127-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứBa9-6-2020
HÒABÌNH
N
gày 6-6, báo
Pháp
Luật TP.HCM
đã nhận
được đơn xin giúp đỡ
của chủ ba cơ sở kinh doanh
karaoke tại TP.HCM gồm:
Hộ kinh doanh karaoke Sinh
Đôi VIP tại đường Nguyễn
Thị Thập, phường Tân Quy,
quận 7, TP.HCM; hộ kinh
doanh karaoke Sinh Đôi
VIP tại đường Lê Văn Thọ,
phường 11, quận Gò Vấp; hộ
kinh doanh karaoke Venus
tại đường Phùng Văn Cung,
phường 7, quận Phú Nhuận.
Bên cạnh đó, trên fanpage
của báo cũng nhận được nhiều
phản ánh của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ karaoke cho
biết từ thời điểm đóng cửa
đến nay, họ đã phải cho các
lao động nghỉ việc tạm thời,
chi trả tiền thuê mặt bằng dài
hạn nên đang rất khó khăn
về kinh tế.
Các hộ kinh doanh karaoke
nói trên cho rằng họ đã chấp
nhận chủ trương của UBND
TP.HCM, tạm ngưng hoạt
động kinh doanh karaoke từ
ngày 15-3-2020 để phòng,
chống dịch COVID-19. Đến
nay, Việt Nam đã kiểm soát
được dịch bệnh nên các chủ
kinh doanh karaoke mong
muốn sớm được phép mở
cửa trở lại.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ôngVõTrọngNam,
Phó Giám đốc Sở VH&TT
TP.HCM, trả lời: Hiện nay,
Chínhphủvẫn chưa chính thức
chophépdịchvụkaraoke được
hoạt động trở lại.Việc chophép
dịch vụ karaoke hoạt động trở
lại phải xuất phát từquyết định,
chủ trương của Chính phủ ở
phạm vi toàn quốc chứ không
thuộc quyền quyết định của
chính quyền TP.HCM.
Sở VH&TT và UBND
TP.HCM cũng đã thammưu,
có ý kiến gửi đến Chính phủ
về việc sớm cho phép dịch
vụ karaoke được hoạt động
lại. Bộ trưởng - Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Mai
Tiến Dũng mới đây cũng cho
biết đã ghi nhận kiến nghị cho
phép dịch vụ karaoke được
hoạt động lại tại TP.HCM.
Bộ trưởng đã báo cáo lên
Thủ tướng Chính phủ đề xuất
cho dịch vụ karaoke được hoạt
động lại vì Việt Nam đã kiểm
soát được dịch bệnh.•
Được biết, ngày 7-5-2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng
ý và ký quyết định cho phép các dịch vụ không cần thiết
như hoạt động biểu diễn sân khấu, rạp chiếu phim…được
hoạt động trở lại sau khi bỏ giãn cách toàn xã hội.
Tuynhiên, hai dịchvụkhông thiết yếu làkaraoke, vũ trường
vẫn chưa được phép hoạt động lại vì ở một số nước dịch
COVID-19 đã bùng phát trở lại do một số người đi karaoke,
vũ trường làm lây lan trong cộng đồng.
Kiến nghị cho phép sớm
mở lại dịch vụ karaoke
UBND
TP.HCM
đã tham
mưu, có
ý kiến gửi
đến Chính
phủ về việc
sớmcho
phép dịch
vụ karaoke
được hoạt
động trở
lại. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
UBNDTP.HCMđã thammưu, có ý kiến gửi đến Chính phủ về
việc sớm cho phép dịch vụ karaoke được hoạt động trở lại.
Số căn cước công dân cấp theo nơi thường trú hay nơi khai sinh?
Số căn cước công dân gồmmã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc
mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
Con tôi đăng ký thường trú tại Hà Nội
nhưng khai sinh tại Quảng Bình. Nay con tôi đủ 14 tuổi.
Xin hỏi nếu làm căn cước công dân (CCCD) cho con thì số
định danh được cấp theo mã tỉnh đăng ký thường trú hay
nơi đăng ký khai sinh? Nếu là nơi khai sinh thì các thông
tin thường trú của con tôi có được cập nhật hay không?
Bạn đọc
Nguyễn Ngọc Thu
 (ngocthu…@gmail.com)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
, Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Theo Điều 13 Nghị định 137/2015, số định danh cá
nhân trên thẻ CCCD (số CCCD) là dãy số tự nhiên gồm
12 số. Trong đó gồm mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã
năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai
sinh và khoảng số ngẫu nhiên.
Số định danh được cấp khi cá nhân đăng ký khai sinh.
Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường
trú nhưng chưa được cấp số định danh thì số định danh sẽ
được cấp khi công dân thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD.
Như vậy, số định danh không thể hiện nơi đăng ký
thường trú của cá nhân. Tuy nhiên, theo Điều 9 và Điều
15 của Luật CCCD, thông tin về thường trú của cá nhân
phải được thu thập và cập nhật tại cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư và cơ sở dữ liệu về CCCD.
Do vậy, dù thông tin nơi đăng ký thường trú của cá nhân
không hiển thị trên số định danh nhưng thông tin này vẫn
được cập nhật tại các hệ thống dữ liệu.
TRÚC PHƯƠNG
Quảng cáo
THÔNG BÁO MẤT
Vàongày27/04/2020,trênđườngdichuyểntừxãHòaThắng,TP.
BuônMaThuộtđếnQ.TânBình,TP.HCM.Tôicóđánhrơi
Giấychứng
nhận quyền sử dụng căn hộ số: 11-L tầng 11, thuộc chung cư
caotầngsố91,PhạmVănHai,P.3,Q.TânBình,TP.HCM,Chủhộ:
TrầnĐình Bính.
Ai nhặt được xin vui lòng liên hệ: 0908.083.082 –
0979.49.77.88. Tôi xin chân thành cảmơn và hậu tạ!
Thêmnhiềungườibị lừa
khibánhàngquamạng
Những người bị lừa đều nhận được tin nhắn
chuyển khoản thành công nhưng thực chất
những tin nhắn này đều là giả.
Ngày 8-6,
Pháp Luật TP.HCM
có đăng bài
“Cảnh
giác với chiêu mua hàng thật, chuyển khoản ảo”.
Sau
khi báo đăng, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều phản
ánh của bạn đọc gửi với nội dung tố cáo về sự việc
mình bị lừa đảo khi bán hàng qua mạng.
Cụ thể, chị Nguyễn Thị Quế Anh cho biết tháng
2-2020, một người tên Trần Thị Hoàng Mi (Hoàng
Mi) sử dụng tài khoản Facebook tên Trần Bảo Bảo đặt
hàng mua máy hốt phân tự động cho mèo và một số
phụ kiện đi kèm trị giá hơn 20 triệu đồng.
Người này yêu cầu được thanh toán bằng chuyển
khoản, sau đó đã gửi hình ảnh tin nhắn chuyển khoản
thành công để xác nhận. Ngay sau đó, Hoàng Mi yêu
cầu giao hàng gấp để kịp lo công việc.
“Do tôi quá tin tưởng vào hình ảnh chuyển khoản
thành công của ngân hàng vì thời gian trên điện thoại
trùng khớp với thời gian thực hiện thanh toán nên tôi
đã trực tiếp đi giao hàng cho Hoàng Mi tại một căn
hộ chung cư trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường
Bình Trưng Tây, quận 2” - chị Quế Anh nói.
Một ngày sau vẫn không nhận được tiền trong tài
khoản, chị Quế Anh liên lạc với Hoàng Mi để xác
nhận lại thì được biết người này đang đi công việc ở
nước ngoài và hẹn khi nào về nước sẽ giải quyết.
Tuy nhiên, sau rất nhiều lần được hứa hẹn nhưng
chị Quế Anh vẫn không nhận được khoản tiền hơn 20
triệu đồng, lúc này chị mới nhận ra là mình đã bị lừa
và đi trình báo Công an phường Bình Trưng Tây.
Cũng bị lừa tương tự, anh Nguyễn Quang Vinh, chị
Nguyễn Thị Tú, chị Đoàn Hồ Diệu Linh cùng tố cáo
người có tên Trần Thị Hoàng Mi sử dụng nhiều tài
khoản Facebook giả mạo để đi lừa đảo mua hàng qua
mạng. Được biết, theo thống kê của các nạn nhân, số
tiền bị lừa khoảng 50 triệu đồng.
Tất cả trường hợp người bị lừa đều nhận được tin
nhắn chuyển khoản thành công của ngân hàng gửi tới
nhưng thực chất những tin nhắn xác nhận này đều là
giả, thực tế không có giao dịch nào diễn ra.
Ngoài các trường hợp trên, chị Nguyễn Thanh Thảo
cũng tố cáo bị Trần Thị Hoàng Mi lừa đảo 6,5 triệu đồng
tiền cọc thuê nhà. Theo đó, chị Nguyễn Thanh Thảo là
người đang tìm căn hộ chung cư để thuê, sau đó gặp
được Hoàng Mi và hai người thỏa thuận thuê một căn hộ
chung cư giá 13 triệu đồng/tháng. 
Theo lời chị Thảo kể lại, vì chung cư yêu cầu người
có thẻ mới được ra vào và Hoàng Mi là người có thẻ
cư dân nên chị đã tin tưởng chuyển khoản trước 6,5
triệu đồng tiền cọc, đến khi nào dọn vào ở sẽ trả tiếp
phần còn lại.
Tuy nhiên, đến ngày dọn về ở thì phát hiện đã có
người khác ở trong nhà, khi tìm hiểu ra thì chủ thực
sự của căn hộ cho biết Trần Thị Hoàng Mi trước đó
thuê căn hộ không trả tiền rồi ăn cắp luôn thẻ và bây
giờ lấy thẻ đó để đi lừa người khác.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
 đại diện Công an
phường Bình Trưng Tây, quận 2 cho biết thời gian
qua, công an phường nhận được đơn của nhiều người
tố giác Trần Thị Hoàng Mi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua xác minh và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ,
công an phường đã xác định được chỗ ở và tiến hành
bắt giữ đối tượng.
Cũng theo Công an phường Bình Trưng Tây, vụ
việc đã được chuyển lên công an quận để điều tra theo
đúng thẩm quyền.
HỮU ĐĂNG
Với những
hình ảnh
giảmạo
xác nhận
đã chuyển
khoản
thành công,
rất nhiều
người bán
hàng qua
mạng đã
bị lừa. Ảnh:
HỮUĐĂNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook