107-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy16-5-2020
Hai nguồn phát thải trong không khí
Theo đại diện SởTN&MTTP.HCM, hiện nay tình hình không khí có hai nguồn
thải chính là từ các hoạt động công nghiệp và giao thông. Trong đó, phần
lớn khí thải công nghiệp đã được kiểm soát nhờ các hệ thống xử lý. Do đó,
khí thải hiện nay đa số từ các hoạt động giao thông. Đó là lý do chương trình
này được TP phát động để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Sở TN&MT sẽ hỗ
trợ, phối hợp cùng Sở GTVT để thực hiện chương trình này.
Cần thời gian và phương pháp tuyên truyền
Hiện nay pháp luật chưa có văn bản hạn chế những loại phương tiện như
mô tô, xe máy về mặt thời hạn sử dụng và chất lượng, mức độ khí thải. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần phải quan tâm để có thể hạn chế mức độ ô nhiễm
do khí thải của các loại phương tiện này gây ra.
Việc thí điểm kiểm tra khí thải xe máy theo tôi là cần thiết. Về lâu dài, cần
phải kiểm soát lượng khí thải đối với mô tô, xe máy thông qua các tiêu chuẩn
kỹ thuật và cần phải được luật hóa. Có thể ban đầu khi đưa ra những quy
định này thì người dân sẽ có phản ứng nhưng về lâu dài họ sẽ dần thích ứng
với quy định mới.
Cũng giống như việc đội mũ bảo hiểm trước đây, ban đầu thì đa số phản
ứng nhưng khi tuyên truyền đến lúc người dân nhận thức đầy đủ tác dụng
của nó thì lại tự nguyện chấp hành. Hiện nay việc điều khiển xemáymà không
đội mũ bảo hiểm là việc“không bình thường”. Chính vì thế, để biến cái“không
bình thường”thành“bình thường”phải có thời gian và những phương pháp
tuyên truyền phù hợp.
Tôi nghĩ sau khi thí điểm thành công, điều chỉnh những hạn chế thì cần
phải triển khai trên diện rộng và đưa vào thành một trong những tiêu chuẩn
để xe đủ điều kiện lưu thông.
Luật sư
LÊ VĂN HOAN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
cải thiện được.
Đồng quan điểm, anh Phan Thanh
Minh (ngụquậnPhúNhuận,TP.HCM)
cho rằng việc kiểm tra khí thải tất cả
xe máy bước đầu có thể sẽ gặp phải
nhiều khó khăn do lượng xemáy hiện
nay quá nhiều. Nhiều gia đình chỉ
có hai người nhưng đến ba xe máy.
“Tuy nhiên, việc này hoàn toàn
có thể thực hiện được nếu cơ quan
chức năng có quyết tâm và người
dân chúng tôi cũng sẽ hoàn toàn ủng
hộ. Việc gây ô nhiễm môi trường sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
của người dân nên cần có quy định
cụ thể để kiểm soát việc này” - anh
Minh nói.
Vận động người dân
tự nguyện tham gia
Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám
đốc GTVT TP.HCM, chương trình
kiểm tra khí thải xe máy là chương
trình hoàn toàn dựa trên sự tự giác
của người dân. Hiện tại chưa đặt ra
vấn đề kiểm tra, kiểm soát mà dựa
vào sự hưởng ứng của nhân dân đối
với chủ trương của TP.
“Tôi nghĩ phải có sự bắt đầu mới
có những bước đi tiếp theo. Mong
muốn chất lượng không khí của chúng
ta ngày càng tốt hơn, đời sống nhân
dân sẽ tốt hơn như những quốc gia
xung quanh chúng ta đã đạt được”
- ông An nói.
Cũng theo ông An, mục tiêu của
chương trình nhằm đánh giá hiện
trạng phát thải của mô tô, xe máy
đang lưu hành trên địa bàn TP. Đồng
thời, khảo sát và đánh giá tác động
kinh tế - xã hội của việc kiểm soát
khí thải của mô tô, xe máy tới người
dân, các tổ chức có liên quan.
Một trong những mục tiêu khác
nữa là xây dựng và đề ra các giải
NGUYỄNCHÂU
S
ở GTVT TP.HCM đã phối
hợp với Viện Khoa học công
nghệ giao thông vận tải, Hiệp
hội Các nhà sản xuất xe máy và
các đơn vị liên quan tổ chức buổi
lễ phát động chương trình thí điểm
kiểm tra khí thải xe máy, hướng tới
thí điểm kiểm soát khí thải xe máy
đang lưu hành trên địa bàn TP.HCM.
Chương trình đã nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của hầu hết người dân
và chuyên gia.
Cần sớm bỏ xe máy quá cũ
Theo ghi nhận tại nhiều tuyến
đường ở TP.HCM, lượng mô tô, xe
máy cũ, thải khói ra môi trường là
rất nhiều. Việc hứng phải khí thải của
những phương tiện này đã trở thành
nỗi ám ảnh của nhiều người dân.
Chị Võ Cẩm Nhung (ngụ quận
Tân Phú, TP.HCM) bày tỏ: “Chạy
sau những chiếc xe máy cũ kỹ, xả
khói đen kịt là ám ảnh của tôi mỗi
khi ra đường. Có người chạy chiếc
xe máy cũ tới mức không nhận biết
được hiệu xe rồi xả khói bay đầy
mặt người đi đường”.
Chị Nhung cho rằng việc kiểm tra
khí thải xe máy cũ là đúng và rất cần
thiết. Những loại xe này nên được
kiểm tra định kỳ. Nếu xe nào không
đủ tiêu chuẩn thì yêu cầu phải bảo
trì, những xe quá cũ nát thì không
cho phép lưu thông. Có như thế
tình hình ô nhiễm không khí mới
Những xemáy đã qua nămnămsử dụng được khuyến khích đi kiểmtra khí thải để giảmthiểu ô nhiễmmôi trường.
Ảnh: THUTRINH
Lý do kiểm tra khí thải xe máy
đã sử dụng trên 5 năm
Các ý kiến cho rằng việc kiểm tra khí thải đối với xe máy đã sử dụng trên nămnăm là rất cần thiết
nhằmhạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễmmôi trường.
pháp, chính sách để thí điểm kiểm
soát khí thải của những loại xe này
khi tham gia giao thông trên địa bàn
TP. Bên cạnh đó, tuyên truyền và
nâng cao nhận thức của người dân
về lợi ích của việc kiểm soát khí
thải mô tô, xe máy, trách nhiệm và
quyền lợi của người dân khi tham
gia chương trình.
Theo ông Nguyễn Xuân Minh,
Thư ký Hiệp hội Các nhà sản xuất xe
máy Việt Nam: Chương trình kiểm
tra khí thải xe máy là sự nỗ lực nhằm
nâng cao ý thức của những người sử
dụng mô tô, xe máy. Rõ ràng điều
này sẽ góp phần cải thiện tình trạng
ô nhiễm không khí trong TP.
Cũng theo ông Minh, thời điểm
hiện tại chưa có quy định về pháp
luật cụ thể trong vấn đề kiểm soát
khí thải xe máy. TP.HCM cũng đang
đánh giá về tác động, trướcmắt chúng
ta phải hoàn thiện thể chế, có giải
pháp tuyên truyền để người dân biết
được lợi ích của chương trình này.
Liên quan vấn đề này, TS Hoàng
Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới
không khí sạch Việt Nam, nguyên
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi
trường (Bộ TN&MT), cho biết việc
kiểm soát khí thải xe máy đúng là rất
cần thiết. Nguyên nhân là vì hiện nay
khí thải ở Việt Nam được xác định
là một trong những nguồn phát thải
lớn gây ô nhiễm môi trường.
“Việc kiểm soát thời gian đầu
có thể sẽ gặp phải những khó khăn
nên chúng ta cần kiên quyết thực
hiện. Ban đầu chúng ta sẽ ra thông
điệp để người dân biết. Sau đó có
thể dùng những logo hay tem kiểm
định để phân biệt là xe nào đã được
kiểm định đạt quy chuẩn. Đối với
những xe không đạt chuẩn có thể
phạt” - ông Tùng góp ý.•
Hà Nội chính thức tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực
Chương trình kiểm tra
khí thải xe máy là sự
nỗ lực nhằm nâng cao
ý thức của những người
sử dụng, góp phần cải
thiện tình trạng ô nhiễm
không khí trong TP.
Ngày 15-5, quận Ba Đình và phường Điện Biên (TP Hà
Nội) đã chính thức cho tháo dỡ giai đoạn 2 với tầng 18
thuộc tòa nhà 8B Lê Trực, Hà Nội.
Ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, cho
biết Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bắc Nam (đơn vị
được chính quyền thuê phá dỡ nhà 8B Lê Trực) đã chính
thức triển khai việc phá dỡ sau nhiều ngày lắp đặt tháp cẩu,
di dời một số thiết bị trong tòa nhà.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết tháng 5-2020, đơn vị tháo
dỡ sẽ phá bỏ phần tường trong, tháo kính mặt tiền, lắp đặt
giàn giáo, cắt bỏ một phần ô sàn (mái trên của tầng 18, chỉ
để lại phần khung cột)…
Ông Chiến cũng cho biết trong ngày 15-5 là hoàn thành
phá bỏ phần tường trong tòa nhà, ngày 16-5 sẽ tháo bỏ phần
kính mặt tiền… Sau khi phá dỡ xong phần tường, kính, đầu
tháng 6 sẽ cắt các ô sàn tiếp theo.
Cũng theo ông Chiến, dự kiến việc tháo dỡ tầng 18 của
tòa nhà sẽ kéo dài bốn tháng, chi phí vào khoảng 17 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành tháo dỡ tầng 18, UBND quận Ba Đình
sẽ đề nghị các cơ quan chuyên môn đánh giá để có phương
án xử lý tiếp theo đối với tòa nhà.
“Việc phá dỡ tòa nhà đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ
theo phương án phá dỡ đã được UBND quận phê duyệt
ngày 23-4. Phương án này cũng đã được cấp có thẩm quyền
thẩm định, chấp thuận” - ông Chiến nói.
Ông Chiến cũng cho biết thêm phía UBND quận Ba
Đình đã giao UBND phường Điện Biện cung cấp các hồ sơ,
văn bản liên quan đến việc phá dỡ tòa nhà theo quy định.
Trước đó, ngày 7-5, lực lượng cưỡng chế tòa nhà cũng
đã tiến hành kiểm kê, ghi biên bản để chuyển một số tài
sản, vật dụng của các căn hộ tại tầng 18 để có mặt bằng thi
công. Số vật dụng, tài sản này hiện được UBND phường
Điện Biên bảo quản. Đồng thời, Phòng Đô thị quận Ba
Đình và các phòng ban liên quan cũng đã làm việc với đại
diện Công ty cổ phần May Lê Trực (chủ đầu tư tòa nhà) về
một số kiến nghị của đơn vị này.
TRỌNG PHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook