193-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa25-8-2020
N. khởi kiện Công ty T. ra TAND
TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nguyên
đơn yêu cầu tòa công nhận kết quả
bán đấu giá tài sản theo biên bản
đấu giá ngày 14-6-2019 nêu trên
do Công ty T. tổ chức. Đồng thời
Công ty N. yêu cầu tòa buộc Công
ty T. tiếp tục lập hợp đồng mua
bán tài sản đấu giá và chuyển hồ
sơ cho đơn vị ký hợp đồng dịch vụ
đấu giá với Công ty T. tiến hành
các thủ tục theo quy định.
Nhận đơn kiện, TAND TP Biên
Hòa cho rằng Công ty N. yêu cầu
tòa buộc bị đơn tiếp tục lập hợp
đồng mua bán tài sản đấu giá mà
tài sản là QSDĐ và công trình đã
qua sử dụng. Do bất động sản là
QSDĐ và công trình đã qua sử
dụng tại huyện Lộc Ninh (Bình
Phước) nên thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa Lộc Ninh. Từ đó,
ngày 25-9-2019, TAND TP Biên
Hòa đã chuyển đơn cho TAND
huyện Lộc Ninh.
Tuy nhiên, TAND huyện Lộc
Ninh cho rằng yêu cầu khởi kiện
của Công ty N. là công nhận kết
quả bán đấu giá và buộc bị đơn
tiếp tục lập hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá. Đối tượng tranh
chấp theo nội dung khởi kiện
chỉ là xem xét tính hợp pháp của
biên bản đấu giá và hợp đồng
đấu giá tài sản, không có khởi
kiện tranh chấp bất động sản. Bị
đơn và người liên quan đều có
trụ sở tại TP Biên Hòa nên vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND TP Biên Hòa. Vì vậy,
ngày 4-10-2019, tòa huyện này
chuyển ngược hồ sơ trả về cho
TAND TP Biên Hòa.
Đến tháng 4-2020, TAND TP
Biên Hòa có văn bản gửi chánh
án TAND Cấp cao tại TP.HCM
thỉnh thị ý kiến. Tòa này cho
rằng bản chất giao dịch giữa hai
bên là thỏa thuận chuyển nhượng
QSDĐ và tài sản gắn liền với đất,
đấu giá là phương thức thực hiện
việc giao kết hợp đồng.
Do tài sản đấu giá tọa lạc tại
huyện Lộc Ninh nên căn cứ điểm a
khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1
Điều 39 BLTTDS, thẩm quyền giải
quyết vụ án thuộc TAND huyện Lộc
Ninh. Trong khi đó TAND huyện
Lộc Ninh chuyển trả lại đơn khởi
kiện làm kéo dài thời gian xử lý đơn
của đương sự.
Do có tranh chấp về thẩm quyền
nên TAND TP Biên Hòa đề nghị
chánh ánTANDCấp cao tạiTP.HCM
cho ý kiến chỉ đạo, xác định vụ kiện
thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án nào.
Tòa án TP Biên Hòa phải
thụ lý
Thông tin với
Pháp Luật TP.HCM,
phíaTANDCấp cao tại TP.HCMcho
biết đã có Văn bản số 1206 trả lời
cho TAND TP Biên Hòa vào ngày
3-7 vừa qua.
Theo văn bản, tòa này cho rằng
căn cứ theo các yêu cầu khởi kiện
của Công ty N. và căn cứ điểm
a khoản 1 Điều 39 và khoản 13
Điều 26 BLTTDS thì thẩm quyền
tranh chấp về kết quả bán đấu
YẾNCHÂU
T
heo hồ sơ Công ty Đấu giá T.
phát hành thông báo đấu giá
quyền sử dụng đất (QSDĐ)
và công trình xây dựng đã qua sử
dụng tại huyện Lộc Ninh (Bình
Phước). Biết được thông tin này,
Công ty N. đăng ký tham gia mua
tài sản.
Ngày 14-6-2019, Công ty T. tổ
chức buổi đấu giá, kết quả Công
ty N. mua trúng với giá hơn 13,5 tỉ
đồng. Sau đó, Công ty N. đã chuyển
trả 700 triệu đồng và đề nghị Công
ty T. lập hợp đồng mua bán tài sản
đấu giá nhưng Công ty T. không
thực hiện.
Hai tòa chuyển đơn qua lại
Vì thế ngày 16-7-2019, Công ty
Một phần tài sản đấu giá trong vụ việc. Ảnh: YC
2 tòa “đá”
nhau, tòa
cấp cao phải
hướng dẫn
Nhận định khác nhau về thẩm quyền
giải quyết khiến việc thụ lý đơn khởi kiện
bị kéo dài, chỉ khi tòa cấp trên có ý kiến
thì mới rõ ràng.
giá tài sản thuộc về tòa án nơi
có trụ sở của bị đơn. Do vậy,
TAND huyện Lộc Ninh chuyển
trả lại đơn khởi kiện cho TAND
TP Biên Hòa là đúng quy định
của pháp luật.
Sau khi cấp trên có văn bản hồi
đáp nhưng TAND TP Biên Hòa
vẫn chưa ra quyết định thụ lý vụ
án dù hồ sơ khởi kiện vẫn đang
nằm tại tòa này.
Ngày 18-8, trả lời PV, đại diện
VKSND TP Biên Hòa cho biết
trước đây Công ty N. có gửi đơn
khiếu nại và cơ quan này có chuyển
đơn cho tòa cùng cấp và đến nay
chưa nhận được phản hồi. Hiện
đang trong giai đoạn thụ lý nên
tòa là cơ quan giải quyết các vấn
đề liên quan, khi nào tòa chuyển
hồ sơ qua (15 ngày trước khi xét
xử) thì VKS sẽ kiểm sát hồ sơ
theo quy định.
Cùng ngày 18-8, PV cũng liên
hệ TAND TP Biên Hòa để tìm hiểu
lý do chưa thụ lý đơn khởi kiện.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Chánh
Văn phòng TAND TP Biên Hòa,
cho biết đã nhận được văn bản
phản hồi của cấp trên vào cuối
tháng 7. Theo đó, tòa này cho biết
sẽ ra ngay thông báo sửa đổi, bổ
sung đơn khởi kiện gửi cho Công
ty N. và sẽ tiến hành thụ lý theo
quy định.•
Vụ việc tương tự
Năm 2015, bà C. khởi kiện Công ty cổ phần Đấu giá G. yêu cầu hủy kết
quả đấu giá và được nhận lại tài sản đấu giá là căn nhà tại quận 6,TP.HCM.
Vụ án được TAND quận 1 thụ lý nhưng sau đó ra quyết định đình chỉ. Bà
C. kháng cáo. Bà C. còn cho rằng TAND quận 1 đã có quyết định chuyển
vụ án cho TAND quận 6 (nơi có bất động sản) nhưng sau đó lại tiếp tục
thụ lý là sai thẩm quyền.
Tại phiên họp phúc thẩm, TAND TP.HCM nhận định đây là tranh chấp
về kết quả bán đấu giá thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn cư
trú, làm việc. Do đó, yêu cầu về thẩm quyền giải quyết nơi có bất động
sản là không có căn cứ.
Theo văn bản, TAND
huyện Lộc Ninh chuyển
trả lại đơn khởi kiện
cho TAND TP Biên
Hòa là đúng quy định
của pháp luật.
ChánhánTối cao trả lời kiếnnghị củaĐoànĐBQHĐàNẵng
Ngày 24-8, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại
biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn cho
biết chánh án TAND Tối cao đã trả lời đoàn về kiến nghị
giám đốc thẩm đối với ba vụ án.
Trong văn bản, chánh án TAND Tối cao thông tin đã
nhận được phiếu chất vấn đề ngày 26-5 của ĐB Nguyễn
Bá Sơn do Văn phòng QH chuyển đến.
ĐB Sơn cho rằng qua giám sát, Đoàn ĐBQH TP Đà
Nẵng có nhiều văn bản kiến nghị chánh án TAND Tối cao
xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, khắc phục vi phạm
thủ tục tố tụng của các cơ quan tư pháp đối với ba vụ án.
Cụ thể, đó là vụ án liên quan đến các bị cáo Công ty
Ngọc Hưng bị truy tố về tội buôn lậu; vụ trộm cắp tài sản
xảy ra tại rừng đặc dụng Đăk Uy, Kon Tum (
Pháp Luật
TP.HCM
thường gọi là vụ cưa gỗ khô - PV). Thứ ba là vụ
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thuộc dự án
xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đến nay đã bảy, tám tháng trôi qua nhưng
Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng vẫn chưa nhận được bất kỳ
thông tin nào liên quan đến việc tiếp nhận, xem xét, giải
quyết các kiến nghị nêu trên. Trong khi đó, các công dân
trong các vụ án trên liên tục có đơn gửi đến Đoàn ĐBQH
TP Đà Nẵng đề nghị giám sát.
Văn bản đề nghị chánh án TAND Tối cao cho biết lý do
về sự chậm trễ trên và đến khi nào các kiến nghị mới được
giải quyết.
Đáp lại văn bản này, chánh án TAND Tối cao trả lời ngày
10-12-2019, TAND Tối cao có Công văn số 99 gửi Ủy ban
Thường vụ (UBTV) QH. Công văn có nội dung: Tại kỳ họp
thứ 8 QH khóa XIV, trong phiên thảo luận ngày 4 và 5-11-
2019 về công tác tư pháp, một số ĐBQH đề nghị UBTVQH
tiến hành giám sát đối với các vụ án trên.
Do có kiến nghị giám sát của các ĐBQH nên TAND Tối
cao đề nghị UBTVQH có ý kiến chính thức về việc giám
sát đối với các vụ án nêu trên. Trường hợp UBTVQH
quyết định giám sát các vụ án trên thì TAND Tối cao sẽ
có báo cáo chi tiết và chuyển hồ sơ gốc cho UBTVQH để
phục vụ hoạt động giám sát.
Sau khi có kết quả giám sát, đề nghị UBTVQH có kết
luận giải quyết các vụ án nêu trên để TAND Tối cao trả
lời các ĐBQH và tiếp tục giải quyết các vụ án theo quy
định. Đề nghị UBTVQH có ý kiến sớm để tạo điều kiện
cho TAND Tối cao thực hiện đúng các thời hạn tố tụng.
Cũng theo văn bản, ngày 9-12-2019, Ủy ban Tư pháp
của QH có Công văn số 2252 gửi chánh án TAND Tối cao
và viện trưởng VKSND Tối cao. Công văn có nội dung:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBTVQH, Ủy ban Tư pháp
đề nghị chánh án, viện trưởng trong phạm vi quyền hạn
của mình chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ
án, xem xét lại thận trọng toàn bộ quá trình giải quyết
ba vụ án nêu trên. Kết quả giải quyết báo cáo UBTVQH
để có căn cứ trả lời kiến nghị của một số đoàn ĐBQH,
ĐBQH cũng như cử tri.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBTVQH, TAND Tối cao
đã rút hồ sơ ba vụ án nêu trên và đang nghiên cứu để báo
cáo UBTVQH. Sau khi có ý kiến kết luận của UBTVQH,
TAND Tối cao sẽ có thông báo bằng văn bản để ĐBQH
Nguyễn Bá Sơn biết…
NGÂN NGA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook