045-2020 - page 9

9
sàng để triển khai sớm theo chỉ
đạo của Bộ GTVT cũng như Cục
Hàng không Việt Nam…” - lãnh
đạo ACV thông tin.
Trước đó, tại cuộc họp liên quan
đến việc thu phí vào sân bay, Bộ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Thể cho biết thực hiện chỉ đạo
của Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình, Bộ GTVT đã
thống nhất được vấn đề. Đó là tại
các cảng hàng không đã lắp đặt hệ
thống kiểm soát thời gian ô tô ra
vào cảng thì không thu tiền đối với
xe ra vào khu vực đón trả khách
trong khoảng thời gian dự kiến là
10 phút. Bộ trưởng yêu cầu ACV
phải lắp đặt hệ thống kiểm soát thời
gian ô tô xong trước ngày 31-3 cho
tất cả cảng hàng không có thu tiền.
Thu phí không đúng
quy định
Theo kết luận của Thanh tra
Chính phủ trước đó, trong giai
đoạn từ 1-1-2012 đến 31-12-2015,
tổng doanh thu từ việc thu phí xe
ra vào 19 cảng hàng không của
ACV là 551 tỉ đồng. Khoản thu
này tuy mang lại lợi ích cho ACV
và cho Nhà nước khi ACV chưa cổ
phần hóa (ACV cổ phần hóa năm
2016) nhưng không đúng quy định
Luật Đất đai và Luật Hàng không
dân dụng.
Tháng 11-2019, liên Bộ GTVT
và Bộ Tài chính
thống nhất dịch vụ
sửdụngđườngdẫn
vào nhà ga cảng
hàng không là
dịch vụ phi hàng
không tại cảng
hàng không, sân
bay, không nằm
trong danh mục
dịch vụ do Nhà nước định giá. Kể
từ ngày 1-10-2015, phí dịch vụ sử
dụng đường dẫn vào nhà ga cảng
hàng không được Thông tư 36/2015,
Bộ GTVT quy định thuộc danh mục
dịch vụ phi hàng không thiết yếu.
Vì vậy, doanh nghiệp cảng hàng
không được thu tiền dịch vụ, quyết
VIẾT LONG
C
hiều 2-3, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, lãnh đạo Tổng công
ty Cảng hàng không Việt Nam
(ACV) cho biết đơn vị này vẫn đang
tiến hành lắp đặt hệ thống kiểm soát
thời gian đối với xe ra vào các sân
bay do ACV quản lý, khai thác.
Lắp đặt trước ngày 31-3
Theo đó, các ô tô ra vào sân bay
đón trả khách trong khoảng thời
gian nhất định không phải đóng
phí. “Phòng trường hợp tắc ở cửa
ra vào sân bay, chúng tôi cũng dự
kiến không quy định cứng nhắc
10-15 phút, mà sau này sẽ có hệ
thống giám sát để phân ra xe nào
chỉ đón trả khách và xe nào đỗ
trong sân bay. Để giải quyết được
những vấn đề này, trong quá trình
vận hành ACV sẽ phải giám sát,
theo dõi nhằm điều chỉnh cho phù
hợp…” - lãnh đạo ACV cho hay.
ACV cũng cho biết trước mắt
đơn vị này đang đầu tư, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống kiểm soát
xe ra vào nhà ga tại ba cảng hàng
không Nội Bài, Tân Sơn Nhất và
Đà Nẵng. 18 cảng hàng không còn
lại đã có hai cảng hoàn thành công
tác xây dựng, đang lắp đặt hệ thống.
16 cảng hàng không đã lập hồ sơ
dự án đầu tư và nộp hồ sơ xin cấp
phép thi công lên Cục Hàng không
Việt Nam. “Hiện chúng tôi đã sẵn
Trạmthu phí
tại đường
dẫn vào nhà
ga hỗn hợp
sân bay Tân
SơnNhất.
Ảnh:
THUTRINH
định mức thu và thực hiện niêm yết
mức thu theo quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam,
đồng thời thực hiện nộp thuế, nghĩa
vụ ngân sách theo quy định.
Thực tế giai đoạn 2012-2017, số
tiền thu nói trên đã được ACV hạch
toán kế toán, xuất hóa đơn, xác định
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trích
lập các quỹ của doanh nghiệp theo
đúng hướng dẫn chế độ kế toán của
Bộ Tài chính và đã nộp thuế, nghĩa
vụ ngân sách theo đúng quy định.
Vì vậy, liên Bộ Tài chính, Bộ
GTVT thống nhất báo cáo Thủ
tướng phương án xử lý đối với số
tiền ACV thực tế đã thu phí xe vào
sân bay giai đoạn
2012-2017 theo
hướng trước mắt,
không xử lý kinh
tế đối với số tiền
ACVđã thu được
từ dịch vụ đường
dẫn vào nhà ga
hàng không đối
với ô tô đón trả
khách giai đoạn
2012-2017.
“Lý do là ACV đã thực hiện các
nghĩa vụ ngân sách theo quy định và
Kết luận thanh tra số 2569/2017 của
Thanh tra Chính phủ, liên bộ cũng
không kiến nghị xử lý kinh tế về số
tiền ACV đã thu số tiền này” - báo
cáo của hai bộ nêu rõ.•
Khoản thu phí xe ra vào
tuy mang lại lợi ích cho
ACV và cho Nhà nước
nhưng không đúng
quy định Luật Đất đai
và Luật Hàng không
dân dụng.
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ 7 tỉnh ĐBSCL
tích hợp nước an toàn
Ngày 2-3, lãnh đạo TP Cần Thơ làm việc với đoàn công
tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về dự án tích hợp nước
an toàn vùng ĐBSCL.
Theo ông David Lord, chủ nhiệm dự án, trưởng đoàn
WB, dự án cấp nước vùng ĐBSCL vẫn đang thảo luận giữa
Bộ Xây dựng và nhiều bộ liên quan. Dự án đã được thảo
luận qua nhiều năm và khá phức tạp. “Trong thời điểm hiện
nay, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Bộ Xây dựng dự án cấp nước
vùng và muốn tới các tỉnh, TP xem các địa phương cần hỗ
trợ gì để cải thiện về an ninh nguồn nước cho mình. Tầm
nhìn chúng tôi có hai dự án, trong đó dự án cấp tỉnh cố gắng
làm càng nhanh càng tốt. Dự án thứ hai là cấp vùng” - ông
David cho hay.
Cũng theo ông David, trong hai ngày làm việc tại Cần
Thơ, đoàn WB sẽ ghi nhận ý kiến các sở, ngành về kỹ thuật
chủ yếu liên quan cấp nước và những ưu tiên đầu tư khác.
Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch TP Cần Thơ, cho biết
về dự án này TP đã tham gia thảo luận nhiều, có nhiều
cuộc họp với Bộ Xây dựng, các địa phương. Cũng theo
ông Dũng, về nguồn vốn vay TP đã có văn bản gửi Bộ Xây
dựng. “Đây là vấn đề rất quan trọng vì sẽ quyết định trong
thời gian tới liên quan đến an ninh nguồn nước. Do vậy, các
sở nên cố gắng có lãnh đạo sở dự và cán bộ chuyên môn đi
cùng để quyết vấn đề cho nhanh” - ông Dũng yêu cầu.
Trước đó, vào năm 2017, Bộ Xây dựng và WB tổ chức
hội thảo báo cáo đầu kỳ về dự án chuẩn bị dự án cấp nước
an toàn vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. Dự án cấp nước an
toàn vùng ĐBSCL gồm bảy tỉnh, TP phía tây nam sông Hậu
(TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, một phần tỉnh Kiên Giang - trừ các huyện, đảo và
An Giang - trừ các huyện phía bắc sông Hậu) với diện tích
hơn 24 km
2
và số dân (năm 2016) là 9,4 triệu người. Dự án
tổng thể có vốn đầu tư khoảng 1,7 tỉ USD.
NHẪN NAM
Sắp có đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất
tại miền Tây
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh, TP khu vực
ĐBSCL về việc đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên
cao trong tháng 3.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, theo dự báo của các cơ
quan nghiên cứu khoa học thuộc bộ, từ ngày 7 đến 15-3, tại
ĐBSCL tiếp tục xảy ra một đợt xâm nhập mặn tăng cao theo
kỳ triều cường giữa tháng 2 âm lịch. Đợt xâm nhập mặn này
được đánh giá có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô.
Theo đó, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4 g/l gồm sông
Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) ảnh hưởng sâu nhất
100-110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN) 25-32
km, sâu hơn cùng kỳ năm mặn lịch sử 2016 3-5 km.
Sông cửa Tiểu, cửa Đại có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất
khoảng 60 km, sâu hơn TBNN lớn nhất 22 km, sâu hơn cùng
kỳ năm mặn lịch sử 2016 khoảng 5 km. Sông Hàm Luông có
phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn TBNN
lớn nhất 35 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km.
Sông Cổ Chiên: Phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km,
sâu hơn TBNN lớn nhất 26 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016
khoảng 6 km. Sông Hậu (cửa Định An, Trần Đề): Phạm vi ảnh
hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn TBNN lớn nhất 29 km,
sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km. Sông Cái Lớn: Phạm
vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 62-65 km, sâu hơn TBNN lớn
nhất khoảng 12 km, tương đương cùng kỳ năm 2016.
Bộ NN&PTNT nhận định đợt xâm nhập mặn này có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái
và nước sinh hoạt của người dân. Cuối tháng 3, xâm nhập
mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm
nhập mặn giữa tháng. Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập
mặn gây ra, bộ đề nghị các tỉnh, TP khu vực ĐBSCL tiếp
tục tăng cường tổ chức thực hiện Chỉ thị 04/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách
phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Bộ này cũng đề nghị các địa phương tổ chức giám sát
chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các
cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho
phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng.
Cũng theo bộ này, các địa phương phải tranh thủ tích trữ
nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập
mặn lên cao. Đồng thời, các địa phương chưa nên tổ chức
xuống giống lúa vụ hè thu ở những vùng có khả năng ảnh
hưởng của xâm nhập mặn.
A.HIỀN
Vào sân bay dưới 10 phút:
Không thu phí
Các xe vào đưa/đón khách tại sân bay trong thời gian ngắn sẽ khôngmất phí.
Miền Tây đang bị hạnmặn xâm lấn, nhiều diện tích lúa bị thiệt hại.
Ảnh: NAMGIAO
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook