảo sản xuất đến giữa
tháng 3, phần còn lại là hết
tháng 3. Một số đơn vị khai
thác được nguyên liệu trong
nước và từ các nước chưa
bị dịch bệnh như Indonesia,
Malaysia hay Ấn Độ có thể
duy trì được hoạt động nhưng
số này rất ít.
“Phần lớn các DN hiện nay
đang cố gắng co kéo việc sản
xuất bằng cách giãn giờ làm,
tận dụng nguồn nguyên, phụ
liệu tồn kho trước đó để sản
xuất một số mặt hàng bán
trong nước. Do dịch bệnh
COVID-19 bất ngờ đến nên
hiện các DN không còn quan
tâm nhiều đến mục tiêu tăng
trưởng mà mối bận tâm lớn
nhất là làm sao xoay xở có
nguyên liệu cho hoạt động
sản xuất” - ông Hồng nói.
Tìm lối thoát
Nhận diện đúng rủi ro và
tìm giải pháp là bài toán chủ
chốt với các DN nếu muốn
tồn tại trong thời điểm khó
khăn như hiện nay. Trong góc
nhìn này, Công ty Sợi Thế
Kỷ đã tính toán rất nghiêm
túc về vấn đề nguyên, phụ
liệu nhằm tránh phụ thuộc
vào bất kỳ một thị trường
nào mà chỉ cần biến động là
gặp rủi ro và ảnh hưởng đến
toàn bộ chuỗi sản xuất.
“Từ lâu công ty đã phân
tán cơ cấu nguyên, phụ liệu
cho sản xuất, đa dạng thị
trường và cơ cấu nguyên
liệu Trung Quốc chỉ chiếm
khoảng 20%. Do đó, chúng
tôi vẫn duy trì được sản xuất.
Trong thời gian tới, chúng tôi
sẽ hợp tác với các nhà đầu tư
Hàn Quốc, Nhật… để hình
thành chuỗi cung ứng. Tôi
Cố gắng co kéo để duy trì sản xuất
Hiệp hội DN khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HBA)
đánh giá việc thiếu hụt nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Đặc biệt,
việc đáp ứng đơn hàng đã lên kế hoạch cho quý I-2020 bị
đình trệ và một số lượng lớn người lao động sẽ thiếu việc
làm trong tháng 2 và tháng 3.
Do đó, HBA kiến nghị đến cơ quan, ban ngành liên quan
đảmbảo việc lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất giữaViệt
Nam và Trung Quốc được tiếp diễn bình thường, ổn định
sản xuất, kinh doanh. Việc vận chuyển này sẽ đảmbảo tuân
thủ tuyệt đối các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.
Cơ hội để tái cấu trúc, tránh phụ thuộc
Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, nguyên Viện
trưởngViện Kinh tếViệt Nam, ảnh hưởng của dịchCOVID-19
khiến các chuỗi cung ứng bị đứt. Việt Nam lệ thuộc nặng cả
đầu ra và đầu vào, trong đó các ngành công nghiệp có đầu
vào từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhiều, cho nên DNViệt, kể
cả nhà đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng.
ĐâythựcsựlàgiaiđoạnkhókhăncủacộngđồngDNnhưng
ông Thiên cũng cho rằng nó cũng là cơ hội để tái cấu trúc
nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.“Các DN có
thể bứt lên thay thế sản phẩm của Trung Quốc và mở rộng
thị trường dưới sự hỗ trợ của Chính phủ như giảm thuế,
giãn nợ... cho DN” - ông Thiên nhấn mạnh.
Sau nhiều phiên liên tiếp giảm sâu khiến nhà đầu tư choáng
váng, ngày 2-3, giá vàng đồng loạt tăng đột biến. Đơn cử, vào
lúc 11 giờ trưa qua, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)
niêm yết giá mua-bán vàng miếng ở mức 45,67-46,15 triệu
đồng/lượng, tăng 650.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và
tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tương tự, Công ty Vàng Bảo Tín Minh Châu cũng tăng
mạnh giá vàng miếng thêm 700.000 đồng/lượng ở chiều
mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, lên
mức 45,55-46,15 triệu đồng/lượng (mua-bán). Đáng chú
ý, Ngân hàng Sacombank tăng giá mua vào đối với vàng
miếng SJC tới 800.000 đồng/lượng, giao dịch quanh mức
45,4-46,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà đi lên của giá
vàng trên thị trường quốc tế. Lúc 11 giờ sáng 2-3, giá
vàng giao ngay trên thị trường thế giới lên mức 1.600
USD/ounce, thậm chí có thời điểm tăng lên mức 1.607
USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương
mại, giá vàng thế giới hiện tương đương 44,8 triệu đồng/
lượng, thấp hơn giá vàng trong nước tới 1,4 triệu đồng/
lượng. Theo dự báo của các nhà phân tích, giá vàng sẽ
tăng trong ngắn hạn.
T.LINH
cũng cho rằng ngay cả khi
dịch bệnh qua đi, các DN
cũng nên tính toán lại việc
nguồn cung nguyên liệu để
tránh rủi ro” - ông Đặng
Triệu Hòa, Tổng giám đốc
Sợi Thế Kỷ, nói.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng,
giám đốc một công ty chuyên
giày xuất khẩu ở Đồng Nai,
thông tin công ty đang tìm
thêmđối tác cung ứng nguyên
liệu trong nước cũng như từ
Hàn Quốc, Nhật Bản và châu
Âu. Mục đích là để đề phòng
trường hợp dịch bệnh kéo dài
ở Trung Quôc thì cũng không
gây ảnh hưởng quá lớn đến
sản xuất.
“Các hợp đồng xuất khẩu
của công ty sang thị trường
châuÂu,Mỹ vẫn đảmbảo thời
gian giao hàng. Tuy nhiên, lợi
nhuận sẽ giảm vì giá nguyên
liệu mua trong nước và các
thị trường ngoài Trung Quốc
cao hơn” - ông Hùng cho hay.
ÔngPhạmXuânHồng, Chủ
tịch Hiệp hội Dệt may Thêu
đan TP.HCM, cho hay hiệp
hội đã đề nghị các DN tìm
kiếm thêm các nguyên, phụ
liệu ngoài thị trường Trung
Quốc và nội địa. Từ đó để
tránh phụ thuộc và cố gắng
tối đa kéo dài hoạt động của
mình, tích cực chăm sóc đội
ngũ lao động để tình hình
phục hồi lại thì có lao động
để tiếp tục hoạt động.
“Bên cạnh đó hiện lĩnh vực
dệt may có khoảng 90% DN
có quy mô nhỏ và vừa. Do
vậy chúng tôi đề nghị Nhà
nước cần có sự hỗ trợ giảm
bớt gánh nặng về chi phí điện,
nước, phí vận tải cho các DN;
xem xét về chính sách giảm
lãi suất, giãn trả nợ, giảm
thuế” - ông Hồng đề nghị.•
Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm thêmđối tác cung ứng nguyên liệu trong nước và chấp nhận nhập khẩu
nguyên liệu giá cao từ nước khác để đề phòng trường hợp dịch COVID-19 kéo dài.
Mục tiêu tăng trưởng cho ngành dệtmay và da giày đang bị thách thức dữ dội vì thiếu nguyên liệu.
Ảnh: QH
Mối bận tâm lớn
nhất của các đơn
vị kinh doanh hiện
nay là làm sao xoay
xở để có nguyên liệu
cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Giá vàng tăng nhưng giao dịch khá èo uột. Ảnh: TL
Giá vàng tăng mạnh trở lại
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook