045-2020 - page 7

7
HOÀNGYẾN
N
gày 2-3, TAND TP.HCM mở
lại phiên phúc thẩmvụNguyễn
Văn Đát (SN 1959, ngụ Nhà
Bè) làm nghề mua bán phế liệu bị
truy tố về tội vi phạm quy định về
an toàn lao động. HĐXX đã hủy
bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra,
xét xử lại để xử lý đúng tội danh và
giám định sức khỏe của bị cáo Đát.
Sập nhà, một người chết
Theo hồ sơ, sáng 25-5-2018, trong
lúc công nhân đang thi công tháo
dỡ một căn nhà trên đường Trần
Văn Kiểu (phường 11, quận 6), bức
tường ở tầng ba sập và đè chết ông
P. (đang thi công ở tầng hai). Hai
công nhân còn lại bị xây xát nhẹ.
Kết luậngiámđịnhxácđịnhnguyên
nhân nạn nhân chết là do suy hô
hấp cấp do chấn thương ngực kín
gây dập rách phổi, đa chấn thương.
Công an xác định công trình tháo
dỡ căn nhà trên để xây dựng mới do
bà N. làm chủ nhà và là chủ đầu tư.
Qua giới thiệu, bà N. đồng ý cho
bị cáo Đát mua xác nhà với giá 25
triệu đồng.
Do không biết chữ nên bị cáo
Đát đã nhờ ông Phạm Thế Hưng
đứng ra ký hợp đồng với chủ nhà
và thuê xe bắn bê tông để phá bê
tông lấy sắt. Để thực hiện việc tháo
dỡ nhà, bị cáo Đát thuê ông Hưng
ở lại công trình quản lý chấm công,
trả tiền công hằng ngày cho công
nhân, bán sắt phế liệu.
Đồng thời, bị cáo Đát thuê ba
công nhân tháo dỡ công trình và
Đáng lẽ bị cáo Đát còn phải
chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền
10-50 triệu đồng. Tuy nhiên, do bị
cáo không có khả năng thi hành
nên tòa không áp dụng hình phạt
bổ sung này.
Về bồi thường thiệt hại, bị cáo
Đát và chủ nhà đã đến thăm hỏi chia
buồn và thỏa thuận bồi thường tổng
cộng 160 triệu đồng cho gia đình
nạn nhân đã mất. Các thành viên
trong gia đình nạn nhân không có
yêu cầu gì thêm và có đơn bãi nại.
Sau đó, bị cáo Đát chỉ kháng cáo
xin xem xét lại mức hình phạt mà
án sơ thẩm đã tuyên. Tại phiên phúc
thẩm, đại diện VKS đề nghị HĐXX
hủy án vì quá trình tố tụng ở giai
đoạn sơ thẩm có vi phạm tố tụng.
Luật sư bào chữa cho bị cáo cho
rằng án sơ thẩm quy kết hành vi của
Đát là không hợp lý. Bởi bị cáo Đát
là người không biết chữ, không nghe
rõ (điếc) và không quen biết gì với
chủ nhà. Từ đó, luật sư cho rằng
bản chất của vụ án chưa được các
cơ quan tố tụng làm rõ khi xét xử.
HĐXXnhậnđịnhquá trình sơ thẩm
chưa làm rõ tình hình sức khỏe của
bị cáo, cụ thể là khả năng nghe của
ông Đát. Tại phiên tòa, bị cáo không
nghe được các câu hỏi của HĐXX.
Trước đó, ở giai đoạn sơ thẩm, ông
có nộp hồ sơbệnh án nhưng lại không
được trưng cầu giám định sức khỏe.
Đây là vi phạm tố tụng mà cấp phúc
thẩm không thể khắc phục.
Đáng chú ý, HĐXX còn cho
rằng việc điều tra truy tố ông Đát
của cấp sơ thẩm là không đúng về
tội danh. Hành vi của bị cáo này
có thể vi phạm một tội danh khác
về xây dựng. Ngoài ra, lời khai của
bị cáo, nhân chứng cũng như người
liên quan có nhiều mâu thuẫn chưa
được làm rõ. Vì thế, cấp phúc thẩm
hủy bản án sơ thẩm.•
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa3-3-2020
trả công mỗi ngày 500.000 đồng.
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, bị cáo
Đát không có mặt tại hiện trường
và chiếc xe bắn bê tông cũng không
hoạt động.
Sau đó, bị cáo Đát bị VKS truy
tố về tội vi phạm quy định về an
toàn lao động theo điểm a khoản 1
Điều 295 BLHS.
Bị cáo không nghe rõ
tòa vẫn xử
Xử sơ thẩm, đại diện VKSND
quận 6, TP.HCM đề nghị TAND
cùng cấp phạt bị cáo Đát 2-3 năm tù.
Tòa nhận định Đát là người trưởng
thành, đủ khả năng nhận thức được
hậu quả với hành vi mình gây ra.
Do thiếu ý thức trong việc chấp
hành các nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn lao động tại
nơi làm việc, bị cáo đã để xảy ra
vụ tai nạn lao động làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe người khác. Từ đó, tòa sơ
thẩm tuyên phạt Đát một năm sáu
tháng tù.
Tại tòa, Đát thừa nhận tai nạn
xảy ra là do lỗi của mình đã không
trang bị các phương tiện bảo hộ lao
động cần thiết an toàn cho ba công
nhân trong lúc đang tháo dỡ công
trình. Hậu quả sập tường dẫn đến
đè chết một người…
Bị cáoNguyễn VănĐát tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: HY
HĐXX còn cho rằng
việc cấp sơ thẩm điều tra,
truy tố, xét xử bị cáo
không đúng tội danh.
Không xử lý người bị cáo nhờ ký hợp đồng
Theo bản án sơ thẩm thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa đã nhiều
lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra làmrõ vai trò của ông PhạmThếHưng (người
bị cáo nhờ ký hợp đồng mua xác nhà - PV) để tránh bỏ lọt tội phạm. Tuy
nhiên, VKSND quận 6 giữ nguyên quan điểm cho rằng ông Hưng chỉ là
người đứng tên giúp bị cáo Đát ký hợp đồng với chủ nhà nên không liên
quan đến hành vi phạm tội của bị cáo. Do đó, HĐXX sơ thẩm không kiến
nghị xử lý ông này.
Vai trò củaviệnkiểmsát ởphiênhòagiải tại tòa
Bị cáo điếc nặng nhưng
không được giám định
Theo tòa phúc thẩm, bị cáo không nghe được nhưng cấp sơ thẩmkhông trưng cầu giámđịnh sức khỏe
là vi phạm tố tụng không thể khắc phục được.
Ngày 2-3, Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) TP.HCM tổ
chức hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại
tại tòa án, sẽ được QH thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết (Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn
chuyên trách Đoàn đại biểu QH TP.HCM) chủ trì hội thảo.
Luật sư (LS) Nguyễn Bảo Trâm (Đoàn LS TP.HCM)
đồng ý rằng hoạt động hòa giải, đối thoại theo dự thảo
được thực hiện trước khi tòa án thụ lý theo trình tự tố
tụng. Với quy định như dự thảo, bà không thấy mâu thuẫn
gì với BLTTDS 2015 và Luật TTHC 2015.
Về tiêu chuẩn của hòa giải viên, LS Trâm đề nghị bỏ nội
dung người có hiểu biết về phong tục, tập quán, có uy tín
trong cộng đồng dân cư nếu có đủ điều kiện thì có thể được
bổ nhiệm làm hòa giải viên. Theo bà, đây là tiêu chuẩn rất
chung chung, khó định lượng được cụ thể và cũng là kẽ hở
cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên.
Đồng thời, LS Trâm đề nghị bổ sung quy định cho
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham
gia hòa giải, đối thoại và bổ sung các quyền, nghĩa vụ của
họ.
Việc cho rằng luật sư tham gia hòa giải làm cho mọi
việc rối lên là cái nhìn định kiến, một phía vì sự tham gia
của luật sư khiến cho việc hòa giải đạt kết quả tốt hơn và
phù hợp với Luật LS.
Thẩm phán Trần Thị Thương (TAND TP.HCM) nêu
trong chín tháng thí điểm, trung tâm hòa giải đối thoại đã
nhận hòa giải hơn 6.100 vụ việc, trong đó hòa giải thành
5.100 vụ việc tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
Điều này khuyến khích người dân khi có tranh chấp
phát sinh thì xét xử tại tòa không phải là con đường duy
nhất mà hòa giải, đối thoại tại tòa án cũng là một mô hình
rất hay.
Điều bà băn khoăn là lựa chọn, bổ nhiệm hòa giải viên.
Bởi hòa giải viên là người chủ trì và dẫn dắt câu chuyện
để những người tranh chấp tìm được điểm chung, tháo
gỡ được việc tranh chấp để đi đến hòa giải thành. Ngoài
chuyên môn và kỹ năng thì hòa giải viên còn phải có đạo
đức, biết lắng nghe, chia sẻ.
Bà thống nhất với các tiêu chí mà dự thảo đưa ra nhưng
cần phải có cơ chế để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả
cao.
Đại diện VKSND TP.HCM cho rằng khoản 4 Điều 29
trong dự thảo quy định quyết định công nhận hoặc không
công nhận kết quả hòa giải phải gửi cho VKS. Thế nhưng
nếu chỉ gửi quyết định thì VKS không biết được nội dung
hòa giải, những người tham gia hòa giải, có ảnh hưởng
đến người thứ ba hay không.
Có những trường hợp hòa giải xâm phạm đến quyền lợi
của người thứ ba nhưng VKS không có hồ sơ thì rất khó
để thực hiện quyền đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết
định công nhận hòa giải, đối thoại thành theo Điều 33 của
dự thảo.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết băn khoăn kết quả hòa giải thí
điểm cao (VD: Hải Phòng hòa giải thành trên 90%), nhưng
việc giải quyết hòa giải ở tòa tỉ lệ thường thấp.
Về việc hòa giải, đối thoại có làm kéo dài việc giải quyết
vụ án hay không, bà Tuyết cho biết Uỷ ban Thường vụ QH
đã làm rõ thời gian hòa giải, đối thoại kéo dài không quá
hai tháng.
YẾN CHÂU
Ba trường hợp hòa giải có thu phí
Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu QH, dự thảo luật điều
chỉnh ba trường hợp sau phải chịu chi phí hòa giải, đối thoại:
- Pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh
chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.
- Chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải, đối thoại trong
trường hợp các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải,
đối thoại ngoài trụ sở tòa án. Chi phí khi hòa giải viên xem
xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện
mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của tỉnh nơi tòa
án có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trụ sở, trước khi hòa
giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối
thoại thành.
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook