136-2020 - page 9

9
Vingroup đề xuất
lập quy hoạch
khu đô thị thôngminh
Theo tìm hiểu của
Pháp Luật
TP.HCM
,mớiđâyTậpđoànVingroup
cũng đã có văn bản gửi Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu… đề
xuất nghiên cứu, lập quy hoạch
đầu tư dự án KĐT thôngminh Bến
Đình(phường5,phường9,phường
Thắng Nhì của TP Vũng Tàu). Quy
mô nghiên cứu, khảo sát dự án có
diện tích khoảng 110 ha.
TậpđoànVingroup cho rằngvới
vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao
thôngkết nối đồngbộ, tỉnhBàRịa-
Vũng Tàu là một trong những địa
phương tiềm năng về phát triển
các dự án lĩnh vực du lịch, dịch vụ,
bất động sản và công nghiệp. Do
đó,Tập đoànVingroupmuốn đầu
tưmột KĐT thôngminh, đẳngcấp,
chất lượng tại Vũng Tàu.
Được biết, Tập đoàn Vingroup
cũngmớilàmviệcvớicácsở,ngành
của tỉnhBà Rịa-VũngTàu trìnhbày
thêm về kết quả khảo sát đối với
khu đất tập đoàn dự kiến xin đầu
tư tại xã Bình Ba, huyện ChâuĐức.
di dời sang sân bay Gò Găng. Hiện
nhà đầu tư đã xây dựng ý tưởng hình
thành khu nhà ở hỗn hợp - condotel,
khách sạn, trung tâm tài chính và
công nghệ điều hành đô thị thông
minh, công viên trung tâm, nhà cao
tầng, các công trình công cộng, tiện
ích khác có tính liên kết với vành đai
công nghiệp và đô thị.
Với các ý tưởng nêu trên, nhà đầu
tư muốn được thống nhất ý tưởng
quy hoạch, khảo sát, lập thẩm định
quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Hải
Đăng. Sau khi các quy hoạch phân
khu được duyệt và có kế hoạch đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư, liên doanh
nhà đầu tư xin được tham gia đấu
thầu thực hiện dự án.
Ủng hộ phát triển dự án
Đại diện các sở, ngành và UBND
TPVũng Tàu tham dự cuộc họp đều
đánh giá cao về ý tưởng, chủ trương
để nhà đầu tư nghiên cứu dự án. Bên
cạnh đó, đại diện các ngành cũng lưu
ý nhà đầu tư cần chú ý sâu hơn về
vấn đề quy mô dân số, đất đai, trong
đó có diện tích rừng ngập mặn, đất
công, tăng diện tích đất công viên
cây xanh…
Ngoài ra, hiện tại khu vực phạm
vi nhà đầu tư xin nghiên cứu dự
án đã có một số dự án khác đang
triển khai như khu nhà ở Thanh
Xuân, khu dân cư Hoàng Gia, dự
án THD Ecoland. Phía Binh đoàn
18, đơn vị đang quản lý sân bay
Vũng Tàu, cũng khẳng định việc
di dời sân bay Vũng Tàu sang Gò
Găng để bàn giao mặt bằng cũng
chỉ được thực hiện khi sân bay mới
xây dựng xong.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn
Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, ủng
hộ ý tưởng phát triển KĐT mới tại
hai địa điểm mà nhà đầu tư đã đề
nghị. Trong đó, ông Thọ nhấn mạnh
khu vực phường 12 hiện nay là “hòn
ngọc” của Vũng Tàu khi có quỹ đất
lớn và hệ sinh thái rừng ngập mặn
tự nhiên, vị trí giao thông kết nối
thuận lợi. Do đó, việc đầu tư một
KĐTmới xứng tầm là việc cần thiết
cho tương lai.
Ông Thọ yêu cầu đơn vị tư vấn
khi lập dự án cần chú ý tới các vấn
đề an sinh xã hội cho người dân
sinh sống tại khu vực, chung cư cao
TRÙNGKHÁNH
C
hiều 18-6, ông Nguyễn Văn
Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, chủ trì cuộc
họp nghe liên danh Công ty cổ phần
Đầu tư Văn Phú - Invert và Công ty
Đầu tư VCI trình bày ý tưởng quy
hoạch dự án khu đô thị (KĐT) mới
Hải Đăng tại phường 12, TP Vũng
Tàu. Đây là dự án có quy mô 265
ha và KĐT trung tâm tại sân bay
Vũng Tàu khoảng 200 ha.
Phát triển khu đô thị
sinh thái
Tháng 10-2019, liên doanh trên
cũng đã từng trình bày ý tưởng trước
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu và được ông Nguyễn
Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, cùng các
thành viên dự họp đánh giá cao, ủng
hộ chủ trương…
Tại cuộc họp này, đại diện nhà
đầu tư cho biết KĐT mới Hải Đăng
thuộc phân khu Cửa Lấp Chí Linh
và Bắc Phước Thắng. Hiện trạng sử
dụng đất tại đây gồm đất ở, đất tôn
giáo tín ngưỡng, đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh, đất rừng ngập mặn, đất
trồng cây hằng năm…
Nhà đầu tư mong muốn tạo dựng
một KĐT mới đồng bộ về hạ tầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật và là trung
tâm dịch vụ thương mại thể thao giải
trí du lịch tại cửa ngõ phía bắc TP
Vũng Tàu theo hướng quốc lộ 51B.
Đây cũng là KĐT sinh thái phát triển
bền vững gắn với hệ sinh thái rừng
ngập mặn…
Đối với KĐT trung tâm tại sân bay
Vũng Tàu, có diện tích 185 ha, nhà
đầu tư mong muốn được đầu tư dự
án tại đây sau khi sân bay Vũng Tàu
Phối cảnh tổng thể ý tưởng khu đô thị Hải Đăng. Ảnh: TK
Nhà đầu tư xin đầu tư dự án tại
vị trí “hòn ngọc” của Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ủng hộ ý tưởng phát triển khu đô thị mới tại hai địa điểmmà nhà đầu tư đề nghị.
tầng và ngầm hóa để tận dụng quỹ
đất. Đồng thời, phải chú ý tới mật
độ dân số, bãi đậu xe, các dự án đã
quy hoạch trước đó và kết nối với
các điểm nhấn khác của Vũng Tàu là
khu dự án Paradise, khu Bàu Trũng,
khu cù lao Bến Đình…
Ngoài ra, ôngThọ cũng giao nhiệm
vụ cho SởXây dựng và các sở, ngành
cung cấp thông tin quy hoạch, các
dự án trước đó cho nhà đầu tư để có
thể hoàn thiện ý tưởng quy hoạch,
báo cáo lại UBND tỉnh xem xét.•
BàRịa-VũngTàu sẽ dành20.000 tỉ để kết nối cảng, liênvùng
Kết luận cuộc họp, ông
Nguyễn Văn Thọ, Chủ
tịch UBND tỉnh, ủng hộ
ý tưởng phát triển KĐT
mới tại hai địa điểmmà
nhà đầu tư đã đề nghị.
Ngày 18-6, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) phối hợp với
Bộ GTVT tổ chức hội thảo về các giải pháp phát triển cảng
biển và dịch vụ hậu cần cảng tỉnh BR-VT.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện quy hoạch tổng
thể có 69 dự án cảng, trong đó đã triển khai xây dựng và
đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/
năm. Tổng diện tích kho bãi chuyên dùng quy hoạch trên
địa bàn tỉnh là 2.312 ha, đến nay đã có 20 dự án kho bãi,
logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 224 ha.
Đặc biệt, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (thị xã Phú Mỹ)
cũng là cảng biển có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới
năm 2017 và là một trong 21 cảng trên thế giới có thể đón
tàu đến 200.000 tấn, mơ ra hương đi mơi cho nganh cang
biên Viêt Nam trên con đường phat triên và hội nhập.
Mặc dù hệ thống cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng trên
địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng hiệu quả khai
thác cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế và khả năng cạnh tranh với các nước
trong khu vực chưa cao.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng cụm cảng Cái Mép -
Thị Vải có lợi thế lớn là luồng hàng hải hiện đại, cơ sở cảng
biển tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và tốc độ tăng trưởng
rất tốt. Tuy nhiên, để gia tăng sức cạnh tranh và thu hút
thêm các khách hàng thì cần phát triển kết nối giao thông
liên vùng bằng đường bộ, đường sắt, đường sông đến các
khu vực kinh tế trọng điểm trong vùng.
Đồng thời, sớm đầu tư nạo vét tuyến luồng Cái Mép - Thị
Vải đến cao độ -15,5 m từ phao số 0 đến bến cảng CMIT,
cho phép xây dựng và áp dụng cơ chế cảng mở tại cụm
cảng để thúc đẩy trung chuyển quốc tế. Ngoài ra, cần đầu
tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, triển khai nhanh dự
án cao tốc Bến Lức - Long Thành tạo thuận lợi cho việc kết
nối hàng hóa bằng đường bộ từ khu vực Tây Nam bộ đến
các cảng nhóm 5…
Tiếp thu các ý kiến, lãnh đạo tỉnh BR-VT cho rằng trong
nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư,
phát triển hệ thống cảng biển và các dịch vụ hậu cần cảng
theo hướng hiện đại và linh hoạt. Tỉnh ưu tiên dành 20.000
tỉ đồng để đầu tư hạ tầng kết nối giao thông liên cảng, liên
vùng. Ngoài ra, tỉnh dành 2.000 ha để quy hoạch không
gian phát triển hệ thống logistics, trung tâm kiểm hóa hiện
đại, chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để phát
triển hệ thống hậu cần cảng. Tỉnh cũng thành lập Ban quản
lý cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, tạo sự điều hành thống
nhất, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp và các hãng
tàu khi ra vào hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải…
Ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết
trước mắt Bộ GTVT đang xem xét và bố trí vốn trung hạn
để đầu tư nạo vét tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải. Đồng
thời, đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành,
hoàn thành tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải - cầu
Phước An và đoạn tuyến kết nối với đường cao tốc Bến Lức
- Long Thành để thu hút hàng hóa đến cụm cảng.
Ông Công cũng lưu ý tỉnh BR-VT cần thu hút thêm
nhiều nhà đầu tư lớn vào địa phương, nghiên cứu chọn
nhà đầu tư, xây dựng khu hậu cần cảng trước khi đưa cảng
vào hoạt động để đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của
hệ thống cảng…
KHÁNH LY
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: KL
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook