200-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư2-9-2020
Bất ngờyếu tốTrungQuốc ởBelarus
Ngoài Nga, Trung Quốc cũng có lợi ích gắn chặt ở Belarus ở cả kinh tế lẫn chính trị - vốn đang có nguy cơ bị
làn sóng biểu tình ở nước này xóa sạch.
VĨ CƯỜNG
K
ể từ khi kết quả bầu cử
tổng thốngBelarus được
công bố hôm 9-8 đến
nay, quốc gia Đông Âu này
liên tục chìm trong bất ổn
khi mỗi ngày luôn có hàng
chục ngàn người dân xuống
đường biểu tình phản đối kết
quả với chiến thắng thuộc
về Tổng thống Alexander
Lukashenko với hơn 80%
phiếu ủng hộ.
Lànước lánggiềngcóchung
đường biên giới, Nga đang
theo dõi sát diễn biến biểu
tình, bởi nếu chính quyền
Minsk bị lật đổ thì rất có thể
Belarus sẽ rơi vào quỹ đạo
của phương Tây, mở rộng
vùng ảnh hưởng của NATO
ra sát thủ đôMoscow. Dù vậy,
Nga không phải là nước duy
nhất lo ngại vì Trung Quốc
(TQ) cũng đang đứng ngồi
không yên.
Điềunàyđược học giảBrian
Carlson, Trung tâm Nghiên
cứu an ninh (Thụy Sĩ), đề cập
trong bài viết mới đây cho tạp
chí
The Diplomat
. Theo ông,
mối quan tâm của Bắc Kinh
về vấn đề Belarus chủ yếu
liên quan đến số vốn đầu tư
khổng lồ của nước này ở đây
và vị thế chiến lược củaMinsk
trong quan hệ Trung - Nga.
Belarus - đường
vào châu Âu của
Trung Quốc
Đầu tiên, Belarus là một
trong những nước đầu tiên
gia nhập sáng kiến xây dựng
cơ sở hạ tầng Vành đai - Con
đường (BRI) của TQ, đồng
thời cũng là thành viên lâu
năm của tổ chức Liên minh
kinh tế Á - Âu (EAEU) đã
ký với TQ thỏa thuận thương
mại tự do vào tháng 12-2019.
Nhờ các mối liên kết này, TQ
từ đầu những năm 2000 đến
nay đã đổ vào Belarus ít nhất
7,6 tỉ USD trải khắp hơn 10
dự án kinh tế.
Trong số này, Khu công
nghiệp Great Stone đang thi
công cách thủ đô Minsk 25
km về phía nam được xem
là dự án thành công trong
khuôn khổ BRI, nhận được
hơn 1 tỉ USD vốn đầu tư của
gần 56 công ty, tập đoàn trên
toàn cầu.
Theo ông Carlson, sở dĩ TQ
quan tâmđặc biệt đến Belarus
bởi Bắc Kinh sẽ dùng nước
này làm bàn đạp để tiến vào
thị trường châu Âu, cụ thể
là các nước thuộc Liên minh
châuÂu (EU).Dùmột sốnước
thuộc EU (Ý, Hy Lạp) đã gia
nhập BRI nhưng phần đông
thành viên còn lại vẫn còn e
dè hoặc phản đối ra mặt do
các lo ngại về an ninh và sức
ảnh hưởng lan dần của TQ.
Thông qua các thành tựu
đạt được ở Belarus, Bắc Kinh
muốn chứng minh cho các
nước châu Âu thấy TQ là một
đối tác đáng tin cậy và nếu
hợp tác thì hai bên sẽ cùng có
lợi. Trên thực tế, Belarus đã
và đang là một trong những
trạm trung chuyển chiến lược
giữa TQ và EU khi hơn 80%
lượng hàng hóa qua lại của hai
bên đều chạy ngang qua quốc
gia này, theo thống kê của tổ
chức EU-China Observer.
Minsk trong quan hệ
giữa Moscow và
Bắc Kinh
Kể từ khi xung đột giữa
Nga và Ukraine bùng nổ vào
tháng 2-2014, chính quyền
Minsk đã nhận thức rõ bài
học ở đây là phải giảm sự
phụ thuộc vào Moscow và có
một chính sách đối ngoại cho
riêng mình. Do đó, Belarus
đã lập tức đẩy mạnh quan hệ
với EU và mời TQ sang đầu
tư nhằm tạo thế cân bằng với
Nga. Dĩ nhiên, việc chọn TQ
là sự tính toán rõ ràng của
Minsk, vì Nga cũng hưởng lợi
từ các dự án BRI ở Belarus,
làmgiảmnguy cơMoscow sẽ
gây sức ép trước một Minsk
ngày càng độc lập hơn.
Đơn cử, TQ sẽ cần mở một
tuyến giao thông vận tải để tiến
vào các nước ở khu vực Bắc
Âu và học giả Brian Carlson
dự đoán tuyến đường này sẽ
chạy dọc lãnh thổ của Nga.
TQ cũng đang đầu tư một
số dự án BRI ở Nga và các
dự án này sẽ có thể liên kết
với các dự án ở Belarus tạo
thành một hành lang kinh tế
vững chắc.
Ngoài ra, trong bối cảnh
quan hệ giữa TQ, Nga với
phương Tây trở nên căng
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko
(trái)
tiếp đón Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình
sang thămthủ đôMinsk vào tháng 5-2015. Ảnh: REUTERS
Tờ
The Jerusalem Post
ngày 1-9 đưa tin ít nhất 11 người thiệt
mạng và bảy người khác bị thương sau khi Israel tấn công tên
lửa vào nhiều mục tiêu khu vực phía nam thủ đô Damascus của
Syria
(ảnh)
. Hệ thống phòng không Syria đã kích hoạt để ngăn
chặn nhưng một vài tên lửa Israel vẫn lọt qua được.
Trong khi đó, theo Tổ chức Giám sát quyền con người Syria
(SOHR), Israel phóng tên lửa nhằm vào các vị trí mà nhóm vũ
trang Hồi giáo Hezbollah thân Iran đóng quân gần Damascus và
các thị trấn thuộc vùng nông thôn của tỉnh Daraa gần đó.
Căng thẳng dọc biên giới Israel - Syria có dấu hiệu leo thang
vài tuần gần đây, sau khi một tay súng Hezbollah thiệt mạng
sau đợt không kích của Israel vào căn cứ quân sự Syria gần thủ
đô Damascus hôm 20-7. Hezbollah sau đó tuyên bố sẽ tấn công
đáp trả Tel Aviv và đã tiến hành nã pháo trả đũa sang phần Cao
nguyên Golan do Israel kiểm soát.
PHẠM KỲ
Israel tiếp tục nã hàng loạt tên lửa vào thủ đô Syria
Mỹ yêu cầu Nga tôn trọng
chủ quyền Belarus
Trong cuộc họp báo hôm 31-8, thư ký báo chí Nhà
Trắng Kayleigh McEnany nhắc lại lập trường của Mỹ về
làn sóng biểu tình ở Belarus là ủng hộ quyền tự quyết
và độc lập của người dân nơi đây, theo hãng tin
Reuters
.
Do đó, Mỹ yêu cầu Nga cũng phải làm điều tương tự và
đừng can thiệp vào Belarus.
Ngoài thông điệp gửi đếnNga, NhàTrắng cũng khẳng
định sẽ“ủng hộ các nỗ lực quốc tế điều tra độc lập về các
bất thường trong bầu cử, lạm dụng quyền con người và
việc chính quyền Minsk đàn áp người biểu tình”.
Cómộtthựctếkhábuồncười
là dù Tổng thống Alexander
Lukashenko luônmuốnBelarus
trởnênđộclậphơnsovớicường
quốc khác trên thế giới thì giờ
đây, vào thời điểm quyết định
nhất của cuộc đời ông, sốphận
củaMinskđềunằmcảvàoquyết
định của Moscow và Bắc Kinh.
Học giả
BRIAN CARLSON
,
Trung tâm
Nghiên cứu an ninh (Thụy Sĩ)
Tiêu điểm
TQ quan tâm đặc
biệt đến Belarus do
có chủ ý sẽ dùng
nước này làm bàn
đạp để tiến vào thị
trường châu Âu.
120
triệu việc làm và 1.200 tỉ USD có thể bị quét
khỏi ngành du lịch toàn cầu vì đại dịch
COVID-19 trong năm nay, theo ước tính
của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc dự báo
doanh thu từ du lịch có thể giảm 58%-78%
trong năm 2020, so với năm 2019. Các con
số này tương đương với sự sụt giảm từ 850
triệu đến 1.100 tỉ du khách quốc tế.
ĐĂNG KHOA
thẳng, hai nước đã phản ứng
bằng cách siết chặt quan hệ
song phương, tìm kiếm sự
ủng hộ các quốc gia trung lập
khác để tránh bị cô lập mà
Belarus hiện là ứng viên sáng
giá. Quan điểmmuốn độc lập
hơn so với Nga của Belarus
cũng được giới lãnh đạo TQ
hưởng ứng vì có thể lợi dụng
để mặc cả với Moscow trong
trường hợp xảy ra mâu thuẫn.
Dù đều chống phương Tây,
hai cường quốc này không
phải là không có bất đồng.
Vì vậy, việc để chính quyền
Tổng thốngLukashenko bị làn
sóng biểu tình nhấn chìm là
một tổn thất to lớn mà Bắc
Kinh lẫn Moscow đều không
thể chấp nhận được.
Dự đoán hành động
của Trung Quốc
Theo ông Carlson, kịch
bản phe đối lập Belarus thắng
thế sẽ diễn ra theo hai trường
hợp: (1) Nga thuyết phục ông
Lukashenko từ chức thành
công; (2) Ông Lukashenko
bị lật đổ hoàn toàn và chính
quyền mới lên thay.
Ở trường hợp thứ nhất,
nhiều khả năng sau khi ông
LukashenkotừchứcthìMoscow
sẽ thay thế bằng một nhân vật
khác được tín nhiệm nhưng
cũng sẽ thân Nga. Bắc Kinh
sẽ ủng hộ hướng đi này, vì
các dự án của nước này tại
Belarus sẽ được bảo đảm an
toàn. Dù vậy, sự hiện diện của
TQ ở đây có thể sẽ không thể
giữ nguyên như ban đầu, vì
chính quyền mới sẽ ưu tiên
mối quan hệ của Nga hơn.
Bắc Kinh qua đó sẽ bị buộc
vào thế yếu hơn trong quan
hệ Trung - Nga.
Ở trường hợp thứ hai, nếu
phe đối lập thắng thế hoàn
toàn thì TQ có thể sẽ chọn
giải pháp thực dụng là đàm
phán và thiết lập quan hệ
ngoại giao với chính quyền
mới. Tuy nhiên, xác suất giữ
lại được ảnh hưởng sẽ không
cao như trường hợp đầu, vì
chắc chắn phe đối lập sẽ giữ
khoảng cách với Bắc Kinh do
từng ủng hộ ông Lukashenko.
Các dự án đầu tư củaTQnhiều
khả năng vẫn sẽ tiếp tục được
thực hiện nhưng quy mô có
giữ được như ban đầu hay
không lại là một câu hỏi khác.
Có thể thấy chỉ khi Tổng
thống Lukashenko còn tại vị
thì lợi ích của TQ mới được
bảo đảm toàn vẹn. Do đó, nếu
Nga quyết định đổ quân can
thiệp Belarus như đã nhiều
lần lấp lửng thì Bắc Kinh sẽ
không phản đối, thậm chí sẽ
còn ủng hộ gián tiếp hoặc
trực tiếp. Tuy nhiên, học
giả Carlson cũng lưu ý rằng
tình hình ở Belarus phải thật
sự không thể cứu vãn được
nữa thì Bắc Kinh mới xem
xét đến các giải pháp quân
sự, vì không muốn bị xem
là một quốc gia hiếu chiến
trong lúc hình ảnh của TQ
trên trường quốc tế hiện nay
đang dần xấu đi.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook