051-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa10-3-2020
Nhất ký ba văn bản gửi UBND
TP Đà Nẵng đề nghị cho mua nhà
công sản, không tính hệ số sinh
lời. TP sau đó cho phép bán và
chuyển quyền sử dụng đất tại 82
Trần Quốc Toản cho báo với giá
hơn 674 triệu đồng.
Tiếp đó, ông Nhất thỏa thuận để
Phan VănAnh Vũ (tức Vũ “nhôm”)
đứng ra nộp tiền mua nhà, đất và
được chuyển quyền sử dụng, còn
báo
Đại Đoàn Kết
sẽ được sử dụng
tầng hai của căn nhà trong 30 năm.
Hội đồng định giá tài sản trong tố
tụng hình sự trung ương xác định
tại thời điểm khởi tố vụ án, khu đất
82 Trần Quốc Toản có giá hơn 13,8
tỉ đồng. Vì vậy, hành vi của ông
Nhất gây thiệt hại cho Nhà nước
hơn 13,1 tỉ đồng (13,8 tỉ đồng trừ
đi hơn 674 triệu đồng).
Theo HĐXX, bị cáo đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, làm trái công
vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND
TP Đà Nẵng liên quan đến việc
đề nghị được mua nhà, đất công
sản. Tiếp đó, bị cáo thỏa thuận với
Phan Văn Anh Vũ thông qua các
hợp đồng nguyên tắc với nội dung
báo sẽ bán nhà, đất 82 Trần Quốc
Toản cho Công ty Xây dựng 79
bằng với giá UBND TP Đà Nẵng
phê duyệt.
Hành vi trên gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản của Nhà nước với
số tiền hơn 13 tỉ đồng. Việc VKS
truy tố bị cáo là đúng người, đúng
tội, không oan.
HĐXX cũng cho rằng bị cáo
nhận thức rõ hành vi của mình là
sai phạm nhưng đã vì động cơ vụ
lợi, mưu cầu lợi ích vật chất cho
báo
Đại Đoàn Kết
và người khác…
Không hưởng lợi gì?
Khai tại tòa, bị cáo Nhất cho
biết khi liên hệ với UBND TP Đà
Nẵng, TP trả lời rằng không có chủ
trương cho thuê, mượn mà chỉ bán.
Việc này được TP trả lời công khai
tại các cuộc họp giao ban báo chí.
Ông có báo cáo lại với tổng biên tập
của báo nhưng “không phải việc gì
cũng báo cáo bằng văn bản mà có
thể trực tiếp hoặc trong cuộc họp”.
Về ba văn bản gửi UBND TP Đà
Nẵng, ông Nhất thừa nhận chưa báo
cáo ban biên tập nhưng cho rằng
các phương án đang trong quá trình
thực hiện, không có quy định nào
buộc phải báo cáo.
Cũng theo bị cáo, sau khi được
UBND TP chấp thuận bán nhà, đất,
bị cáo và Công ty Xây dựng 79 có
ký hợp đồng nguyên tắc, trong đó
báo không cần bỏ ra bất cứ một chi
phí nào vẫn sẽ được sử dụng tầng
hai của căn nhà trong vòng 30 năm.
Sau đó, bị cáo cùng Vũ “nhôm”
TUYẾNPHAN
N
gày 9-3, TANDTPHàNội mở
lại phiên sơ thẩm, tuyên phạt
bị cáo Trương Duy Nhất (cựu
trưởng văn phòng đại diện Trung
Trung bộ của báo
Đại Đoàn Kết
)
10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công
vụ. Báo chí được bố trí theo dõi
phiên tòa qua màn hình tivi ngoài
phòng xử án.
Làm trái công vụ
Theo cáo trạng, năm 1996, báo
Đại Đoàn Kết
có công văn đề nghị
UBND TP Đà Nẵng cấp hoặc cho
thuê một địa điểm để làm trụ sở
văn phòng đại diện và giao Trương
Duy Nhất liên hệ với chính quyền
địa phương về việc này.
Cáo trạngnhấnmạnhbáo chỉmuốn
được cấp hoặc thuê chứ không có
chủ trương xin mua nhà công sản.
Từ năm 2003 đến 2004, ông
Bị cáo TrươngDuy Nhất khai báo trước tòa. Ảnh: TTXVN
Cựu nhà báo
Trương Duy Nhất
bị phạt 10 năm tù
HĐXX khẳng định việc truy tố, xét xử ông Nhất là đúng người,
đúng tội, không oan.
và lãnh đạo Công ty Xây dựng 79
đã ra Hà Nội để làm việc với ban
biên tập hai lần. Sau các cuộc làm
việc trên, ban biên tập nhận thấy
phương án có lợi cho báo nên chấp
nhận và ủy quyền cho bị cáo tiếp
tục thực hiện.
Bị cáoNhất cho rằng không hưởng
lợi bất cứ điều gì trong vụ án này.
Mục đích của bị cáo trong việc mua
nhà, đất là làm theo nhiệm vụ được
ban biên tập giao, đáp ứng nhu cầu
văn phòng đại diện có một nơi làm
việc khang trang.
ÔngNhất cũng phủ nhận cáo buộc
gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng, vì cho
rằng báo
Đại Đoàn Kết
được lợi chứ
không mất gì. Nếu chăng việc bán
nhà, đất không qua đấu giá, rẻ hơn
giá thị trường, gây thiệt hại từ số
tiền chênh lệch này thì đó là trách
nhiệm của bên bán.
Có mặt tại tòa với tư cách người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,
Phan Văn Anh Vũ nói: “Trong vụ
án này, dù có sai hợp đồng nguyên
tắc số này số kia nhưng bản chất
vấn đề là không có tiêu cực hay vụ
lợi. Bản thân ông Nhất không nhận
của tôi một đồng nào”.•
Tại phần xét hỏi, bị cáoNhất cho rằngmình không có
sai phạm, nếu có thì đó là do tổngbiên tập, vì bị cáo thực
hiện theo sự phân công và ủy quyền của tổng biên tập.
Về vấn đề này, đại diện VKS nêu quan điểm ông Lê
Quang Trang (cựu tổng biên tập) và Bùi Thượng Toản
(cựu phó tổng biên tập) đã buông lỏng quản lý để bị
cáo Nhất tự ý ký các văn bản đề xuất mua cũng như
chuyển nhượng nhà, đất tại 82 Trần Quốc Toản.
Hành vi trên có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêmtrọng, tuy nhiên xét tính chất, mức
độ hành vi, cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình
sự mà có văn bản đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương
xem xét, kỷ luật. Điều này là phù hợp.
Trong phần tuyên án, HĐXX cũng nhận định một
số cá nhân tại UBND TP Đà Nẵng và báo
Đại Đoàn Kết
có trách nhiệm liên quan, trong đó một số đã bị xử lý
hành chính, một số đã bị xử lý hình sự ở vụ án khác nên
HĐXX không xem xét.
Bị cáo Nhất: “Nếu có sai là do tổng biên tập”
HĐXX cho rằng bị cáo
nhận thức rõ hành vi
của mình là sai phạm
nhưng đã vì động cơ vụ
lợi, mưu cầu lợi ích vật
chất cho báo
Đại Đoàn
Kết
và người khác…
Nhânviênngânhàng trộmhơn31,5 tỉ đồng từ cácmáyATM
Ngày 9-3, TAND TP.HCM mở lại phiên xử sơ thẩm,
tuyên phạt Nguyễn Anh Đạt (SN 1988) 19 năm tù về tội
trộm cắp tài sản.
Trước đó, tòa từng trả hồ sơ để điều tra bổ sung về
hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả của một số cán bộ
ngân hàng vận hành kho quỹ để Đạt có thể thực hiện việc
lấy tiền từ các máy ATM. Tuy nhiên, cơ quan điều tra
(CQĐT) sau khi điều tra bổ sung và VKS vẫn giữ nguyên
quan điểm, do giới hạn xét xử
tòa không xem xét phần này.
Tại tòa, Đạt thừa nhận do túng
tiền vì đánh bạc nên trộm cắp và
nay không có khả năng hoàn trả.
Tháng 4-2012, Đạt được
tuyển dụng vào làm nhân viên
ngân quỹ - Phòng vận hành kho
quỹ TP.HCM thuộc Ngân hàng
Hàng hải Việt Nam. Đến tháng
7-2016, Đạt làm tổ trưởng tổ
nghiệp vụ - Phòng vận hành kho
quỹ TP.HCM.
Trong hai ngày 14 và 15-12-
2017, một số máy giao dịch tự
động ATM của ngân hàng không
thể mở được mã két để lấy khay tiền hồi quỹ theo lịch.
Lãnh đạo liên lạc mời Đạt đến để làm rõ thì không liên lạc
được và không biết Đạt ở đâu.
Đến ngày 18-12-2017, Đạt mới gọi điện thoại cho
giám đốc Phòng vận hành kho quỹ khai báo việc lấy
cắp tiền từ 25 máy ATM. Ngân hàng kiểm tra, phát hiện
bị mất hơn 31,5 tỉ đồng. Ba ngày sau, Đạt đến cơ quan
công an đầu thú.
Cơ quan chức năng xác định
Đạt được phân công nhiệm vụ
kiểm soát việc tiếp quỹ và hồi
quỹ ATM, hỗ trợ các tổ ATM là
đầu mối tiếp nhận và xử lý các
vấn đề về ATM.
Đạt không được trực tiếp thực
hiện việc tiếp quỹ và hồi quỹ
ATM. Chỉ có cán bộ thẻ và thủ
quỹ ATM mới được giữ và có
trách nhiệm quản lý chìa, mã
khóa. Tuy nhiên, Đạt nhiều lần
yêu cầu tổ tiếp quỹ giao lại chìa
và mã khóa để kiểm tra, sửa lỗi
các máy ATM.
Do tin tưởng, các nhân viên
tổ tiếp quỹ đã đồng ý giao cho Đạt chìa, mã khóa ATM,
không ký nhận bàn giao, giám sát quá trình sửa chữa máy
ATM mà để Đạt tự thực hiện.
Đạt đến các máy ATM tắt nguồn điện để camera
ngừng hoạt động rồi sử dụng chìa và mã khóa mở khay
tiền của máy ATM lấy cắp tiền, sau đó đổi mã khóa để
tổ tiếp quỹ không mở được khay tiền, không phát hiện
được tiền bị mất.
Máy sẽ báo lỗi, Đạt sẽ tiếp tục được giao chìa và mã
khóa để sửa lỗi rồi lấy cắp tiền từ máy ATM khác bù
vào đúng số tiền đã lấy nhằm tránh sự phát hiện của
ngân hàng.
Sau khi thực hiện xong, trong cùng ngày Đạt sẽ trả lại
chìa và mã khóa cho tổ tiếp quỹ để bàn giao kho quỹ. Đến
cuối năm, biết ngân hàng sẽ kiểm kê lại toàn bộ máy ATM
để quyết toán nên không thể che giấu được hành vi lấy
cắp tiền, Đạt bỏ việc, không đến ngân hàng.
CQĐT, VKS cho rằng Đạt thực hiện hành vi phạm tội
trong khoảng thời gian liên tiếp. Thực tế lần lấy tiền sau
tại các máy ATM, Đạt có sử dụng một phần bù đắp lại
máy ATM bị lấy cắp trước nên CQĐT chưa xác định cụ
thể số tiền gây thiệt hại do từng cá nhân gây ra nên chưa
đủ cơ sở để xử lý hình sự...
HOÀNG YẾN
Bị cáoNguyễnAnhĐạt tại phiên xử ngày 9-3. Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook