7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa25-8-2020
Các bị cáo khai mâu thuẫn nhau
Trước HĐXX, hai bị cáo Vũ Mạnh Quyến, Nguyễn Văn Kỳ và bà Nguyễn Thị
Quế thừa nhận không có đất thuộc dự án, lý do ký vào hồ sơ là vì được Vũ
Đức Cường gọi điện thoại nhờ, sau đó Dương Thị Hà hướng dẫn ký. Cả ba
đều khai đã ký vào rất nhiều văn bản nhưng không nhớ cụ thể ký vào ngày
nào, ở đâu và giấy tờ gì.
Ngược lại, hai bị cáo Cường và Hà phủ nhận, cho rằng tất cả lời khai trên là
sai sự thật, vu khống mình.
Bị cáo Cường khẳng định trong thời gian còn giữ chức chủ tịch phường
không có cuộc gọi đi/đến nào với các hộ dân, điều này được chứngminh theo
công văn của Trung tâm Kinh doanh VNPT Thanh Hóa. Sau này, khi đã làm bí
thư phường, bị cáo có gọi cho Quyến và Kỳ nhưng nội dung không phải về
GPMB, vì không còn quyền hạn gì liên quan.
Cựu chủ tịch phường đề nghị HĐXX làm rõ lời khai của các bị cáo về việc
ký vào các văn bản ở đâu, ký những hồ sơ gì…
cứu trách nhiệm hình sự.
Không đồng tình với
cáo trạng
Tại tòa, Vũ Đức Cường và Dương
Thị Hà không đồng tình với cáo trạng
của VKS. Bị cáo Cường liên tục kêu
oan, nói trong hai năm qua đã gửi
hàng trăm lá đơn đến rất nhiều cơ quan
tỉnh Thanh Hóa cũng như trung ương
nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.
Bị cáo cho rằng hồ sơ của ba hộ dân
lập vào tháng 6-2015, trong khi từ
ngày 19-5-2015 bị cáo đã được miễn
nhiệm chủ tịch UBND để giữ chức bí
thư đảng ủy phường nên không còn
chức vụ và quyền hạn trong việc lập
hồ sơ GPMB.
Cựu chủ tịch phường còn nói biên
bản hội nghị xét nguồn gốc sử dụng
đất của các hộ ngày 19-3-2015 mà
công an thu thập để làm căn cứ buộc
tội là bản phôtô, không có dấu giáp
lai, hoàn toàn có thể bị làm giả. “Hồ
sơ tôi ký báo cáo thị xã đều có dấu
đỏ và đóng dấu giáp lai” - lời bị cáo.
Theo bị cáo Cường, tháng 4-2015,
trong số 49 hộ dân nằm trong danh
sách, tổ công tác đã lập dự toán cho
44 hộ, năm hộ còn lại (bao gồm ba
hộ mà cáo trạng nêu) do chưa đủ điều
kiện nên phải dừng. Đến khi bị cáo
thôi giữ chức chủ tịch phường, tổ công
tác vẫn chưa kiểm kê khối lượng bồi
thường cho năm hộ này.
“Ba hộ không có đất mà vẫn được
lập hồ sơ GPMB là sai. Trách nhiệm
thuộc về ai ký vào các văn bản, hồ
sơ gây thiệt hại cho Công ty Long
Sơn, bị cáo không có trách nhiệm
gì” - Cường nói.
Tương tự, bị cáo Hà cũng khai đã
làm hết trách nhiệm được giao. Tại
thời điểm lập hồ sơ, bị cáo xác định
ba hộ trên đều có đất thuộc dự án,
đã niêm yết danh sách công khai và
không có ai thắc mắc gì. Nữ bị cáo
bác bỏ việc nhận tiền từ các hộ dân,
cho rằng cơ quan tố tụng không đưa
ra được chứng cứ trực tiếp nào chứng
minh cho cáo buộc này.
Cựu cán bộ địa chính còn đề nghị
HĐXX trưng cầu giám định danh
sách về các hộ dân được bồi thường
mà cơ quan điều tra thu thập bởi đây
chỉ là bản phôtô, không có chữ ký của
bị cáo, hoàn toàn có thể bị làm giả.
Hôm nay (25-8), phiên tòa tiếp tục.•
TUYẾNPHAN
N
gày 24-8, TAND thị xã Bỉm
Sơn (Thanh Hóa) mở phiên xét
xử sơ thẩm bốn bị cáo về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
thi hành công vụ.
Những người này gồm Vũ Đức
Cường (cựu chủ tịch UBND phường
Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn), Dương
Thị Hà (cựu công chức địa chính
phường Đông Sơn), Vũ Mạnh Quyến
(cựu phó bí thư chi bộ khu phố Đông
Thôn, phường Đông Sơn) và Nguyễn
Văn Kỳ (lao động tự do).
Lập khống hồ sơ để
lấy tiền bồi thường
Năm 2014, chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa ban hành công văn chấp
thuận chủ trương, địa điểm xây dựng
Nhàmáy xi măngLong Sơn tại phường
Đông Sơn. Chủ đầu tư dự án là Công
ty TNHH Long Sơn.
Tiếp đó, chủ tịch UBND thị xã Bỉm
Sơn ban hành quyết định thành lập tổ
công tác hỗ trợ giải phóng mặt bằng
(GPMB) cho dự án. Ban đầu, tổ có
15 thành viên, về sau được kiện toàn
lên 18 thành viên, do bị cáo Vũ Đức
Cường là tổ trưởng, Dương Thị Hà
là tổ viên.
Quá trình thực hiện GPMB, có
hơn 35.000 m
2
đất do đã san phẳng
để trồng mía nên chưa xác định được
chủ sử dụng đất cũng như diện tích
cụ thể của từng hộ.
Để đẩy nhanh tiến độ, Công ty
Long Sơn trả trước 4,5 tỉ đồng cho
UBND phường Đông Sơn. Đổi lại,
phường sẽ có trách nhiệm hoàn trả
tiền cho từng hộ, đồng thời bàn giao
lại hồ sơ liên quan đến phần đất nêu
trên cho công ty.
Ngày 19-3-2015, UBND phường
tổ chức họp xét nguồn gốc đất cho
từng hộ dân, kết quả được niêm yết
công khai. Tuy nhiên, khi lập hồ sơ
bồi thường, bị cáo Cường và Hà phát
hiện tổng diện tích các hộ được bồi
thường thiếu hơn 4.500 m
2
so với
phần đất mà Công ty Long Sơn đã
lấy và chi trả trước.
Cáo trạng cho rằng hai bị cáo muốn
chiếm đoạt số tiền bồi thường còn
thừa nên lập hồ sơ khống cho bốn hộ
dân để khớp số liệu. Trong đó, ba hộ
Vũ Mạnh Quyến, Nguyễn Văn Kỳ và
Nguyễn Thị Quế đã lập thành công
với diện tích gần 4.300 m
2
, tương ứng
hơn 605 triệu đồng. Một hộ còn lại
chưa lập được.
Trong ba hộ lập khống thành công,
bị cáo Quyến và Kỳ trực tiếp nhận hơn
370 triệu đồng, sau đó chuyển lại cho
bị cáo Hà. Hơn 220 triệu đồng còn lại
được bồi thường cho hộ bà Quế nhưng
bà không tới phường nhận tiền, tiền
được chuyển thẳng cho bị cáo Hà. Do
đó, chỉ hai bị cáo Quyến và Kỳ bị truy
Bị cáo VũĐức Cường, cựu chủ tịchUBNDphườngĐông Sơn.
Vụ án cựu chủ tịch
UBNDphườngkêuoan
Ngoài cựu chủ tịch phường, cựu công chức địa chính phường,
cựu phó bí thư chi bộ khu phố cũng bị truy tố.
Cáo trạng cho rằng hai bị
cáo Cường và Hà muốn
chiếm đoạt số tiền bồi
thường còn thừa nên lập
hồ sơ khống cho bốn hộ
dân để “khớp” số liệu.
Mâu thuẫn việc bán nhà,
em trai mưu sát chị
Ngày 24-8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên
phạt Nguyễn Văn Đen (sinh năm 1966) 12 năm tù về
tội giết người.
Theo hồ sơ, Đen và bà Nguyễn Thị Mỹ là chị
em ruột ở chung nhà tại thị trấn Cần Thạnh,
huyện Cần Giờ, TP.HCM. Do mâu thuẫn trong
việc bán nhà, từ tháng 10-2019, Đen nảy sinh ý
định nếu không đòi được tiền đã đưa cho bà Mỹ
thì sẽ cùng chết với bà.
Đầu năm, Đen mua sẵn một lít dầu hỏa để sẵn trong
tủ quần áo. Sáng 3-2, Đen đòi bán nhà nhưng bà Mỹ
không đồng ý nên chị em cãi vã. Thừa lúc bà Mỹ
đang tắm, Đen khóa cửa sắt bên trong, cất chìa khóa
vào túi quần và không cho chị sử dụng điện thoại với
ý định nhốt, hù dọa đốt nhà.
Lợi dụng lúc Đen đi vệ sinh, bà Mỹ viết giấy
thông báo việc bị khống chế và ghi số điện thoại
để người dân giải cứu nhét ra ngoài khe cửa. Chiều
cùng ngày, người dân nhìn thấy mảnh giấy nên đã
báo công an.
Khi công an và người dân tập trung trước nhà
để giải cứu bà Mỹ, Đen không mở cửa mà lấy
dầu hỏa đổ khắp nhà rồi châm lửa đốt. Bà Mỹ
sợ bị thiêu cháy nên lao vào ôm Đen. Đen cầm
dao chặt dừa tấn công vào đầu, trán chị... Cả hai
giằng co, bà Mỹ chụp được lưỡi dao giật,
ném ra xa.
Cùng lúc, công an và người dân phá được cửa nhà,
dập lửa và đưa bà Mỹ đi cấp cứu, đồng thời khống
chế Đen đưa về trụ sở công an lập biên bản bắt
người phạm tội quả tang. Bà Mỹ bị thương tật 26%.
HOÀNG YẾN
Tử hình người sát hại nữ chủ quán,
cướp tài sản
Ngày 24-8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt
tử hình bị cáo Nguyễn Tấn Hiệp (sinh năm 1968, tại
Hải Phòng) về tội giết người và cướp tài sản.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Hiệp là đặc
biệt nguy hiểm, mang tính côn đồ, phạm nhiều tội nên
cần xử lý thật nghiêm.
Theo hồ sơ, bà Trần Thị Thủy bán tạp hóa tại
nhà, thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ
Đức, TP.HCM. Nguyễn Tấn Hiệp ở trọ cùng hẻm và
thường xuyên mua hàng của bà Thủy.
Thời gian này, Hiệp có nợ bà Thủy 205.000 đồng.
Chiều 29-5-2019, Hiệp đến mua một chai nước Sting
và nửa gói thuốc lá hiệu Jet. Hiệp trả 10.000 đồng và
nợ lại một nửa. Thấy Hiệp tiếp tục nợ nên bà Thủy
cằn nhằn.
Tức giận vì những lời nói của bà và đang cần tiền
trả nợ nên Hiệp nảy sinh ý định giết bà, cướp tài
sản. Hiệp mở cửa phía hông đi vào nhà bà Thủy,
dùng chai đựng nước mắm bằng thủy tinh đã sử
dụng hết đánh liên tục vào đầu bà… Sau khi nạn
nhân bất tỉnh, Hiệp cướp dây chuyền, nhẫn và 2,7
triệu đồng. Đến chiều tối, con trai bà Thủy đi làm
về phát hiện sự việc, trình báo công an phường.
Sau khi gây án, Hiệp về phòng trọ nằm ngủ.
Hôm sau, Hiệp đến nhà em gái tại huyện Nhơn
Trạch, Đồng Nai kể lại việc đã sát hại bà Thủy.
Hiệp về tới cầu vượt Bình Phước (phường Hiệp
Bình Phước, quận Thủ Đức) thì bị Công an quận
Thủ Đức bắt giữ.
HOÀNG YẾN
Bị cáoHiệp tại tòa. Ảnh: HY