136-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu19-6-2020
PHƯƠNG LOAN
V
KSND TP.HCM vừa rút kinh
nghiệm toàn ngành kiểmsát TP
về cách giải quyết một vụ án
cố ý gây thương tích của VKSND
quận Tân Bình, TP.HCM.
Qua đó, VKSND TP.HCM yêu
cầu VKSND quận Tân Bình phải
chấp hành nghiêm quy định về căn
cứ tạm đình chỉ vụ án theo khoản
1 Điều 229 BLTTHS, tránh việc
giải quyết khiếu nại không đúng, bị
đương sự khiếu nại liên tục.
Sự việc được VKSND TP.HCM
nêu trong thông báo rút kinh nghiệm
mới đây. Cụ thể, vụ án cố ý gây
thương tích trên xảy ra tại Công ty
TNHHVận tải và Du lịch Gia đình
Việt (quận Tân Bình, TP.HCM) từ
tháng 2-2019. Công ty do Nguyễn
Văn Tuấn làm giám đốc.
Thời điểm này, NguyễnVăn Tuấn
thuê ô tô của anh Lâm Thanh Toàn
nhưng không trả tiền thuê xe như hai
bên đã thỏa thuận trước đó.
Vì vậy, sáng 25-2-2019, anh Toàn
cùng người góp vốn chung để mua
xe cho thuê là anh Lê Xuân Hiếu
(ngụ quận 1, TP.HCM) đến công ty
của Tuấn yêu cầu thanh lý hợp đồng.
Tại đây, giữa bên chủ xe và công
ty nhận thuê xe xảy ra mâu thuẫn
dẫn đến cãi vã. Anh Hiếu bị Tuấn
cùng 7-8 nhân viên của công ty
đánh vào mặt. Tuấn dùng cây gỗ
đánh vào mũi, đầu, chân... anh Hiếu
trong văn phòng của công ty. Hậu
quả, anh Hiếu bị thương tật 37%.
Anh Hiếu sau đó có đơn yêu cầu
xử lý hình sự đối với Tuấn và các
nhân viên của công ty, đồng thời
buộc những người này phải bồi
thường các chi phí…
Cơ quan điều tra Công an quận
Tân Bình lấy lời khai của ba nhân
viên công ty, xác định có sự việc ẩu
đả. Đại diện công ty đã bồi thường
cho anh Hiếu 71 triệu đồng.
Tuy nhiên, làm việc với cơ quan
điều tra, Tuấn phủ nhận việc dùng
tay, cây gỗ đánh anh Hiếu. Tuấn
cũng cho rằng mình không biết việc
đánh nhau như thế nào, không biết
lai lịch cụ thể số nhân viên khác
do chưa ký hợp đồng với những
người này.
Cơ quan điều tra nhận định ngoài
lời khai của anh Hiếu và anh Toàn
về việc bị đánh thì không còn chứng
cứ nào khác.
Từ đó, cơ quan điều tra tạm đình
chỉ vụ án do hết thời hạn điều tra
mà chưa xác định được bị can theo
điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS.
VKSND quận Tân Bình kết luận
việc đình chỉ là có căn cứ.
Sau đó, anh Hiếu khiếu nại quyết
định tạm đình chỉ nhưng cơ quan
điều tra và VKS cùng bác đơn. Anh
Hiếu tiếp tục khiếu nại đến viện
trưởng VKSND TP.HCM đối với
quyết định giải quyết khiếu nại của
VKSND quận Tân Bình.•
VKS bị “
tuýt còi
tạmđình chỉ vụ án sai
VKSNDTP.HCMxác định việc tạmđình chỉ điều tra vụ án cố ý
gây thương tích của VKSND quận Tân Bình là không có căn cứ.
VKSNDTP.HCMyêu
cầu VKSND quận Tân
Bình phải chấp hành
nghiêmquy định về căn
cứ tạmđình chỉ vụ án,
tránh việc giải quyết khiếu
nại không đúng, bị đương
sự khiếu nại liên tục.
Yêu cầu phục hồi điều tra vụ án
Qua kiểm tra hồ sơ, VKSNDTP.HCM xét thấy có căn cứ xác định thương
tật 37%của anhHiếu là doTuấn và các đồngphạmgây nên. Dođó,VKSND
TP.HCMxác địnhviệc tạmđình chỉ điều tra vụánhình sự là không có căn cứ.
VKSNDTP.HCMđã hủy quyết định giải quyết khiếu nại củaVKSNDquận
Tân Bình, đồng thời yêu cầuVKSND quậnTân Bình hủy bỏ quyết định giải
quyết khiếu nại của cơ quan điều tra, yêu cầu phục hồi điều tra vụ án để
tiếp tục điều tra, xử lý.
Hiện VKSND quận Tân Bình đã hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại
của cơ quan điều tra.
Cựugiámđốc quỹ bảo lãnh
tíndụngbị phạt 4nămtù
Cơ quan tố tụng xác định cựu giámđốc Quỹ Bảo
lãnh tín dụng TP.HCMTrầnHữuThái đã thiếu
trách nhiệm, gây thiệt hại 19 tỉ đồng.
Chiều 18-6, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP.HCM đã
ra phán quyết vụ Trần Hữu Thái (cựu giám đốc Quỹ Bảo
lãnh tín dụng TP.HCM) và bốn đồng phạm gây thiệt hại 19
tỉ đồng.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Thái bốn năm tù, Trần Bửu Long
(cựu phó giám đốc) ba năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Hà Văn Dương (cựu trưởng phòng nghiệp vụ), Võ Kế Trí
(cựu phó trưởng phòng nghiệp vụ) và Mai Thị Kim Dung (cựu
chuyên viên phòng nghiệp vụ) bị phạt từ một năm sáu tháng đến
hai năm sáu tháng án treo cùng về tội danh trên.
Bản án cũng kiến nghị tiếp tục làm rõ hành vi của các nhân
viên ngân hàng cũng như Công ty Phát Như Quân có liên quan
đến việc bảo lãnh, cho vay gây thiệt hại tài sản của Nhà nước
tại quỹ.
Tại tòa, bị cáo Thái không đồng tình với việc truy tố. Bị cáo
cho rằng việc làm của mình đều vì động cơ trong sáng để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận với vốn vay của
Nhà nước...
Các bị cáo cho rằng thiệt hại vụ án không xảy ra, đã có quỹ
rủi ro bù đắp và giải quyết bằng vụ án về kinh doanh thương
mại khác, đề nghị HĐXX xem xét.
Tuy nhiên, HĐXX đồng tình với truy tố của VKS là không
oan, sai với các bị cáo. Tòa xem xét vai trò tham gia, tính chất,
mức độ để cân nhắc hình phạt.
Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa
TP.HCM là một tổ chức tài chính phi lợi nhuận đối với
các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa
của TP.HCM.
Ngày 1-6-2010, Công ty TNHH Dược phẩm Phát Như Quân
được Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà TP.HCM
(HDBank) cấp hạn mức tín dụng 30 tỉ đồng để bổ sung hạn mức
vốn kinh doanh.
Công ty này đề nghị Quỹ Bảo lãnh tín dụng bảo lãnh vay 19 tỉ
đồng tại ngân hàng kèm theo hồ sơ.
Tại báo cáo thẩm định nêu công ty trên có phương án
kinh doanh khả thi nhưng chỉ đảm bảo được cho khoản vay 10
tỉ đồng.
Sau đó, hội đồng thẩm định chấp thuận bảo lãnh cho Công ty
Phát Như Quân và tiến hành giải ngân 10 tỉ đồng. Tuy nhiên,
sau đó các bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng bảo lãnh tiếp nghĩa
vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đối với số
tiền vay 9 tỉ đồng.
Tài sản đảm bảo là lô đất 2.180 m
2
tại huyện Củ Chi của vợ
chồng bà Trần Ngọc Xuân Nhi - giám đốc Công ty Phát Như
Quân, ngân hàng đã ký hợp đồng hạn mức tín dụng và giải ngân
cho công ty này vay 9 tỉ đồng.
Sau khi nhận tiền vay, đến hạn thanh toán mà công ty không
hoàn trả tiền vay và tiền lãi phát sinh trong kỳ nên HDBank
khởi kiện đến TAND TP.HCM.
Hai bản án sơ và phúc thẩm đều tuyên Công ty Phát Như
Quân có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng số tiền vay và
tiền lãi phát sinh là 22 tỉ đồng.
Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã trả số tiền này cho HDBank. Sau
đó, Công ty Phát Như Quân đã trả cho Quỹ Bảo lãnh 3 tỉ đồng,
hiện còn 19 tỉ đồng không thể thu hồi.
Cơ quan tố tụng xác định ông Thái là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước UBND TP.HCM về toàn bộ
hoạt động của quỹ. Ông Thái đã không chỉ đạo, tổ chức
kiểm tra xác minh trên thực tế, không thông qua hội đồng
quản lý quỹ khi ký duyệt, gây thiệt hại.
HOÀNG YẾN
Chồng sát hại vợ cũ vì không chịu tái hôn
Ngày 18-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Đàm Minh Thêm (sinh năm 1982, ngụ quận Bình Chánh,
TP.HCM) tù chung thân về tội giết người.
Tòa đồng tình với đại diện VKS cho rằng bị cáo giết
người vì động cơ đê hèn.
Tại tòa, bị cáo Thêm khai vì ghen quá, thiếu suy nghĩ
nên đã ra tay sát hại người vợ vừa ly hôn được hai tháng.
Năm 2010, Thêm và chị HTKT cùng tuổi kết hôn với
nhau và có một con chung. Đến năm 2019, vợ chồng ly
hôn đường ai nấy đi, chị T. nuôi con.
Sau đó, Thêm muốn nối lại tình cảm nhưng bị cự
tuyệt nên nghi ngờ chị T. có người mới và nghĩ đến
việc sát hại chị này.
Chiều 14-7-2019, Thêm mang theo dây điện, băng keo
đến chỗ làm của vợ cũ trên đường Nguyễn Thông, quận 3.
Khi thấy chị T. nói chuyện qua Zalo với một người đàn
ông khác, Thêm đã quật vợ cũ ra nền nhà, dùng dây siết
cổ chị đến bất tỉnh. Khi rời khỏi hiện trường, Thêm gọi
điện thoại báo cho mẹ chị T. biết sự việc.
Tại hiện trường, công an cũng thu được lá thư Thêm để
lại với nội dung sẽ đi tự tử và mong muốn khi chết được
chôn cùng vợ.
Khai với tòa, Thêm nói trước đó vợ cũ có đồng ý tái
hợp. Nhưng sau đó Thêm cho rằng vợ cũ đùa với tình cảm
của mình.
Bị cáo quay đầu xin lỗi gia đình vợ, mong có cơ hội về
chăm sóc con thơ tám tuổi. Thêm nói sau khi gây án có
tự tử nhưng không thành rồi được gia đình động viên ra
đầu thú.
Mẹ của nạn nhân khóc vì đứa con gái duy nhất của gia
đình ra đi. Chồng bà cũng mất sau đó vài tháng. Bà yêu
cầu HĐXX xử đúng người, đúng tội và bồi thường thiệt
hại cùng cấp dưỡng nuôi con.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook