136-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu19-6-2020
Chưa thể có 100
%
mặt bằng
metro số2 trong tháng6
Trong tháng 6 , các quận chưa thể bàn giao 100%mặt bằng cho chủ đầu tư
để tiến hành triển khai tuyếnmetro số 2 (BếnThành -ThamLương).
ĐÀOTRANG
T
rong các cuộc họpvề tiếnđộ
giải phóng mặt bằng tuyến
metro số 2, ông Trần Lưu
Quang, Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy TP.HCM, luôn yêu
cầu các quận có tuyến metro
số 2 đi qua phải cơ bản bàn
giao mặt bằng trong tháng 6.
Tuy nhiên, đến nay dự kiến
khả năng bàn giao mặt bằng
cho tuyến metro số 2 chỉ đạt
khoảng 60%.
Bàn giao khoảng 60%
mặt bằng trong tháng 6
Đại diện Ban quản lý Đường
sắt đô thị TP.HCM (MAUR)
cho biết trong tháng 6 các quận
không thể bàn giao 100% mặt
bằng như dự kiến.
Theo MAUR, đến thời điểm
này, dự kiến trong tháng 6 các
quận sẽ bàn giao khoảng 60%
diện tích mặt bằng.
Trong đó, một số quận đã
xong thủ tục bồi thường và bắt
đầu nhận bàn giao mặt bằng từ
người dân. Điển hình, trong
hôm nay (19-6), UBND quận
Tân Bình sẽ bàn giao khu đất
xung quanh ga Tân Bình và ga
ngầm khu đường Phạm Văn
Bạch cho MAUR.
MAUR cho biết về nguyên
tắc, đơn vị chỉ nhận bàn giao
mặt bằng sạch từ các quận thì
mới tiến hành khởi công dự
án. Nếu trong tháng 6 các quận
không thể bàn giao 100% mặt
bằng thì MAUR cũng chưa thể
khởi công dự án theo dự kiến.
Theo MAUR, quận 3 là
một trong những địa phương
thực hiện giải phóng mặt bằng
nhanh, song khâu cập nhật giá
đất hiện nay hơi chậm khiến
các quận khác bị ảnh hưởng.
MAUR cũng lường trước
trường hợp các quận không thể
bàn giao mặt bằng 100% thì
đơn vị sẽ không thể tiến hành
thủ tục song song khác (bao
gồm công tác di dời hạ tầng kỹ
thuật, điện nước, viễn thông).
Tuynhiên,MAURchohaynếu
nhà ga nào ổn thì sẽ tiến hành
di dời hạ tầng kỹ thuật trước.
Đồng thời, đơn vị này sẽ tiến
hành công tác đấu thầu và triển
khai đồng bộ từ quý III-2020.
Sang quý III-2021,MAUR sẽ
tiến hành ký hợp đồng với các
nhà thầuchính, sauđóchính thức
khởi công các hạng mục chính.
Trước đó, UBND các quận
cũng hứa theo tiến độ đến tháng
6 sẽ xong các thủ tục và tiến
hành bàn giao mặt bằng cho
chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc
bàn giao mặt bằng còn nhiều
khó khăn. Thủ tục chi trả bồi
thường trong tháng 6 sẽ xong
nhưng việc bàn giao thì có thể
kéo dài hơn.
Đại diện UBND quận 12,
đơn vị có tuyến metro số 2 đi
qua, cho biết tiến độ giải phóng
mặt bằng của quận sẽ cố gắng
hoàn thiện, bàn giao mặt bằng
cho MAUR trong tháng 6 này.
Hiện quận này đã làm việc với
tất cả trường hợp bị ảnh hưởng
bởi tuyến metro số 2, về cơ
bản các hộ dân đều đồng tình.
Rút kinh nghiệm từ
tuyến metro số 1
Đại diệnMAUR cho biết khó
khăn về giải phóngmặt bằng sẽ
kéo theo hàng loạt hệ lụy như
kéo dài tiến độ dự án, không
thể di dời hạ tầng kỹ thuật…
Đặc biệt, nếu đấu thầu xong
mà không có 100% mặt bằng
để bàn giao cho nhà thầu thì
khả năng khiếu kiện, đòi chi
phí phát sinh cũng rất nhiều.
“Đó chính là bài học kinh
nghiệm cho chính chúng ta,
đòi hỏi chúng ta phải có mặt
bằng 100%để bàn giao cho nhà
thầu chính, tránh phát sinh các
chi phí không cần thiết” - đại
diện MAUR nêu quan điểm.
Tại các buổi làm việc với
đại diện các sở, ngành, quận,
huyện và MAUR về tiến độ
giải phóng mặt bằng metro
2, ông Trần Lưu Quang, Phó
Bí thư Thường trực Thành ủy
TP.HCM, luôn yêu cầu các
đơn vị cần rút kinh nghiệm từ
tuyến metro số 1.
Theo đó, các đơn vị thực hiện
đồng bộ các công tác liên quan
để có mặt bằng sạch cho dự án
trước khi triển khai các hạng
mục công việc chính.
Ngoài ra, công tác di dời hạ
tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng cũng
rất quan trọng nên cần sự phối
hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.
KTS Ngô Viết Nam Sơn,
chuyên gia quy hoạch đô thị,
cho rằng các đơn vị liên quan
cần rút kinh nghiệm từ tuyến
metro số 1. Trong đó, chủ đầu
tư cần có kế hoạch đối với tuyến
giao thông đô thị này, tránh bỏ
lỡ nhiều cơ hội.
Theo ông Sơn, cơ quan chức
năng có thể khai thác tối đa tiềm
năng từ quỹ đất dọc tuyếnmetro
số 2, điều mà tuyến metro số
1 từng bỏ lỡ.
“Để làm được điều này,
chúng ta cần làm quy hoạch
dọc tuyến metro với bán kính
500-1.000 m. Đó cũng chính
là phương án chỉnh trang đô
thị và nguồn thu ngân sách
để xây dựng tuyến giao thông
này” - ông Nam Sơn góp ý.•
Sơ đồ các nhà
ga tuyếnmetro
số 2. Đồ họa:
HỒTRANG
Metro 2 dự kiến hoạt động vào
cuối năm 2026
ÔngBùi XuânCường,TrưởngbanMAUR, chobiết dựánmetro
số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đi qua sáu quận của TP.HCM (1,
3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú).
Tổng chiều dài của tuyến đường sắt đô thị này là hơn 11 km;
bao gồm 9 km ngầm và 2 km trên cao, với 10 nhà ga (chín ga
ngầm, một ga trên cao). Tổng kinh phí đầu tư toàn dự án gần
48.000 tỉ đồng.
Dự kiến cuối năm 2026 tuyến metro số 2 sẽ đi vào hoạt
động. Ước tính khi đi vào hoạt động giai đoạn 1 sẽ vận tải được
140.000 hành khách/ngày; giai đoạn 2 ước đạt khoảng 400.000
hành khách/ngày.
Khó khăn về giải
phóngmặt bằng sẽ
kéo theo hàng loạt hệ
lụy như kéo dài tiến
độ dự án, không thể di
dời hạ tầng kỹ thuật.
Không chuyểnmục
đíchrừngphònghộ
giao chodựándu lịch
Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có thông
báo kết luận đối với các dự án chuyển mục đích sử
dụng rừng trồng sang mục đích khác mà UBND tỉnh
này đã có công văn xin ý kiến.
Theo đó, sau khi nghe báo cáo và các ý kiến tham
gia, Thường trực Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ
đạo khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng rừng tại khu vực
xin chuyển đổi mục đích của dự án khu tổ hợp khách
sạn cao cấp Utisys (thuộc địa bàn hành chính xã
Bình Thạnh, huyện Tuy Phong) để báo cáo Thường
trực Tỉnh ủy cho ý kiến vào thời điểm thích hợp.
Thường trực Tỉnh ủy cũng đặc biệt lưu ý chỉ cho
chuyển mục đích rừng sản xuất và rừng trồng có
nguồn gốc từ ngân sách nằm ngoài quy hoạch ba
loại rừng; đồng thời giữ nguyên hiện trạng, không
cho tác động vào diện tích rừng phòng hộ, chỉ có thể
xem xét cho chủ trương phát triển du lịch sinh thái
dưới tán rừng.
Đối với các dự án còn lại, đề nghị UBND tỉnh chỉ
đạo thực hiện đầy đủ về trình tự, thủ tục chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng
quy định của Chính phủ.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM 
có bài viết
“Sẽ cấp
gần 15 ha rừng phòng hộ cho một dự án du lịch”
.
Bài báo phản ảnh Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Bình
Thuận đang chuẩn bị hồ sơ trình Thường trực Tỉnh
ủy thông qua chủ trương chuyển hơn 110 ha rừng
sang mục đích sử dụng khác để thực hiện tám công
trình, dự án.
Trong số diện tích này có gần 75 ha rừng trồng
và hơn 25 ha rừng phòng hộ. Trong hơn 25 ha rừng
phòng hộ sẽ chuyển cho dự án thì có đến gần 15 ha
sẽ được chuyển cho dự án khu tổ hợp khách sạn cao
cấp Utisys (huyện Tuy Phong).
Dự án nói trên do Công ty TNHH Utisys Việt
Nam làm chủ đầu tư, chủ công ty là ông Vladislas
Zhuchkov, quốc tịch Liên bang Nga.
Được biết tổng quy mô dự án có diện tích hơn
73 ha, ngoài rừng phòng hộ ven biển còn có gần
50 ha là rừng sản xuất. Dự án được quy hoạch
nhiều loại hình dịch vụ như khu biệt thự, khách
sạn, nhà hàng…
Dự án được UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy
chứng nhận đầu tư năm 2010 và cấp thay đổi lần thứ
nhất vào tháng 4-2012. Theo cam kết, kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đầu tư và bàn giao đất tại
thực địa, dự án phải được triển khai, hoàn thành và
đưa vào khai thác năm 2017. Tuy nhiên, đến năm
2018 dự án mới chỉ thực hiện công tác đo đạc bản
đồ, rà phá bom mìn, bồi thường được hai hộ dân và
còn vướng bốn hộ (khoảng 2,5 ha).
Ngoài ra, chủ đầu tư có hoàn chỉnh hồ sơ trồng
rừng thay thế, hoàn chỉnh hồ sơ phê duyệt giá trị
rừng trồng nằm trên khu đất dự án và đã được
UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt, tuy nhiên vẫn
còn một khoản tiền chưa nộp theo thông báo của
Cục Thuế Bình Thuận…
Sau đó, chủ đầu tư xin gia hạn tiến độ dự án
thêm sáu tháng (tức cuối tháng 12-2018) để thực
hiện các thủ tục liên quan. UBND tỉnh Bình Thuận
đồng ý gia hạn; đồng thời cho biết đây là lần gia
hạn cuối cùng.
Như vậy, đây là dự án du lịch có nhiều ý kiến
trái chiều bởi 10 năm qua vẫn chưa khởi công xây
dựng. UBND tỉnh Bình Thuận đã gia hạn nhiều
lần, thậm chí đã ra “tối hậu thư” sẽ thu hồi từ hai
năm trước. Thế nhưng dự án này không những
không bị thu hồi mà mới đây (ngày 4-6) UBND
tỉnh Bình Thuận còn có chủ trương trình Tỉnh ủy
cấp cả rừng phòng hộ ven biển để làm khu du lịch
và xây biệt thự.
Tính ra, sau thông báo này của Tỉnh ủy Bình
Thuận, gần 15 ha rừng phòng hộ ven biển ở Tuy
Phong sẽ được giữ lại và không bị tác động, chuyển
sang mục đích khác.
Một lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Thuận đã cám ơn bài
phản biện, góp ý của báo
Pháp Luật TP.HCM
 về vụ
việc này.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook