133-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-6-2020
MINHCHUNG
T
ại tọa đàm
 “Bồi thường án
oan: Bất cập và giải pháp”
do
báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ
chức ngày 13-6, nhiều giảng
viên, luật sư đề xuất cần có một
đầu mối là một cơ quan độc lập
để giải quyết bồi thường cho
người bị oan.
Việc này gỡ vướng được thực tế
hiện nay là trong một số vụ án, các
cơ quan tố tụng “đẩy đưa” trách
nhiệm cho nhau khiến việc bồi
thường cho người bị oan kéo dài dù
bản thân họ và gia đình đã quá đau
khổ. Sẽ thật vô lý nếu người bị oan
phải loay hoay đi tìm cơ quan để
đòi bồi thường trong khi lỗi thuộc
về các cơ quan tố tụng.
Bồi thường trước,
trách nhiệm tính sau
Không tham gia buổi tọa đàm
nhưng ThS Huỳnh Thị Nam Hải
(giảng viên Trường ĐH Kinh tế
Luật TP.HCM) cũng đồng tình với
đề xuất trên. Theo ThS Hải, quy
định về cơ quan có thẩm quyền giải
quyết bồi thường hiện nay chưa đảm
bảo được tính khách quan của việc
bồi thường.
Bởi lẽ theo quy định hiện hành,
cơ quan giải quyết bồi thường là
cơ quan sau cùng ra quyết định gây
oan sai. Thêm nữa, một số quy định
về xác định cơ quan giải quyết bồi
thường chưa rõ ràng cùng với quá
trình gây oan sai có trách nhiệm
của nhiều cơ quan tố tụng. Điều
này dẫn đến tình trạng các cơ quan
tìm cách đùn đẩy trách nhiệm khiến
cho việc giải quyết bồi thường kéo
dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của
người bị oan.
ThS Hải nói: “Để đảm bảo sự
công bằng, khách quan và quyền
lợi chính đáng trong quá trình giải
quyết bồi thường, Nhà nước nên
tính đến việc giao thẩm quyền giải
quyết bồi thường cho một cơ quan
độc lập. Có thể giao cho Cục Bồi
thường nhà nước (Bộ Tư pháp) để
quy về một đầu mối, giúp việc bồi
thường được nhanh chóng”.
Tại tọa đàm, luật sư (LS) Nguyễn
Quốc Cường, Đoàn LS TP.HCM,
nói: “Việc quy về đầu mối là Cục
Bồi thường nhà nước đứng ra giải
quyết bồi thường cho người bị oan
trước là phù hợp”. Tất nhiên, theo
LS Cường, sau đó việc xác định
cơ quan nào gây oan sai cũng như
trách nhiệm hoàn trả cho ngân sách
nhà nước cũng phải được làm rõ.
Điều này là cần thiết để cơ quan
gây ra oan sai đứng ra tổ chức xin
lỗi người bị oan và chịu các hình
thức kỷ luật.
LS Cường dẫn chứng hai vụ yêu
cầu bồi thường oan bị kéo dài là
vụ bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh và
ông Mưu Quý Sường và nhận xét
việc bồi thường về vật chất, tinh
thần cho bà Anh, ông Sường cùng
người thân của họ bao nhiêu cũng
là không đủ. Vì vậy, không thể kéo
dài bi kịch của người bị oan mà cần
nhanh chóng bồi thường đúng luật.
Cần hướng dẫn của
TAND Tối cao
ThS Nguyễn Trương Tín, giảng
viên môn Luật trách nhiệm bồi
thường của nhà nước (TNBTCNN),
Trường ĐH Luật TP.HCM, nói:
“Dù cơ quan nào gây ra oan sai thì
Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm bồi
thường, còn cơ quan có người thi
hành công vụ làm sai thì đứng ra
giải quyết bồi thường”.
ThS Tín phân tích theo tiềm
thức của đa phần người dân thì cơ
quan nào đứng ra giải quyết bồi
thường thì chính là cơ quan làm
oan và cơ quan này thể hiện sự yếu
kém. Ngoài ra, cơ quan này cũng
chính là bị đơn trước tòa án vì theo
Luật TNBTCNN thì nếu thương
lượng không thành, người bị oan
có quyền kiện cơ quan đó. Cạnh
đó, nó còn liên quan đến thành
tích của cơ quan đó, sự nghiệp
chính trị, thi đua của cán bộ làm
sai. Do vậy, việc đùn đẩy trách
nhiệm giữa các cơ quan không
phải là điều khó hiểu.
Vì vậy, TANDTối cao nên cómột
nghị quyết hướng dẫn riêng về Luật
TNBTCNN. Cạnh đó, cần ban hành
một thông tư liên tịch giữa cơ quan
công an, tòa án, VKS, Bộ Tư pháp
và các ban ngành có liên quan để
hướng dẫn việc thống nhất áp dụng
các quy định của Luật TNBTCNN.
Có thể nói Luật TNBTCNN là một
luật rất khó vì liên quan đến cả tố
tụng hình sự, hành chính, dân sự…
Tiếp lời LS Phạm Tuấn Anh,
Đoàn LS TP.HCM, cho rằng nếu
cứ phân tích, đi sâu vào việc cơ
quan nào có lỗi nhiều hơn để xác
định cơ quan đó bồi thường là chưa
ổn. Trong một vụ việc oan ở địa
Để không còn “đẩy đưa”
bồi thường án oan
Các ý kiến cho rằng người bị làmoan đã chịu bao thiệt thòi mà còn phải tựmình
đi tìm cơ quan để đòi bồi thường là vô lý.
Các kháchmời trao đổi tại buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNGGIANG
phương mà các cơ quan tố tụng
có quan điểm khác nhau về trách
nhiệm giải quyết bồi thường thì
Sở Tư pháp có thể tham mưu cho
UBND cấp tỉnh xác định cơ quan
phải giải quyết bồi thường.
Nhưng thực tiễn cho thấy các sở
tư pháp chưa làm hết trách nhiệm,
chưa thể hiện được vai trò là cơ quan
quản lý nhà nước về bồi thường ở
địa phương, đây là điều cần phải
cải thiện.•
Việc quy về đầu mối là
Cục Bồi thường nhà
nước trước hết đứng ra
giải quyết bồi thường cho
người bị oan là phù hợp.
Ngày 15-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
tử hình Nguyễn Anh Quốc (SN 1994, ngụ quận 8) về tội
giết người.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo mang tính côn đồ
và cương quyết thực hiện hành vi đến cùng dù đã được
người khác can ngăn.
Tại tòa, gia đình nạn nhân xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho
Quốc khi đại diện VKS đề nghị mức án cao nhất là tử hình.
Tuy nhiên, tòa, viện cùng đồng quan điểm mức án trên
là đúng người, đúng tội, đúng với tính chất, mức độ hành
vi phạm tội của bị cáo.
Theo hồ sơ, sáng 16-6-2019, Quốc và nhóm bạn tổ chức
uống bia, hát karaoke bằng loa kẹo kéo tại một bãi đất
trống thuộc xã Hưng Long, huyện Bình Chánh.
Chiều cùng ngày, ông NVT (ở trọ gần khu vực đó) cũng
kéo một loa karaoke ra bãi đất trống đối diện để hát.
Thấy ông T. mở nhạc to, Quốc đi tới, đạp loa của ông
T. xuống mương. Không chỉ vậy, Quốc ra tay hành hung
khiến ông T. ngã xuống đất. Mọi người chạy đến can ngăn
thì ông T. mới thoát, đi về phòng trọ.
Tuy nhiên, Quốc vẫn chưa bỏ ý định, nhanh tay lấy cây
kéo để gần đó rồi đuổi theo tấn công ông T. Thấy vậy, ông
T. phản kháng nhưng không thành công.
Trong lúc xô xát, Quốc đâm hai nhát khiến nạn nhân tử
vong trước khi đến bệnh viện.
Tại cơ quan điều tra và tại tòa, Quốc thừa nhận hành vi
phạm tội. Đồng thời, thanh niên này khai rằng trước khi
ra tay giết người, Quốc và một số người bạn có sử dụng
chất ma túy.
H.YẾN
Tử hình nam thanh niên giết người vì chuyện hát karaoke
Họ đã nói
Sao cứ đẩy trách nhiệm cho nhau?
Luật quy định từng giai đoạn tố tụng rất rõ ràng (điều
tra, truy tố, xét xử) nhằm phân định trách nhiệm của các
cơ quan đứng ra giải quyết bồi thường. Luật như thế nào
thì chúng ta áp dụng như thế ấy, tại sao các cơ quan cứ
đi suy diễn rồi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau?
LS
PHẠMTUẤN ANH
, Đoàn LS TP.HCM
Người bị oan không thể
chờ thêm nữa
Thiệt hại là có thật, tổn thất về vật chất và tinh thần
là rất rõ, người bị oan không thể chờ thêm nữa, cơ quan
nào làm sai thì cũng đều lấy tiền từ ngân sách để bồi
thường thôi. Chúng ta nên giao cho một đầu mối đứng
ra bồi thường trước, còn việc xác định cơ quan nào phải
giải quyết bồi thường thì tính sau. Có như vậy thì người bị oan mới phần
nào nguôi ngoai nỗi đau.
LS
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG,
Đoàn LS TP.HCM
Chia thành hai trường hợp
Cần có hướng dẫn theo hướng nếu việc xác định trách
nhiệm làm oan rõ và không có sự đùn đẩy lẫn nhau thì
cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết bồi thường,
khôi phục danh dự cho người bị làmoan. Hai bên không
thương lượng được thì người dân kiện ra tòa yêu cầu bồi
thường theo Luật TNBTCNN.
Còn với vụ phức tạp khó xác định, hoặc các cơ quan có tranh cãi thì
Cục Bồi thường nhà nước nên giải quyết bồi thường trước cho người bị
oan, việc minh định ai phải chịu sẽ xác định sau. Chúng ta đều biết người
bị oan và thân nhân của họ không chỉ chịu tổn thất về vật chất mà cả về
mặt tinh thần, danh dự. Bồi thường nhanh giúp họ khắc phục khó khăn
và có niềm tin vào pháp luật.
LS
BÙI QUỐC TUẤN
,
Đoàn LS TP.HCM
Cần sớm có hướng dẫn
Biết rằng người bị oan sai cũng như thân nhân của họ
có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên, thực tế không phải dễ dàng như vậy, vì vô phúc
đáo tụng đình, việc chứng minh thiệt hại là rất phức tạp
và mất nhiều thời gian. Tôi nghĩ cần sớm có một thông
tư liên tịch giữa các bộ, ngành liên quan để vấn đề bồi
thường ngay cho người bị oan được áp dụng thống nhất. Đã bị oan phải
chịu bao tủi hổ rồi mà còn phải đi tìm cơ quan làm oan và khởi kiện để
đòi bồi thường nữa thì không ổn.
LS
NGUYỄN ĐỨC THẮNG Ý
,
Đoàn LS TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook