161-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Một góc Khu công nghiệp BiênHòa 1, ĐồngNai. Ảnh: VŨHỘI
Lậpphânkhumới
đểhạnchếnghẽn
bầutrờiTânSơnNhất
Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)
cho biết kể từ 7 giờ ngày 16-7, vùng thông báo
bay Hồ Chí Minh (FIR HCM) chính thức thiết lập
thêm phân khu 6 (phân khu mới).
VATM đánh giá tình trạng tăng trưởng hoạt
động bay nhanh chóng, khai thác cao gấp đôi
công suất vận hành khiến sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất (TSN) tại một số thời điểm rơi vào tình
trạng tắc nghẽn từ nhà ga, sân đỗ cho đến quá tải
vùng trời.
Những tắc nghẽn này gây không ít khó khăn
cho công tác quản lý, điều hành bay của các cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu.
Đặc biệt vào mùa cao điểm như dịp lễ, tết hay
mùa du lịch, lưu lượng bay tăng cao đột biến
khiến việc điều hành máy bay về hạ cánh tại sân
bay TSN có độ khó, phức tạp và chiếm nhiều thời
gian.
Để đảm bảo an toàn hoạt động bay và giảm
áp lực cho kiểm soát viên không lưu, Trung tâm
Kiểm soát đường dài (ACC Hồ Chí Minh) đã thực
hiện một số giải pháp như ủy quyền tạm thời một
phần công việc cho phân khu kế cận, hoặc sử dụng
thêm tần số dự phòng để liên lạc với máy bay. Tuy
nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính tạm
thời, chưa triệt để giải quyết các vấn đề, trong khi
lưu lượng bay tại khu vực ngày càng tăng.
Phía VATM phân tích: Dựa trên số liệu thống
kê, hoạt động bay ở phần vùng trời chồng lấn giữa
phân khu 2 và phân khu 5 chủ yếu chia ra làm hai
luồng rõ rệt. Trong đó gồm các máy bay đi/đến sân
bay TSN ra vào phân khu 2 và các máy bay quá
cảnh ra vào phân khu 5.
Việc nâng ranh giới phân tầng của vùng trời có
chung giới hạn giữa hai phân khu này tạo thuận
lợi cho công tác điều hành bay và giảm công tác
hiệp đồng giữa các phân khu kiểm soát, giảm khối
lượng công việc cho kiểm soát viên không lưu.
Đồng thời, chuyển phần vùng trời có chung
giới hạn ngang giữa phân khu 2 và phân khu 3
ACC Hồ Chí Minh sang hoàn toàn cho phân khu
2. Việc này nhằm mở rộng thêm không gian vùng
trời và tạo điều kiện thuận lợi cho phân khu 2
điều hành các máy bay đến hạ cánh.
Từ đó, VATM đã thiết lập phân khu 6 dựa trên
phân chia ranh giới trách nhiệm phân khu 2 thành
hai phân khu riêng biệt gồm: Luồng máy bay đi/
đến sân bay TSN và hai luồng máy bay bay qua
phân khu 2 ACC Hồ Chí Minh (đi lên hướng bắc
và đi về hướng nam).
VATM nhận định: Việc điều chỉnh các phân
khu 2, 3, 5 và thiết lập phân khu 6 sẽ nâng cao
năng lực thông qua của vùng trời phân khu 2
ACC Hồ Chí Minh, góp phần cải thiện khả năng
tiếp thu máy bay đi/đến sân bay TSN. Từ đó giúp
các máy bay có được quỹ đạo hoạt động tối ưu,
chủ động biết trước thứ tự tiếp cận hạ cánh, góp
phần nâng cao an toàn và hiệu quả trong công tác
điều hành khai thác hoạt động bay, hạn chế tắc
nghẽn tại sân bay TSN. 
PHONG ĐIỀN
ĐồngNai: Baogiờđóng
cửaKCNBiênHòa 1?
TỉnhĐồngNai đã có chủ trương chuyển đổi công năng củaKCNBiênHòa 1
từ hơn 10 nămqua nhưng đến nay việc triển khai thực hiện vẫn rất chậmtrễ.
VŨHỘI
K
hucôngnghiệp (KCN)Biên
Hòa 1, Đồng Nai ra đời từ
năm 1963, nằm sát sông
Đồng Nai, đoạn qua địa bàn TP
Biên Hòa. Việc chuyển đổi công
năng của KCN này đã được tỉnh
Đồng Nai có chủ trương từ hơn
10 năm qua, tuy nhiên đến nay
dự án vẫn chưa được Chính phủ
phê duyệt.
Chủ trương chuyển đổi
công năng từ 2009
Tháng 10-2009, Chính phủ đã
đồng ý chủ trương cho UBND
tỉnh Đồng Nai chuyển đổi công
năngKCNBiênHòa 1 thành khu
đô thị - thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, theo Phó Giám
đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Hữu
Nguyên, sau khi nghiên cứu các
quy định, văn bản pháp luật liên
quan,UBNDtỉnhĐồngNai nhận
thấy không có cơ sở pháp lý nào
choviệcđóngcửaKCNBiênHòa
1. Để đóng cửa KCN này, Đồng
Nai phải thực hiện theoNghị định
82/2018 của Chính phủ quy định
về quản lý KCN và khu kinh tế.
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ
thựchiệnđềán, vào tháng8-2019,
UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Bộ
KH&ĐT thẩm định, tham mưu
Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định đưa KCN Biên Hòa
1 ra khỏi quy hoạch KCN Việt
Namđến năm2020. Đây là cơ sở
pháp lý cần phải có để di dời các
doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại KCNnày và
thực hiện chuyển đổi công năng
theo đề án.
ÔngNguyên cũng chobiết đến
nay việc đưaKCNBiênHòa 1 ra
khỏi quy hoạch vẫn gặp một số
vướngmắc.VàothờiđiểmUBND
tỉnh Đồng Nai có tờ trình gửi Bộ
KH&ĐT thẩm định, tham mưu
trìnhThủ tướng là thời điểmLuật
Quy hoạch đã có hiệu lực.Vì vậy,
Đến nay, Bộ KH&ĐT
đã có văn bản xin ý
kiến các bộ liên quan
về nội dung đề án
để trình Thủ tướng
Chính phủ theo
quy định.
Ngày16-7,traođổivớiPV,Chánh
vănphòng kiêmngười phát ngôn
UBND tỉnh Đồng Nai Phạm Việt
Phương cho biết: HiệnUBND tỉnh
ĐồngNai vẫnđangchờBộKH&ĐT
cóđề án cụ thểđể trìnhThủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định.
Di dời toàn bộ doanh nghiệp và người dân
KCN Biên Hòa 1 hiện có 152 doanh nghiệp đang hoạt động,
trong đó có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao
động đang làm việc tại đây là hơn 21.000 người. Để thực hiện đề
án chuyển đổi công năng của KCN này, tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện
di dời tất cả doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh
và các hộ dân đang sinh sống tại đây.
việc đưa KCN này ra khỏi quy
hoạch bắt buộc phải tích hợp vào
quy hoạch kinh tế - xã hội của
tỉnh. Do vậy, đề án sẽ tiếp tục bị
chậm trễ, dự kiến sẽ còn kéo dài.
“Sở KH&ĐT đã làm việc với
BộKH&ĐTđểđưađềánnàyvào
trường hợp cần thiết, cấp bách
để được áp dụng theo Nghị định
82/2018. Khi đó, BộKH&ĐT sẽ
báocáoThủ tướngChínhphủban
hành quyết định đưaKCNnày ra
khỏi quy hoạch KCN Việt Nam
trong năm 2020 chứ không thực
hiện tích hợp vào quy hoạch tỉnh
để tránh kéo dài thời gian” - ông
Nguyên nói.
Đến nay vẫn phải chờ
Ngày 26-6, tại công văn trả lời
kiến nghị của tỉnh Đồng Nai, Bộ
KH&ĐT đã giải thích lý do việc
chậmtrễ đưaKCNBiênHòa 1 ra
khỏi quy hoạch KCNViệt Nam.
Theo Bộ KH&ĐT, ngày 28-
5-2020, bộ nhận được văn bản
giải trình bổ sung điều chỉnh quy
hoạchphát triểncácKCNtrênđịa
bàn tỉnhĐồngNai đếnnăm2020.
Đến nay, Bộ KH&ĐT đã có văn
bản xin ý kiến các bộ liên quan
về nội dung đề án để trình Thủ
tướng Chính phủ theo quy định.
Trước đó, vào ngày 18-3, tại
buổilàmviệcvớiBancánsựĐảng
UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ
thực hiện dự án này, Phó Bí thư
thường trựcTỉnhủyĐồngNaiHồ
Thanh Sơn yêu cầu các cơ quan
chức năng phải đưa KCN Biên
Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN
Việt Nam trong tháng 6-2020.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể
thực hiện được.
Dự án chuyển đổi công năng
KCN Biên Hòa 1 là dự án trọng
điểm của tỉnh Đồng Nai. Mục
tiêu của dự án là để bảo vệ môi
trường cho nguồn nước sông
Đồng Nai nhằm cung cấp nước
sinh hoạt cho hàng triệu người
dân TP.HCM và hai tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương.•
Đại sứ quán Pakistan tại Hà Nội vừa thông báo chín phi
công của nước này đang làm việc tại Việt Nam dùng bằng
lái hợp pháp.
Thông tin trên được Cục Hàng không Việt Nam (HKVN)
phát đi ngày 17-7, sau khi nhận tin từ Đại sứ quán Pakistan
tại Hà Nội. Theo đó, chín phi công được khẳng định dùng
bằng lái thật và còn giá trị. Không có bằng lái nào được coi
là giả như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Ba
phi công còn lại hiện đang được tiếp tục xác minh.
Trước đó, ngày 27-6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
đã yêu cầu Cục HKVN rà soát và cấm ngay việc thực hiện
nhiệm vụ bay của toàn bộ phi công quốc tịch Pakistan, phi
công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng
không Việt Nam sử dụng bằng cấp, chứng chỉ (nghi vấn giả
mạo) do Pakistan cấp.
Cục Hàng không cũng được yêu cầu rà soát, xác minh
tính xác thực đối với bằng cấp, chứng chỉ của tất cả phi
công người nước ngoài đang làm việc cho các hãng HKVN
và xử lý đối với các trường hợp có dấu hiệu sử dụng bằng
cấp, chứng chỉ giả mạo. Bộ yêu cầu báo cáo kết quả rà soát,
xử lý về bộ trước ngày 31-7-2020.
Ngay sau đó, vào cuối tháng 6, Cục HKVN có văn bản
đề nghị cơ quan hàng không dân dụng Pakistan xác minh
bằng lái của các phi công trên. Trong quá trình chờ hồi đáp,
các phi công này phải dừng bay. Được biết, nhà chức trách
HKVN từng cấp bằng lái cho 27 phi công Pakistan, trong
đó 15 trường hợp hết hạn hợp đồng về nước. Số còn lại
gồm 11 phi công đang làm việc cho VietJet và một người
làm cho hãng Jetstar Pacific.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã đưa tin, vào cuối tháng 6,
bộ trưởng hàng không Pakistan cho biết có khoảng 260 phi
công của các hãng hàng không Pakistan đã thuê người thi
hộ trong các cuộc thi sát hạch để cấp bằng lái máy bay.
Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) đã đình chỉ toàn
bộ số phi công dùng bằng giả ngay khi sự việc được phát
hiện. Sau đó, Bộ GTVT Việt Nam cũng có văn bản yêu cầu
Cục HKVN xác minh bằng lái của các phi công có quốc
tịch Pakistan.
VIẾT LONG
9/12phi côngPakistanởViệtNamdùngbằng lái hợppháp
Ba người còn lại đang được tiếp tục xác minh.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook