121-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa2-6-2020
KIÊNCƯỜNG
T
hông tin mới nhất về dự án
đường vành đai 3, trao đổi
với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diện Tông Công ty Đâu tư
phát triên và quan lý dư án ha
tâng giao thông Cưu Long (đơn
vị đại diện cho Bộ GTVT làm
chủ đầu tư đoạn 1Acủa dự án)
cho hay: “Sau hai năm đình trệ
vì hiệp định vay vốn thì vừa
rồi chúng tôi đã ký hiệp định
vay vốn cho đoạn 1A, góp
phần hiện thực hóa một bước
với dự án vành đai 3”.
Dự kiến cuối năm
2021 triển khai
đoạn 1A
Dù được phê duyệt quy hoạch
chi tiết từ năm 2011 nhưng đến
nay đường vành đai 3 với bốn
đoạn hợp cùng cao tốc Bến
Lức - Long Thành qua địa bàn
bốn tỉnh, thành vẫn chưa được
khép kín và còn đang trong quá
trình chờ được đầu tư.
Theo quy hoạch ban đầu của
dự án: Đoạn 1 Nhơn Trạch
(Đồng Nai) - Tân Vạn (Bình
Dương) dài 26,3 km, giai đoạn
1 phải hoàn thành trước năm
2017; đoạn 3 Bình Chuẩn
(Bình Dương) - quốc lộ 22
(TP.HCM) dài 17,5 km, giai
đoạn 1 phải hoàn thành trước
năm 2019; đoạn 4 quốc lộ 22
(TP.HCM) - BếnLức (LongAn)
dài 29,2 km, giai đoạn 1 phải
hoàn thành trước năm 2020.
Riêng đoạn 2 (Mỹ Phước -
Tân Vạn) dài 16,3 km qua địa
bàn tỉnh Bình Dương đã được
đầu tư giai đoạn 1, hiện đoạn
này đã được đưa vào khai thác.
Theo đại diện chủ đầu tư, sau
khi ký hiệp định vay vốn, chủ
đầu tư sẽ tuyển tư vấn thiết kế,
tuyển thiết kế, sau đó tuyển
nhà thầu xây lắp và dự kiến
cuối quý I-2021 thì sẽ khởi
công đoạn 1A (giai đoạn 1).
Cụ thể, đoạn 1: Tân Vạn -
Nhơn Trạch của tuyến vành đai
3 gồm hai dự án thành phần là:
1A và 1B. Dự
án1Axâydựng
đoạn từ tỉnh lộ
25Bđếncao tốc
TP.HCM-Long
Thành - Dầu
Giây, khoảng
8,75 km gồm
6,3kmđịaphận
tỉnh Đồng Nai
và 2,45 km địa
phận TP.HCM. Đoạn 1A thực
hiện bằng vốn vay ODAtừ quỹ
EDCF của Hàn Quốc với số
tiền 190,96 triệu USD.
ỞđịaphậnTP.HCM, hiệnBan
Bồi thường giải phóngmặt bằng
quận 9 đang thực hiện các thủ
tục điều chỉnh chủ trương đầu
tư công tiểu dự án bồi thường
giải phóng mặt bằng.
Còn tại địa phận tỉnh Đồng
Nai, hiện vẫn đang chờ phê
duyệt khung chính sách giải
phóng mặt bằng.
Đoạn 1B: Từ nút giao cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây nối với Thủ Đức ở nút
giao Tân Vạn, chiều dài 8,96
km với bốn làn xe cơ giới và
hai làn xe hỗn hợp, vận tốc
cao nhất là 80 km/giờ. Đoạn
nàyđượcđầu tư
theo hình thức
BOT và đang
triển khai các
thủ tục để lựa
chọn nhà đầu
tư triển khai
dự án.
Phươngántài
chính của dựán
1B: Vốn dự án
BOT được thu hồi từ nguồn
thu phí sử dụng đường bộ,
hình thức theo lượt. Nhà đầu
tư được quyền thu phí và bảo
trì toàn bộ dự án thành phần
1A và 1B trong thời gian khai
thác (không thu phí để hoàn
trả phần vốn vay ODA cho dự
án thành phần 1A).
Tiếp tục huy động
vốn đầu tư
“Các đoạn còn lại như đoạn
3, đoạn 4 vẫn đang huy động
vốn ODA nên chậm hơn so
với đoạn 2” - đại diện Tổng
Công ty Cửu Long thông
tin thêm.
Tương tự, ông Trần Chí
Trung, Trưởng Phòng kế hoạch
đầu tư, Sở GTVT TP.HCM,
cũng cho biết vừa qua khi Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc vào
các tỉnh phía Nam, tại đây đại
diện các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam cũng
đề xuất Thủ tướng bố trí vốn
để làm dự án vành đai 3 nhằm
tăng tính kết nối các tỉnh khu
vực này.
Theo đó, đoạn 3 dài 10,87
km và đoạn 4 dài 22,21 km,
công tác lập báo cáo nghiên
cứu khả thi do Tổng Công
ty Cửu Long thực hiện bằng
nguồn vốn viện trợ của Ngân
hàng Phát triển châu Á đã
hoàn thành.
Về chủ trương đầu tư đoạn
3 và 4, Bộ GTVT đã trình Thủ
tướng quyết định chủ trương
đầu tư. Riêng về thẩm định
nguồn vốn, Bộ GTVT sẽ trình
Bộ KH&ĐT thẩm định (đầu
tư theo hình thức đối tác công
tư, hợp đồng BOT).•
Dự án vành đai 3
đoạnMỹ Phước -
Tân Vạn (giai đoạn
1 của đoạn 2) đã
được đưa vào
khai thác. (Ảnh cắt
từ clip của kênh
BìnhDương Tivi)
Dự án vành đai 3 kết nối liên vùngTP.HCMvới ĐồngNai, Bình
Dương, Long An đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 có
tổng chiều dài khoảng 89,3 km. Dự án có tổng nguồn vốn đầu
tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nhà
nước 9.729 tỉ đồng, nhà đầu tư 10.142 tỉ đồng.
Dự kiến tới năm 2022 sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải
phóng mặt bằng, đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà
đầu tư. Năm 2022-2025, dự án thi công và đưa vào sử dụng,
sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả
năng cân đối nguồn lực.
Nói về mức độ cần thiết đầu tư dự án này, trong bài viết về
thực trạng và các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông trong giai đoạn hiện nay mới đây (đăng ngày 29-5 trên
cổng thông tin Bộ GTVT), ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ
GTVT, cho biết sẽ tập trung đầu tư các trục giao thông hướng
tâm, các đường vành đai, tuyến tránh đô thị, đặc biệt ưu tiên
các đường vành đai ở TP.HCM và Hà Nội.
Tiêu điểm
Sau khi ký hiệp định
vay vốn, chủ đầu tư
sẽ tuyển tư vấn thiết
kế, tuyển thiết kế, sau
đó tuyển nhà thầu
xây lắp và dự kiến
cuối quý I-2021 sẽ
khởi công đoạn 1A.
Phạt Công tyHònTằm
117 triệuvì lấp lấn
vịnhNhaTrang
Ngày 1-6, Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa xác nhận
UBND tỉnh này vừa ban hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm
biển Nha Trang (gọi tắt là Công ty Hòn Tằm) tổng
cộng 117 triệu đồng. Công ty này là chủ đầu tư dự
án Khu du lịch đảo Hòn Tằm trên vịnh Nha Trang.
Theo quyết định trên, Công ty Hòn Tằm bị phạt
110 triệu đồng về hành vi tự ý sử dụng đất, san
ủi mặt bằng khi chưa hoàn thành các thủ tục giao
đất, cho thuê đất theo quy định với diện tích hơn
2.320 m
tại đảo Hòn Tằm. Công ty này còn bị phạt
7 triệu đồng do đã có hành vi hủy hoại hơn 400
m
2
 đất.
Cụ thể, Công ty Hòn Tằm đã làm biến dạng địa
hình phần tiếp giáp với danh thắng quốc gia vịnh
Nha Trang. Trong đó, có 172 m
2
 đất nằm ngoài
ranh giới quy hoạch phê duyệt, còn lại là phần đất
tiếp giáp mặt nước.
UBND tỉnh Khánh Hòa buộc Công ty Hòn Tằm
phải khôi phục, trả lại nguyên trạng đối với diện
tích san lấp trái phép nằm ngoài ranh giới dự án,
thời gian thực hiện là 90 ngày.
Trước đó, tháng 3-2020, UBND TP Nha Trang đã
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với Công ty Hòn Tằm 40 triệu đồng. Lý
do công ty này có hành vi tổ chức thi công công
trình không có giấy phép xây dựng tại dự án Khu
du lịch đảo Hòn Tằm.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Công ty Hòn
Tằm đã tự ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng
mục công trình bằng bê tông cốt thép (không có giấy
phép xây dựng và không có trong quy hoạch được
điều chỉnh) tại dự án Khu du lịch đảo Hòn Tằm.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều lần phản ánh,
dù chưa được giao đất, cho thuê đất, chưa có giấy
phép xây dựng nhưng Công ty Hòn Tằm đã tự ý san
lấp mặt bằng, xây dựng không phép nhiều hạng mục
công trình trên đảo Hòn Tằm. Công ty này còn tự ý
lấp lấn vịnh Nha Trang trái phép, xâm hại nghiêm
trọng đến danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang.
Theo Ban quản lý vịnh Nha Trang, việc xây dựng
các công trình tại Khu du lịch đảo Hòn Tằm đã
làm đất, đá trong quá trình san lấp tràn xuống biển.
Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển, Ban quản lý vịnh
Nha Trang phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp
đã tràn xuống biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hệ sinh thái khu vực này; đặc biệt là hệ sinh thái
rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi
nguyên trạng ban đầu.
Ngoài ra, việc xây dựng công trình của công ty
này cũng làm một lượng bùn đất không nhỏ theo
dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy
cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ
phía tây nam đảo Hòn Tằm.
TẤN LỘC
Phối hợp để quản lý hoạt động
vận tải trên địa bàn TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ban hành quy định trách
nhiệm phối hợp giữa Trung tâm Quản lý giao thông
công cộng (Sở GTVT) và các đơn vị kinh doanh vận
tải trong hoạt động vận tải hành khách công cộng
trên địa bàn TP. Quy định này có hiệu lực từ ngày
15-6-2020.
Theo đó, hoạt động phối hợp giữa trung tâm và
các đơn vị kinh doanh vận tải chủ yếu về cung ứng
dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn
TP.
Cụ thể, phối hợp quản lý chất lượng dịch vụ vận
tải, chính sách giá vé cho hoạt động vận tải hành
khách công cộng.
Bên cạnh đó, sự phối hợp này sẽ đảm bảo thanh
toán, quyết toán dịch vụ vận tải; đầu tư, quản lý,
khai thác kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải
hành khách công cộng.
Ngoài ra, sự phối hợp này cũng đảm bảo đầu tư,
khai thác hệ thống thu soát vé tự động cho hoạt động
vận tải hành khách công cộng.
THU TRINH
Về quan điểm kêu gọi đầu tư
cho dự án vành đai 3, TS Võ Kim
Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư
trưởng TP.HCM, cho rằng dự án
này đã có quy hoạch và có vốn
đầu tư khá cao nên cũng cần
quan tâm đến việc kêu gọi xã
hội hóa, đồng thời xác định rõ
ưu tiên vốn cho hạng mục nào,
đoạnnàođểkêugọi đầu tư trong
thời gian tới.
Những tín hiệu tích cực
cho dự án vành đai 3
Dù đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu nhưng dự án vành đai 3
cũng vừa nhận được những tín hiệu tích cực nhằm từng bước triển khai
theo từng đoạn.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook