051-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa10-3-2020
CHÂUANH
N
gày 9-3, ông Trương Ly Mít
(34 tuổi, ngụ huyện Đầm
Dơi, Cà Mau) đã có đơn gửi
VKSND huyện Đầm Dơi yêu cầu
cơ quan này tổ chức xin lỗi công
khai vì đã làm oan ông.
Theo hồ sơ, tháng 8-2010, Cơ
quan CSĐT Công an huyện Đầm
Dơi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố ông Mít về tội trộm cắp tài sản.
Cáo trạng của VKSND huyện Đầm
Dơi sau đó thể hiện tối 14-8-2010,
trong lúc ngồi nhậu, ông Mít đã rủ
em trai và bạn nhậu đi cắt trộm dây
cáp viễn thông.
Sau đó, cả ba người đi đến xã
Nguyễn Huân (huyện ĐầmDơi) cắt
trộm270mdây cáp điện thoại mang
ra chợ bán để lấy tiền chia nhau.
Sau khi gây án, ông Mít và em
ruột trốn khỏi địa phương nên bị
công an phát lệnh truy nã. Đến
giữa năm 2013, ông Mít bị công
an tạm giữ theo lệnh truy nã, tuy
nhiên thời điểm đó ông được gia
đình bảo lãnh tại ngoại.
Trong suốt quá trình điều tra, truy
tố và xét xử, ông Mít luôn cho rằng
mình bị oan vì không liên quan đến
vụ trộm cắp này. Tuy nhiên, cơ quan
tố tụng vẫn hoàn tất hồ sơ và vụ án
vẫn được chuyển sang tòa để đưa
ra xét xử.
Tại các phiên tòa xét xử công
khai, ông Mít một mực khẳng định
không tham gia vao vụ trôm căp, vì
vậy ông không thể là bị cáo trong
vụ án. Ông đưa ra chứng cứ ngoại
phạm là thời gian từ năm 2009
ông và vợ đang mua ban trai cây
tai TP Cân Thơ, không có mặt ở
Cà Mau.
Vì thế, trong năm lần xét xử sơ
thẩm thì bốn lần HĐXX tuyên trả
hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Thế nhưng cuối cùng ông Mít vẫn
bị tòa tuyên sáu tháng tù tội trộm
cắp tài sản.
Không đồng tình với quyết định
của tòa sơ thẩm, ông Mít đã làm
đơn kháng cáo kêu oan. Sau đó, tại
phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh
Cà Mau đã tuyên hủy toàn bộ bản
án này, trả hồ sơ để điều tra, xét
xử lại từ đầu.
Tháng 9-2019, TANDhuyệnĐầm
Dơi đưa vụ án ra xét xử lại, cuối
cùngHĐXXđã tuyên ôngMít không
phạm tội trộm cắp tài sản như cáo
trạng của VKSND cùng cấp. Bản
án này bị VKS kháng nghị.
Đầu năm 2020, xử phúc thẩm
lần hai, TAND tỉnh Cà Mau đã bác
kháng nghị, y án sơ thẩm, tuyên ông
Mít không phạm tội.
HĐXX phúc thẩm nhận định:
“Ngoài các lời khai, cơ quan điều
tra không có chứng cứ nào quy kết
ôngMít phạm tội. Cáo trạng chỉ căn
cứ vào lời khai của các bị cáo trong
vụ án để truy tố ông Mít trộm cắp
tài sản là không có căn cứ”.•
Người 10 nămbị oan
yêu cầu xin lỗi
Gần 10 nămmang án oan, ôngMít chính thức được TAND tỉnh
CàMau tuyên vô tội tại phiên xử phúc thẩm lần thứ hai.
Ông Trương LyMít. Ảnh: ANHHÀO
Đầu năm 2020, xử phúc
thẩm lần hai, TAND
tỉnh Cà Mau đã bác
kháng nghị, y án sơ
thẩm tuyên ông Mít
không phạm tội.
Việc bồi thường sẽ yêu cầu sau
Sau gần 10 nămmang án oan, sau khi được tuyên vô tội, ôngMít đã có
đơn gửi VKSND huyện ĐầmDơi yêu cầu được công khai cải chính, xin lỗi
tại nơi ông cư trú là trụ sở ban nhân dân ấp Tân Hiệp, xã Tân Tiến. Trong
đơn đề nghị, ông Mít yêu cầu cơ quan tố tụng sớm thực hiện việc xin lỗi
công khai đối với ông trong tháng 3-2020. Việc yêu cầu bồi thường tổn
thất về vật chất và tinh thần ông sẽ có đơn yêu cầu cụ thể sau khi được
công khai xin lỗi.
Ngày 9-3, cơ quan điều tra (CQĐT) Công an TP.HCM
đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS cùng
cấp đề nghị truy tố Lê Minh Hào (sinh năm 1983) về hai
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi.
Ban đầu, cơ quan công an khởi tố Hào về tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, bắt tạm giam từ ngày 26-
6-2019. Sau quá trình điều tra, CQĐT quyết định bổ sung
khởi tố bị can về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Gia đình Hào và nhà cha mẹ, anh vợ cùng ngụ xã Tân
Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Một ngày tháng
6-2016, lợi dụng sự ngây thơ của cháu N., con anh vợ, khi
đang ngủ với bà nội, Hào đã lẻn vào phòng ngủ giở trò
đồi bại.
Sau khi thỏa mãn dục vọng, Hào đe dọa cháu N.: “Mày
nói cho ai biết thì cho nghỉ học”. Sợ phải nghỉ học, cháu
N. không dám kể cho ai biết. Sau đó, cứ khoảng 1-2
tháng, Hào lại bắt cháu N. quan hệ với mình một lần tại
các địa điểm như chuồng heo, chuồng bò, bãi cỏ, cây rơm.
Đến tối 6-4-2019, mẹ nạn nhân phát hiện Hào đang giở
trò với con gái nên đã trình báo công an. Tại CQĐT, Hào
chỉ thừa nhận thực hiện hành vi một lần khi bị bắt quả
tang. Những lần trước, Hào không thừa nhận. Hào nại là
công an và cha nạn nhân ép thừa nhận quan hệ nhiều lần
với bị hại.
CQĐT xác định lời khai bị hại cùng nhiều chứng cứ
thu thập được cho thấy lời nại khai trên của bị can Hào là
quanh co, chối tội...
HOÀNG YẾN
Dọa cho nghỉ học, dượng cưỡng bức cháu thời gian dài
Cầngomđầumốigiámđịnh
vềViệnPhapyquôcgia
Việc cùng lúc tồn tại lực lương phap y của cả ba bô Y
tế, Quôc phòng va Công an như quy định hiện hành la
chưa phu hơp.
Việc thực thi pháp luật về giám định tư pháp thời gian qua
bộc lộ những bất cập cả trong nội dung quy phạm pháp luật
cũng như trong ý thức tuân thủ pháp luật. Vì vậy, cần phải sửa
đổi, bổ sung nhằm chấm dứt tình trạng có nhiều cơ quan giám
định tư pháp nhưng không ai chịu trách nhiệm về kết quả giám
định. Những bất cập về giám định tư pháp là một trong những
nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
La luật sư, trước đây có nhiều năm công tác trong ngành tòa
án, tôi xin đươc đong gop một số y kiên về dự thảo Luật Giám
định tư pháp như sau:
Về tổ chức, hê thông phap y hiên nay đươc tô chưc theo Phap
lênh Giam đinh
tư phap, gôm
lưc lương phap
y cua Bô Y tê,
Quôc phong va
Công an. Thưc
tiên thơi gian
qua cho thây
mô hinh nay la
chưa phu hơp.
Có nhiều trường
hợp các cơ quan
tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định nhiều lần với nhiều
cơ quan giám định khác nhau nhưng không có một cơ quan cao
nhất để đưa ra kết luận cuối cùng.
Vì vậy, tôi hoàn toàn nhất trí với dư thao Luật Giám định tư
pháp lân thư năm, theo phương an 1, tức co Viên Phap y quôc
gia, trung tâm phap y tai cac tinh, thanh va Viên Phap y quân
đôi. Các trung tâm phap y tai cac tinh, thanh va Viên Phap y
quân đôi phải là cấp dưới của Viên Phap y quôc gia.
Cho dù có xóa một số cơ quan pháp y cũng nên làm. Bởi
lẽ đã là cơ quan nhà nước thì nhất thiết phải có trên, có dưới
và được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến địa
phương. Không nên tổ chức hê thông phap y trong ca ba nganh
y tê, quân đôi va công an như hiên nay, lại càng không nên lấy
một vài trường hợp do trình độ, trách nhiệm đã giám định sai,
thậm chí có hiện tượng tiêu cực trong việc giám định tư pháp,
rồi từ đó cho rằng cơ quan giám định pháp y này hơn/kém cơ
quan giám định pháp y khác.
Về nội dung, theo Điều 21 BLHS thì “người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần,
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Do đó, Luật Giám định tư pháp cần quy định rõ bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình là những bệnh gì.
Trường hợp một người bị thương vào đầu, bình thường vẫn nhận
thức, điều khiển được hành vi của mình nhưng lúc trái gió trở trời
hoặc bị kích động thì mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành
vi của mình thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không.
Theo Điều 13 BLHS thì “người phạm tội trong tình trạng
mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình do
dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự”. Vậy người say rượu bệnh lý có chịu trách
nhiệm hình sự không? Nếu không thì Luật Giám định tư pháp
cần quy định rõ thế nào là say rượu bệnh lý. Tham khảo tài liệu
của nước ngoài (
Tâm thần học
của Liên Xô cũ, nay là Cộng hòa
Liên bang Nga), người say rượu bệnh lý cũng không phải chịu
trách nhiệm hình sự, vì đó là bệnh.
Luật sư
ĐINH VĂN QUẾ
,
nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook