193-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
C
uộc chạy đua điều chế
vaccine COVID-19 hiện
đang bước vào giai đoạn
cạnh tranh quyết liệt trước
nhiều lo ngại về nguy cơ tái
bùng phát đợt dịch thứ hai
tại nhiều quốc gia. Trong khi
phương Tây đến nay chưa
sản xuất bất kỳ loại vaccine
nào do các ứng viên vaccine
vẫn còn trong giai đoạn thử
nghiệm cuối cùng, cả Nga
và Trung Quốc (TQ) đều
đã bắt đầu có kế hoạch đưa
vaccine vào sử dụng chính
thức và mở bán cho cộng
đồng quốc tế.
Trung Quốc thực chất
đã vượt mặt Nga?
Trả lời phỏng vấn của đài
truyền hình trung ương TQ
CCTV
ngày 23-8, một quan
chức thuộc Ủy banY tế quốc
gia TQ (NHC) tên Zheng
Zhongwei tiết lộ chính quyền
nước này đã chấp thuận cho
tiêmvaccine ngừa COVID-19
khẩn cấp lên một bộ phận đối
tượng hạn chế từ cuối tháng 7.
Hầu hết đối tượng thuộc
nhóm được tiêm đều có nguy
cơ lây nhiễm cao, làm trong
các ngành đặc thù như y tế,
thực phẩm hay tại các vùng
nhạy cảm như khu vực biên
giới. Ông Zheng không nêu
rõ hiện đã có bao nhiêu người
được tiêm vaccine và loại
vaccine sử dụng là do bên
nào sản xuất.
Đáng chú ý, văn bản hướng
dẫn cho kế hoạch nói trên
thực chất đã được ban hành
từ ngày 24-6. Để so sánh,
tấn
RIA
cho hay Bộ trưởng
Công Thương Nga Denis
Manturov khẳng định trước
cuối năm nay, Nga sẽ sản
xuất khoảng 1,5 triệu đến 2
triệu liều vaccine COVID-19
Sputnik V và sẽ tăng dần lên
6 triệu liều vào cuối năm nay.
Hiện năng lực sản xuất
của Nga chỉ dừng ở khoảng
30.000 liều vào cuối tháng
8. Để làm được điều này,
ông Manturov cho rằng cần
tăng cường hợp tác với các
viện sinh học trong nước và
các hãng dược đang sản xuất
vaccine khác.
Dù bị giới chuyên gia nghi
ngại về độ an toàn và hiệu
quả, theo ôngValery Fedorov,
người lãnh đạo Trung tâm
Nghiên cứu ý kiến ​công chúng
Nga (VTsIOM), một bộ phận
đáng kể người dân Nga vẫn
tin tưởng vào Sputnik V khi
42%người được hỏi sẵn sàng
tiêm loại vaccine này để ngừa
COVID-19. Cũng nhằm đảm
bảo nguồn cung trong nước,
sẽ phải đến đầu năm 2021 thì
Nga mới có thể bắt đầu xuất
khẩu vaccine cho các nước
khác trên thế giới.
Nhiềunguồntinnộibộkhẳng
định Nga cũng đang tiến hành
thử nghiệm một loại vaccine
COVID-19 thứ hai, được đặt
tên là EpiVacCorona. Theo
thông tin từ tờ
The Times of
India
thì: “14 người đã được
tiêmEpiVacCorona trong giai
đoạn đầu tiên và 43 người
nữa trong giai đoạn thứ hai.
43 tình nguyện viên khác từ
nhóm kiểm soát giả dược đã
được tiêm giả dược”. Theo
The Times of India
, dù vẫn
còn nhiều thông tin chưa rõ
về EpiVacCorona nhưng dự
kiến việc thử nghiệm sẽ kết
thúc vào tháng 9 để kịp đưa
vào sản xuất vào tháng 11.•
• Mỹ
: Trả lời đài
ABC
News
ngày 23-8, ứng viên
tổng thống đảng Dân chủ
Joe Biden khẳng định ông
sẵn sàng ra tranh cử nhiệm
kỳ hai nếu đắc cử nhằm mở
đường cho đảng này giành
lại chính quyền Mỹ. Ông
cũng nhấn mạnh sức khỏe
và tuổi tác không làm ảnh
hưởng đến khả năng lãnh
đạo của ông.
• Syria
: Hãng thông tấn
SANA
dẫn thông báo của
Bộ Dầu khí và Bộ Điện
năng Syria cho biết ngày
24-8 đã xảy ra một vụ nổ
đường ống dẫn khí đốt
chính phía đông thủ đô
Damascus gây mất điện
trên toàn lãnh thổ nước
này. Đây là vụ nổ thứ sáu
cho tới nay xảy ra tại phần
đường ống này ở Damascus
và giới chức đang nghi ngờ
bị tổ chức nào đó phá hoại.
• Philippines
: Ít nhất 14
người thiệt mạng và hàng
chục người khác bị thương
trong hai vụ đánh bom liên
hoàn ở tỉnh Sulu, miền Nam
Philippines vào ngày 24-8,
hãng tin
AFP
cho hay. Vụ
việc xảy ra khi các binh sĩ
đang hỗ trợ chính quyền địa
phương phân phát hàng cứu
trợ COVID-19.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa25-8-2020
Tổng thống Nga Vladimir
Putin chỉ mới tuyên bố phê
chuẩn việc sử dụng đại trà
vaccine ngày 11-8.
Theo GS Zhao Dahai thuộc
ĐH Giao thông Thượng
Hải, việc TQ đồng ý tiêm
vaccine cho lực lượng y tế
ở tuyến đầu chống dịch cho
thấy giới lãnh đạo nước này
đặt nhiều niềm tin vào chất
lượng và độ an toàn của
loại vaccine này. Ông Zhao
khẳng định “điều này chứng
minh cho cộng đồng quốc tế
thấy là chúng ta không lấy
sinh mạng của tình nguyện
viên ra làm trò đùa mà rất
chú trọng đảm bảo an nguy
cho họ”.
Cũng theo hãng tin
Reuters
,
trên thế giới hiện có bảy
loại vaccine bước vào thử
nghiệm trên người giai đoạn
ba thì hết bốn loại là của TQ
do hai tập đoàn dược quốc
gia TQ (Sinopharm) và Học
viện Quân y TQ nghiên cứu.
Trong một cuộc phỏng
vấn với đài
CGTN
mới
đây, Chủ tịch Sinopharm
Liu Jingzhen cho biết sau
khi điều chế thành công sẽ
mở rộng năng suất sản xuất
vaccine lên tới 300 triệu liều
một năm. Ông cũng tuyên
bố tập đoàn đã thử nghiệm
dùng huyết thanh kháng
thể của vaccine lên hơn 20
biến chủng khác nhau của
virus SARS-CoV-2 và kết
quả cho thấy toàn bộ biến
chủng đều bị trung hòa. Do
đó, khả năng cao vaccine của
Sinopharm sẽ có độ hiệu quả
cao và phạm vi áp dụng lớn.
Nga mạnh mẽ
bứt tốc
Dù vậy, Nga cho thấy nước
này sẽ không đứng nhìn TQ
vượt mặt khi vạch đích đã cận
kề. Trang tin
India.com
ngày
23-8 dẫn nguồn hãng thông
Hìnhminh họamẫu vaccine COVID-19. Ảnh: GETTY IMAGES
Tờ
South China Morning Post
đưa
tin ngày 23-8 (giờ địa phương), hàng
chục ngàn người Belarus tiếp tục đổ
về quảng trường trung tâm thủ đô
Minsk biểu tình yêu cầu Tổng thống
Alexander Lukashenko phải từ chức.
Ông Lukashenko bị cáo buộc gian lận
kết quả kỳ bầu cử hôm 9-8 khi giành
hơn 80% tổng số phiếu bầu.
Người biểu tình mang theo cờ in
màu trắng hoặc đỏ cùng nhiều biểu
ngữ với thông điệp phản đối chính
phủ. Không khí tại quảng trường trở
nên căng thẳng hơn khi cảnh sát chống
bạo động được triển khai. Nhiều hình
ảnh tại hiện trường cho thấy lực lượng
trị an sau đó tiến hành phun vòi rồng
giải tán đám đông và giương khiên di
chuyển theo đội hình, tạo hàng rào bao
quanh người biểu tình.
Ngoài đám đông ở thủ đô của
Belarus, các đợt biểu tình nhỏ lẻ khác
cũng đồng loạt nổ ra trên nhiều tỉnh,
thành khác của nước này.
Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc
phòng Belarus - ông Viktor Khrenin
đã cảnh báo sẵn sàng đưa quân đội can
thiệp để bảo vệ các tượng đài lịch sử
đặt trong khuôn viên quảng trường.
Tuy nhiên, nhiều người tham gia khi
được phỏng vấn cho biết không lo ngại
lời đe dọa của ông Khrenin và khẳng
định Tổng thống Lukashenko rồi sẽ
phải nhượng bộ người dân khi áp lực
ngày càng dâng cao.
Theo tin từ đài
RT
, khi đám đông ở
quảng trường bắt đầu tiến gần tới nhà
riêng của ông Lukashenko thì nhà lãnh
đạo này - trên người mặc áo chống đạn
- bất ngờ xuất hiện trên máy bay trực
thăng lượn sát đám đông phía dưới.
Sau đó, máy bay chở ông Lukashenko
đáp xuống một khoảng cách khá gần
nhà riêng của ông. Ông Lukashenko
tay cầm súng, bắt đầu đi bộ vào nhà,
lực lượng mật vụ đi sát bên.
Hiện ông Lukashenko chưa ra
thông điệp chính thức nào về cuộc
biểu tình ngày 23-8. Tuy nhiên, sự
xuất hiện của ông đã bác bỏ tin đồn
ông phải sơ tán khỏi thủ đô vì ngại
đối đầu với người biểu tình.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga
Sergei Lavrov cùng ngày lại lên tiếng
ủng hộ chiến thắng của Tổng thống
Lukashenko và cáo buộc phe đối lập
âm mưu gây ra “một cuộc tắm máu”
ở Belarus khi kích động người dân
biểu tình, theo tờ
The Moscow Times
.
PHẠM KỲ
Các nước đua nhau hạ giá vaccine
Theo Chủ tịch Sinopharm Liu Jingzhen, giá của liệu trình
hai liều tiêmvaccine COVID-19 của hãngnày khôngquá cao,
vào khoảng 1.000 NDT (xấp xỉ 144 USD).
Tuy nhiên, báo
South China Morning Post
cho rằng dù
chưa rõ ông Liu đưa ra mức giá này là giá bán lẻ hay bán sỉ
nhưng dù thế nào, đây vẫn là mức giá cao hơn nhiều so với
các vaccineCOVID-19 tiềmnăngkhácđã côngbốgiádựkiến.
Một số hãng dược lớn, trong đó có AstraZeneca (Anh)
và Johnson & Johnson (Mỹ), vì bị nguyên tắc phi lợi nhuận
khi nghiên cứu vaccine cho đại dịch, đã đưa ra những mức
giá thấp hơn đáng kể cho vaccine của họ. Đơn cử, Johnson
& Johnson đang đề xuất mức giá vaccine vào khoảng 10
USD một liều trong thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều cho
chính phủ Mỹ.
Trong khi đó, hiện chưa rõ mức giá chính xác một liều
vaccine Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, chủ tịch hãng dược
R-Pharm của nước này - ông Alexey Repik từng khẳng định
giá xuất khẩu vaccine Nga ít nhất là 10 USD cho hai liều,
theo đài
RT
.
12
nước trên thế giới, trong đó
có Nga, đã đồng ý cho TQ thử
nghiệm vaccine giai đoạn ba
trên cưdânnước họ, theohãng
tin
Reuters
.
Tiêu điểm
Sinopharm thử
nghiệm dùng huyết
thanh kháng thể
của vaccine lên hơn
20 biến chủng của
virus SARS-CoV-2
và kết quả tất cả
biến chủng đều bị
trung hòa.
Vaccine COVID-19:
Cuộc chạy đua Nga-Trung
Trung Quốc và Nga hiện là hai nước đã công bố kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 đại trà.
Hai nước này đang cạnh tranh quyết liệt về độ hiệu quả và năng suất sản xuất.
Biểutìnhnguyhiểm, tổngthốngBelarusphảimặcáochốngđạn
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook