108-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 18-5-2020
Chất lượng phải
trở thành tiêu chí
hàng đầu dành cho
ĐBQH. Cử tri đánh
giá ĐBQH trên hai
bình diện: Chính
khách và trình độ
chuyên môn.
lượng
đầu
Những ĐBQH hoạt động độc
lập như vậy thì càng tăng
tính khách quan cho hoạt
động của QH.
. Theo tính chất cơ cấu - đại
diện của QH hiện nay, ta có
thể hiểu đó là những ĐBQH
đại diện cho một nhóm cử tri
được không?
+ Không được, vì hiến pháp
và luật quy định ĐBQH là
đại diện cho cử tri nơi bầu
ra mình và cử
tri cả nước. Cái
chúng ta cần
bây giờ là một
cơ chế để giới
thiệu những
người như vậy
và có thể mở
rộng khái niệm
“ĐBQHchuyên
trách”.
ĐBQH chuyên trách có thể
bao gồm các ĐBQH đang ở
biên chế các cơ quanQH, đoàn
ĐBQH và những ĐBQH hoạt
động độc lập như nói trên;
hoặc là ĐBQH chuyên trách
còn bao gồm ĐBQH không
đương chức, hoạt động độc
lập. Đây là một cách để thu
hút các chuyên gia, nhà khoa
học… làm việc cho QH với
vai trò là ĐB.
Nên có quy định tỉ lệ
đại biểu ngoài Đảng
. Nếu nói như vậy thì những
ĐBQHchuyên trách hoạt động
độc lập này có thể và nên là
ĐBQH ngoài Đảng, điều mà
QH luôn nỗ lực đạt được?
+ Tôi cho rằng đây cũng là
điều đáng chú ý. Tôi đề nghị
trong luật lần này phải quy
định một tỉ lệ tối thiểu ĐBQH
ngoài Đảng. Bởi thực tế tỉ lệ
ĐBQH ngoài Đảng hiện cũng
chưa đạt yêu cầu, chưa hợp lý,
chưa kể sau một thời gian có
những ĐBQH ngoài Đảng lại
được kết nạp
vào Đảng.
Chúngtađều
biết sinh thời,
BácHồđãgiới
thiệucảnhững
trí thức lớn
ngoài Đảng
làmĐBQHvà
giữcácchứcvụ
caotrongChính
phủ. Thậm chí năm 1960, khi
các cơ quan liên quan đề nghị
kết nạp Bộ trưởng Bộ Giáo
dục Nguyễn Văn Huyên vào
Đảng, Bác Hồ đã góp ý rằng:
“Để chú Huyên ở ngoài Đảng
có lợi hơn là ở trong Đảng”.
Nếu luật quy định tỉ lệ cụ
thể và có được những ĐBQH
ngoài Đảng, đồng thời là ĐB
chuyên trách, hoạt động độc
lập thì dân chủ trong QH được
mở rộng hơn, trách nhiệm giải
trình sẽ được chú trọng hơn,
tạo được sự đồng thuận cao
hơn trong QH và cử tri.
. Xin cám ơn ông.•
những bộ trưởng, thứ trưởng có trình
độ, còn nhiệt huyết vàmongmuốn cống
hiến cho công việc chung, nhất là choQH.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng: Liệu các vị ấy
cómongmuốn làmĐB chuyên trách hay
không? Bởi khi sang QH thì phải phản
biện, chất vấn lại nhữnggìmà hànhpháp,
nơi công tác cũ của các vị ấy đang thực
hiện. Mà rất nhiều khi có thể đó là những
vấn đề mà chính các vị ấy đã từng đề xuất, thay mặt Chính phủ
trình ra QH. Các vị ấy có sẵn lòng không?
Thực tế kinh nghiệm từ hiệp thương của MTTQ trước đây,
nhiều ứng cử viên trượt ĐBQH chỉ vì tuổi tác đã cao, mặc dù
kinh nghiệm, trình độ, uy tín của các vị ấy là những điều đã
được thẩm định. Mặt khác, nhiệm kỳ QH kéo dài năm năm thì
sức khỏe cũng là một yêu cầu rất cần thiết.
Đương nhiên, chúng ta rất hoan nghênh và ghi nhận những
tâm huyết, mong muốn cống hiến của bất kể ai vào công việc
chung của QH và đất nước. Đương nhiên, chúng ta không lo
ngại việc không còn chỗ cho các vị ấy hoặc nếu có 5% ĐBQH
là chuyên gia. Bởi chủ trương của Đảng cần là giảm ĐB thuộc
khối hành pháp trong QH.
QH là hình ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân. Khi
có các chuyên gia vào QH thì chất lượng hoạt động của QH sẽ
được nâng lên khi các vị ấy toàn tâm toàn ý lo cho nhiệm vụ
của ĐB mà không bị nhiều ràng buộc.
Dĩ nhiên, nếu chưa thực hiện được điều này thì chúng ta có
thể xem xét một cơ chế chuyên gia cho những người thực sự
có tâm huyết, trách nhiệm và mong muốn cống hiến.
Ông
NGUYỄNVĂNPHA
,
PhóChủnhiệmỦybanTưphápcủaQH
VIỆTHOA
N
gày 17-5, Bí thưThành ủyTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn
công tác của Thành ủy đã có buổi
kiểm tra thực địa tại xã Vĩnh Lộc A và
làm việc với Huyện ủy, UBND huyện
Bình Chánh về tình hình vi phạm trật
tự xây dựng trên địa bàn.
Một vấn đề được đặt ra rất nhiều tại
buổi làm việc là việc lộng hành của
các đầu nậu trong nạn xây dựng không
phép tại Bình Chánh suốt thời gian qua.
Hoạt động của đầu nậu
có sự tiếp tay của cán bộ
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch
UBND huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ
cho biết tình trạng xây dựng không phép
trong thời gian qua có giảm so với trước
đây. Tuy nhiên, qua rà soát, hiện nay
trên địa bàn huyện còn tồn hơn 4.000
căn nhà không phép qua các thời kỳ.
Ông Lữ khẳng định trong thời gian
qua, huyện Bình Chánh đã rất quyết
liệt trong việc lập lại trật tự xây dựng,
tuy nhiên vẫn không thể xử lý triệt để.
Ông Lữ ví von thực trạng vi phạm đất
đai, xây dựng tại Bình Chánh giống như
“con bạch tuộc” mà đầu não là các đầu
nậu. “Con bạch tuộc này vươn vòi từ
bên trong ra bên ngoài. Bên trong là gắn
với một số cán bộ bị mua chuộc làm ngơ
cho việc vi phạm, bên ngoài là các đối
tượng trung gian khác như cò đất, môi
giới” - ông Lữ nói.
Theo chủ tịch huyện Bình Chánh, từ
khi có Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ
Thành ủy, “con bạch tuộc” đã rút vòi
lại. Bình Chánh cũng đã xử lý hàng loạt
cán bộ có liên quan, cho thôi việc cán bộ,
công chức vi phạm, thậm chí xử lý hình
sự. Tuy nhiên, ông Lữ cho hay chỉ cần
lơ là, thiếu sâu sát là ngay lập tức “con
bạch tuộc” tiếp tục vươn vòi.
Nói về mánh lới của các đầu nậu, ông
Lữ cho biết dựa vào tâm lý của người dân
là sẵn sàng mua đất nông nghiệp giá rẻ
với diện tích vừa phải (40-60 m
2
) rồi ở
nhà xây không hợp pháp thay vì phải ở
trọ. Hơn nữa, tại huyện Bình Chánh còn
tồn đọng hàng ngàn căn nhà xây không
phép chưa được xử lý. Đầu nậu, cò đất đã
lợi dụng yếu tố này để tuyên truyền cho
người mua yên tâm rằng ở lâu sẽ được
Nhà nước cho tồn tại và hợp thức hóa.
Ông Lữ cho biết huyện Bình Chánh
hiện có hơn 4.000 công trình không phép
qua các thời kỳ tồn đọng lại chưa được
giải quyết. Để đầu nậu lộng hành, ông
Lữ cho rằng không thể phủ nhận có sự
tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa,
biến chất. Huyện Bình Chánh hiện nay
vẫn chưa xử lý được các đầu nậu. Theo
ông Lữ, từ năm 2011 đến nay, công an
huyện chỉ xử lý được tám bị can trong
bảy vụ. Trong đó có một vụ nhận hối
lộ bị xử lý hình sự, còn lại là xử phạt vi
phạm hành chính.
Chấm dứt hoạt động của
đầu nậu kể từ 1-6
Về sự lộng hành của đầu nậu trong
thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND TP
Võ Văn Hoan khẳng định các đầu nậu
này hoạt động được phải có sự tham gia
tiếp tay của một số cán bộ ấp và không
loại trừ cả cán bộ trong chính quyền xã.
“Để xảy ra tình trạng xây dựng không
phép ở Bình Chánh lâu nay đã có nhiều
cán bộ bị xử lý kỷ luật, tại sao 38 đầu
nậu này không ai xử lý? Tại sao chưa
tìm được manh mối, các cơ quan chức
năng cần phải xem lại chínhmình. Nhiều
công trình vi phạm nằm sát bên trụ sở
UBND ấp nhưng vẫn ngang nhiên tồn
tại, hệ thống chính trị gần như bị tê liệt.
Chúng ta không trực tiếp tiếp tay cho
vi phạm nhưng làm ngơ cho vi phạm
cũng chính là gián tiếp tiếp tay cho hành
động này” - ông Hoan nói.
Ông Hoan cho rằng đầu nậu chính là
đối tượng phá rối chính sách, chuyên gây
rối trật tự, vừa lôi kéo người dân có đất
nông nghiệp “bán lúa non” vừa lôi kéo
người dân mua nhà, đất vi phạm để trục
lợi. Ông Hoan khẳng định việc xây dựng
không phép không thuần túy mang tính
tự phát của người dânmà có tính tổ chức.
Điều này thể hiện ở chỗ có sự tham gia
của môi giới, đầu nậu, có đối sách ứng
phó với chính quyền và có đe dọa cán bộ.
Phó Chủ tịch UBND TP giao huyện
Bình Chánh phải nhận diện, làm rõ các
đối tượng vi phạm, xử lý đúng và trúng,
rà soát pháp lý cụ thể, nếu đủ điều kiện
thì có thể đưa ra xử lý hình sự.
Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư
thường trực Thành ủy, chỉ đạo huyện
Bình Chánh trước mắt phải xem xét
xử lý ngay danh sách 38 đầu nậu. Đặc
biệt là năm đối tượng có dấu hiệu chống
đối, đe dọa lực lượng chức năng thi
hành công vụ.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
đánh giámột xãmà “lực lượng nòng cốt”
trong phân lô và xây dựng trái phép là
đầu nậu chuyên đi môi giới vẫn tồn tại
công khai. Có cả hiện tượng tổ trưởng
tổ nhân dân ấp tiếp tay làm thủ tục luôn,
rồi có cả nhà mẫu thì đó là cả một công
nghệ. Những công nghệ này đang tồn
tại cả nhưng lực lượng chức năng biết
không? Nếu biết thì tại sao vẫn tồn tại?
Nếu không có sự tiếp tay của cán bộ thì
tại sao vẫn làm được?
Bí thư Thành ủy chỉ đạo kể từ ngày
1-6, huyện Bình Chánh phải chấm dứt
được tình trạng phát sinh nhà không phép
mới và các hoạt động của đầu nậu. “Nếu
không khắc phục được tình trạng xây
dựng không phép thì một số xã ở Bình
Chánh sẽ nát hết” - ông Nhân nói.•
Ra tối hậu thư với
xây dựng không phép
ở Bình Chánh
Bí thư ThànhủyNguyễn ThiệnNhân vàđoàn công tác của Thànhủy kiểmtra thực tế về xây
dựng không phép tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCMngày 17-5. Ảnh: VIỆTHOA
Nạn xây dựng không phép ởBìnhChánhđược cho là có câu kết, tổ chức.
Huyện Bình Chánh tồn hơn 10.000 căn nhà không phép
Theo UBKT Thành ủy TP.HCM, hiện nay huyện Bình Chánh còn hơn 5.700 trường
hợp xây dựng không phép tồn tại qua nhiều thời kỳ. Cộng với số căn nhà xây dựng
không phép hiện nay chưa được xử lý thì còn tồn hơn 10.000 căn.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã đưa ra hai nhóm giải pháp
triệt nhà không phép: Thứ nhất, xây dựng chính sách để bảo đảm quyền và lợi ích
chính đáng của người dân, nhất là đối với loại đất chuyên dùng và đất nông nghiệp
nằm trong quy hoạch. Thứ hai, nhóm giải pháp về quy hoạch, phải rà soát, bổ sung
quy hoạch phù hợp. Làm rõ quy hoạch đất hỗn hợp, đất dân cư xây mới, không để
tình trạng mơ hồ như hiện nay.
Bí thư Thành ủy TP.HCM
chỉ đạo kể từ ngày 1-6,
huyện Bình Chánh phải
chấm dứt được tình trạng
phát sinh nhà không phép
mới và các hoạt động của
đầu nậu. Nếu không khắc
phục được tình trạng xây
dựng không phép thì một số
xã ở Bình Chánh sẽ nát hết.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook