133-2020 - page 8

8
Sở TN&MT TP.HCM vừa có văn bản tham mưu UBND
TP trả lời về việc suối Nhum bị ô nhiễm.
Cụ thể, cử tri TP phản ánh dự án suối Nhum đã có trên 10
năm với mục đích xử lý nước thải của khu công nghiệp phía
trên thượng nguồn. Cử tri kiến nghị TP cần đầu tư hệ thống
xử lý nước thải hiện đại hơn.
Trả lời vấn đề này, Sở TN&MT cho biết suối Nhum bắt
nguồn từ khu vực nội ô phường Dĩ An, thị xã Dĩ An (Bình
Dương), chảy qua phường Linh Xuân, quận Thủ Đức (TP.
HCM) và kết thúc tại quốc lộ 1A. Suối Nhum có chiều dài
3.824 m.
Đây là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải khu vực nội
đô phường Dĩ An, một phần phường Đông Hòa, thị xã Dĩ
An; một phần phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Tổng lưu
lượng xả thải vào suối khoảng 2.700-2.800 m
3
/ngày.
Lưu vực suối Nhum chảy qua ĐH Quốc gia có diện tích
khoảng 105 ha (khu phố Tân Hòa, Đồng Hòa khoảng 63 ha,
phường Linh Xuân, quận Thủ Đức khoảng 42 ha) tiếp nhận
nước thải sinh hoạt của khoảng 40.000 sinh viên ký túc xá
ĐH Quốc gia và 7.000 sinh viên ĐH Kinh tế - Luật.
Hiện tại, ký túc xá ĐH Quốc gia đã đầu tư và vận hành hệ
thống xử lý nước thải công suất 2.000 m
3
/ngày. Tuy nhiên,
lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ ĐH Kinh tế - Luật
chưa được thu gom, xử lý. ĐH Quốc gia dự kiến sẽ tiếp tục
đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải 2.500 m
3
/ngày tại khu
vực này.
Theo kết quả quan trắc năm 2018 của Sở TN&MT tại hai
vị trí thượng nguồn và hạ nguồn cho thấy cả hai khu vực
bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh khá cao. Sở này nhận định
nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt
của các khu dân cư và ĐH Kinh tế - Luật chưa được thu
gom xử lý trước khi thải ra môi trường.
Ngoài ra, tại khuôn viên của ĐH Quốc gia có các hộ
dân sống hai bên khu vực suối Nhum chưa bàn giao mặt
bằng cho trường. Các hộ dân này đa phần hoạt động nông
nghiệp, trồng rau, chăn nuôi gia súc và xả nước thải sinh
hoạt, nước thải chăn nuôi trực tiếp xuống lưu vực suối
Nhum. 
Với thực tế trên, để kiểm soát ô nhiễm suối này, Sở
TN&MT đã đưa ra các biện pháp như tiếp tục thực hiện
công tác quan trắc chất lượng môi trường và lắp đặt trạm
quan trắc nước mặt tự động, liên tục tại vị trí hạ nguồn của
suối Nhum theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Ngoài ra, sở cũng cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả
quan trắc môi trường lưu vực cho Sở TN&MT tỉnh Bình
Dương theo kế hoạch phối hợp quản lý và kiểm soát ô
nhiễm liên tỉnh đã ký kết giữa TP.HCM và Bình Dương. 
Ngoài ra, sở sẽ khảo sát, thống kê số lượng, lưu lượng
các nguồn thải vào tuyến thoát nước lưu vực, đảm bảo nước
thải phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi
trường…
PHAN CƯỜNG
Xe máy phải đạt chuẩn Euro 3 mới được bán
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy địnhmô tô, xemáy nằm
trong nhóm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, dự thảo
bổ sung quy định kiểm tra định kỳ khí thải đối với mô tô, xe máy tham gia
giao thông nhằm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường.
Việc tổ chức kiểmđịnh, kiểmtra định kỳ khí thải mô tô, xemáy do cơ quan
đăng kiểm thực hiện. Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về trình tự, thủ tục, nội
dung kiểm định, kiểm tra định kỳ về khí thải mô tô, xe máy.
Từ năm 2007, xe máy sản xuất mới phải đạt mức tương ứng tiêu chuẩn
khí thải Euro 2 mới được bán ra thị trường. Còn từ năm 2017, xe máy phải
đạt tiêu chuẩn tương ứng mức Euro 3 mới được bán ra thị trường.
THYNHUNG
N
hằm tuyên truyền nâng cao
nhận thức về ích lợi của việc
kiểm tra khí thải xe máy cũ,
trách nhiệm và quyền lợi của người
dân, Sở GTVT TP.HCM phối hợp
cùng một số đơn vị thí điểm kiểm tra
khí thải xe máy tại một số phường,
quận trên địa bàn TP.
Kiểm tra khí thải xe máy
trên năm năm
Theo Sở GTVT, hiện nay tình hình
ô nhiễm môi trường không khí trên
cả nước nói chung và TP.HCM nói
riêng có diễn biến phức tạp, nồng độ
các chất gây ô nhiễm không khí có
xu hướng tăng. Trong đó hoạt động
của các loại xe cơ giới nói chung
và mô tô, xe máy nói riêng là một
trong những nguồn phát thải trực
tiếp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người.
Để giảm thiểu nguồn thải từ xe cơ
giới, Sở GTVT và các đơn vị liên
quan đã thí điểm kiểm tra khí thải
mô tô, xe máy ở một số quận trên
địa bàn TP. Cụ thể, chương trình này
được thực hiện tại phường Nguyễn
Cư Trinh (quận 1) và phường 10
(quận Phú Nhuận).
Chương trình thí điểmcũng sẽ đánh
giá tác động kinh tế - xã hội của việc
kiểm soát khí thải xe máy tới người
dân, cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức có liên quan.
Theo đó, các loại xe máy đã sử
dụng trên năm năm thuộc các hãng
xe Honda, Yamaha, SYM, Piaggio,
Suzuki sẽ được Sở GTVT thông báo
tới người dân để tham gia, thời gian
thực hiện từ nay tới tháng 9-2020.
Xe cũ vẫn có thể đảm bảo
khí thải
Anh Nguyễn Minh Nhật (quận
10), làm nghề chạy xe ôm với chiếc
Honda Dream 13 năm tuổi, chia sẻ:
“Vì công việc chạy xe nhiều nên tôi
rất quan tâm tới số kilomet mình đã
chạy được. Khi đến thời gian nhất
định thì thay dầu cho xe, lâu lâu lại
đi bảo dưỡng một lần để kiểm tra các
bộ phận trên xe. Chiếc xe vẫn chạy
rất tốt nhưng theo quy định khí thải
mới thì tôi không biết như thế nào”.
Những điều xe máy
cũ cần làm để
đạt chuẩn khí thải
Các chuyên gia đưa ramột số gợi ý khi chăm sóc, bảo dưỡng
xe máy cũ nhằmđạt chuẩn khí thải để bảo vệ môi trường.
Tại TP.HCM, các loại xe máy được
người dân sử dụng như anh Nhật là
rất nhiều nhưng một số người cho
rằng để đạt chất lượng khí thải mới
mà bỏ những chiếc xe này là quá
lãng phí.
Theo các chuyên gia xe máy, trên
thực tế nhiều xe máy đã sử dụng với
tuổi thọ 5-10 năm vẫn đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật về khí thải nếu người
dân biết cách chăm sóc và bảo dưỡng
xe đúng quy định.
Kỹ sư ô tô, xe máy Lê Văn Tạch
chia sẻ: “Người dân nên chú trọng
các hệ thống bugi, lọc gió, hệ thống
bơm xăng của xe. Nếu lọc gió bị bẩn
sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc bụi,
khí bị tắc để càng lâu càng làm cho
các bộ phận trên xe bị ảnh hưởng”.
Kỹ sư Tạch phân tích thêm, hệ
thống bơm xăng bẩn cũng khiến cho
xe ăn xăng nhiều hơn. Bugi bẩn sẽ
làm cho động cơ hoạt động không
bình thường. Động cơ kém và yếu
cũng cần sức hoạt động nhiều hơn
thì kéo theo khí thải nhiều hơn.
Theo chuyên gia ô tô, xe máy
Nguyễn Minh Đồng: “Việc kiểm
soát khí thải phải nên kiểm soát từ
phía nhà sản xuất trước. Cụ thể, họ
phải sản xuất ống pô xe máy làm sao
để có hệ thống xúc tác kiểm soát khí
thải. Tránh trường hợp người dân
mua, thuê ống pô lắp vào trước khi
đi kiểm định, sau đó lại tháo ra và
tiếp tục sử dụng ống pô cũ”.
Ông Đồng dẫn chứng trên thực
tế nhiều chủ ô tô, xe tải thuê, mượn
ống pô để đi kiểm định. Bộ phận
đăng kiểm chỉ kiểm tra khí thải ra
từ ống pô đã đủ tiêu chuẩn hay chưa
chứ không thể mổ xẻ bên trong bộ
phận này.
Ông Đồng chia sẻ khi sử dụng ống
pô có hệ thống xúc tác, xe máy sẽ
không bị ảnh hưởng khi ngập nước,
cũng không bị nghẹt do bụi khói vì
các loại này sẽ tự cháy. Ngoài ra, các
kim loại quý ở bên trong được tái
tạo, dẫn đến chi phí cao cho người
tiêu dùng, dù chiếc xe đã không còn
chạy được thì ống pô vẫn có thể tái
sử dụng.
Một chiếc ống pô có hệ thống xúc
tác này chỉ khoảng 200.000 đồng mà
người dùng có thể sử dụng được đến
4-5 năm. Đối với các loại xe quá cũ
cũng có thể gắn xúc tác vào sẽ giảm
được 30%-40% khí thải, điều chỉnh
được chế độ không khí và xăng.
Kiểm tra khí thải là
điều cần thiết
Chuyên gia ô tô, xe máy Nguyễn
Minh Đồng cho rằng: “Lộ trình áp
dụng tiêu chuẩn khí thải mới nên sử
dụng trong 2-3 năm tới, vì hiện nay
Việt Nam chưa sản xuất được ống
pô có hệ thống xúc tác. Nhà nước
cũng nên quy định việc kiểm định
khí thải cho xe máy 2-3 năm/lần để
đảm bảo chất lượng. Còn về xe máy
mới, tất cả loại xe máy sản xuất từ
năm 2021 phải có hệ thống xử lý khí
thải để đảm bảo môi trường”.
Theo ông Trần Văn Chủ, Giám
đốc chi nhánh thuộc Trung tâm
Đăng kiểm 5003V, nếu xe không
đạt chuẩn khí thải thì việc tiêu hủy
hay quy định thời hạn còn liên quan
đến vấn đề xe cổ.
Còn việc muốn khống chế lượng
khí thải thải ra môi trường thì đương
nhiên cần phải kiểm định. Những
xe trên 5-10 năm cần kiểm định khí
thải là điều đáng làm. Ở nước ngoài
cũng không có quy định về niên hạn
xe máy, vì vậy Việt Nam cũng theo
đó để áp dụng.
Vẫn theo ông Chủ, đối với các
loại xe cũ, nát thì cần thay thế, sửa
chữa động cơ, máy móc chứ không
thể bảo dưỡng như các loại hình xe
hiện đại ngày nay.
Những loại xe từ những năm 1950
thì hiện nay người dùng cũng chỉ sử
dụng nhằm mục đích trưng bày chứ
không mấy ai dùng để chạy. Ngày
nay khoa học kỹ thuật đã phát triển,
các xe máy mới đa số dùng công
nghệ phun xăng điện tử thì độ khí
thải cũng hạn chế được nhiều.•
Xemáy khi lưu thông sẽ phát thải trực tiếp, ảnh hưởng sức khỏe con người. Ảnh: HOÀNGGIANG
Nhiều xe máy đã sử dụng
với tuổi thọ 5-10 năm
vẫn đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật về khí thải nếu
người dân biết cách chăm
sóc và bảo dưỡng xe đúng
quy định.
Nguyênnhân suốiNhumônhiễmtrên10năm
Đô thị -
ThứBa16-6-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook