200-2020 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư 2-9-2020
7 5 NĂM C Á C H MẠNG T HÁNG T ÁM V À
Việt Nam: 75
Hành trình
“phá vây”
thần kỳcủa
Việt Nam
ĐỖTHIỆN
thực hiện
“N
ếu như vài thập niên
trước đây, bạn bè
quốc tế nhắc đến
Việt Nam (VN) là nhắc đến
chiến tranh hay chiến thắng
Điện Biên Phủ vang dội thì
ngày nay họ nói về hình ảnh
VN năng động, tiến bộ, hội
nhập các giá trị chung của
thế giới… Những người
làm ngoại giao như chúng
tôi thường nói VN đã trải
qua giai đoạn “phá vây” hết
sức thần kỳ” - Đại sứ Phạm
Quang Vinh, nguyên Đại sứ
đặc mệnh toàn quyền VN tại
Mỹ, chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
nhân kỷ niệm 75
năm ngày Quốc khánh VN.
Hình ảnh VN
phát triển thần kỳ
.
Phóng viên
:
Ngày 2-9-
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
khai sinh ra nước VNDân chủ
Cộng hòa. 75 năm qua, VN
tiếp tục vượt qua nhiều sóng
gió, từ chiến tranh đến những
thách thức trên con đường hội
nhập, phát triển. Hình ảnh VN
đã thay đổi như thế nào trong
mắt bạn bè quốc tế?
+Đạisứ
PhạmQuangVinh
:
Khi đi công tác nước ngoài,
từ thời cuối những năm 1980
đầu 1990 hay bây giờ tôi đều
cảm nhận được bạn bè quốc
tế có tình cảm đặc biệt với
VN. Trước đây, nói đến VN
là người ta thường nhắc đến
các cuộc chiến tranh. Nhiều
chính trị gia, nhà ngoại giao
nước ngoài nói với tôi rằng
họ rất chia sẻ và cảm phục
trước một VN dù gặp nhiều
biến cố nhưng rất kiên cường.
Hiện nay, họ quan tâm rất
nhiều đến đổi mới và quan
điểm của VN trước những
vấn đề của khu vực và quốc
tế. Chẳng hạn, VN có lập
trường như thế nào về một
ĐôngNamÁhòabình, ổnđịnh
và hội nhập; tranh chấp Biển
Đông; vấn đề an ninh nguồn
nước, biến đổi khí hậu, phòng
chống dịch bệnh. Thậm chí,
họ quan tâm VN nghĩ gì về
chuyện cải tổ Liên Hợp Quốc
(LHQ), trật tự quốc tế.
.
Môi trường kinh doanh,
đầu tư và các vấn đề xã hội
của VN có được bạn bè quốc
tế quan tâm?
+ Có chứ, rất quan tâm là
đằng khác. Môi trường kinh
doanh của VN giàu tính hấp
dẫn. Lý do là từ nền kinh tế
mang tính bao cấp, đầu tư
nước ngoài chủ yếu theo kiểu
giúp đỡ nhân đạo thì hiện nay
mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
Bước ngoặt Đổi Mới đã đưa
VN vào giai đoạn mở cửa và
cởi mở hơn rất nhiều, thậm
chí đã sớm thu hút doanh
nghiệp Mỹ tìm đến ngay cả
khi Mỹ chưa gỡ bỏ lệnh cấm
vận đối với VN.
Thời điểmchúng ta thamgia
Hiệp địnhĐối tác XuyênThái
Bình Dương (TPP), rất nhiều
người đã nói VN sẽ vươn lên
vànhanhchónghội nhập thông
qua những hiệp địnhmậu dịch
tự do thế hệ mới. Họ đã chuẩn
bị những kế hoạch lớn để tìm
đến VN, trong đó có những
tập đoàn lớn của Mỹ và châu
Âu. Dù TPP sau đó bất thành
nhưng nó được thay thế bằng
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP).
. Vị thế và hình ảnh VN
qua lĩnh vực ngoại giao, vốn
là hoạt động mà ông đã gắn
bó rất nhiều năm, có sự thay
đổi ra sao?
+Từmột quốcgiachỉ cómột
số nước thừa nhận vào năm
1945, đến nay cả thế giới đã
công nhận vai trò quan trọng
củaVN trên chính trường khu
vựcvàquốc tế.Năm2020đánh
dấu một cột mốc quan trọng,
nhất là khi VN vừa là chủ tịch
ASEAN, vừa là ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an
LHQ - một vị trí quan trọng
góp phần vào việc định hướng
và thực hiện các chương trình
nghị sự của quốc tế.
Những năm qua VN cũng
đã có những bước đi mạnh
mẽ trong quan hệ quốc tế,
như đón nhiều chuyến thăm
chính thức của lãnh đạo các
nước, trong đó có nhiều đời
tổng thống Mỹ và lãnh đạo
các nước châu Âu, châu Á…
Gần nhất là Tổng thống Mỹ
Barack Obama thămVN năm
2016, Tổng thống Donald
Trump thăm VN năm 2017.
VN còn là điểmđến của nhiều
hội nghị thượng đỉnh quan
trọng, trong đó phải kể đến
Thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu
năm 2019. Qua đó, dư luận
quốc tế xemVNnhưmột điển
hình về sự đổi mới, hội nhập
và phát triển sau rất nhiều khó
khăn, thử thách.
Vị thế quốc tế của
Đảng Cộng sản VN
tăng cao
.
Giai đoạn Chiến tranh
lạnh, vấn đề khác biệt thể
chế chính trị đã trở thành
một câu chuyện quan trọng
đối với VN trong quá trình
hội nhập. Hiện nay, vấn đề
khác biệt thể chế có còn tạo
ra rào cản trong quan hệ VN
với các nước?
+ Đã có những thời kỳ mà
các nước nhìn nhận sự khác
nhau về thể chế chính trị theo
một tinh thần rất khác, đặc biệt
là thời kỳChiến tranh lạnh. Cả
thế giới khi ấy chia làmhai phe
với nhữngý thứchệvà tư tưởng
đối lập gay gắt. Hiện nay, mọi
thứ đã thay đổi. Chuyện khác
biệt về thể chế chính trị vẫn còn
đó nhưng đã có những thay đổi
nhận thức, quan hệ với nhau
trên cơ sở tôn trọng và cùng
có lợi. Đó cũng là nguyên tắc
mà VN mở rộng và phát triển
quan hệ với các nước.
Thứ nhất, quyền tự do lựa
chọn con đường phát triển của
mỗi quốc gia được tôn trọng.
Thế giới hiện nay nhìn nhận
VN với tư cách là một quốc
gia độc lập, thống nhất. Từ đó
tôn trọng thể chế của VN, tức
là hệ thống chính trị do Đảng
Cộng sản VN lãnh đạo. Cho
tới những năm 1990 thì VN
đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với hầu hết quốc gia trên thế
giới, bao gồm tất cả các nước
ủy viên thường trực Hội đồng
Bảo an LHQ, có các thể chế
chính trị khác nhau.
Thứ hai, rõ ràng là bản thân
VN đã đổi mới, vươn lên và
hội nhập. Cái đó mang cả
lợi ích cho người dân và vị
thế của VN. Người dân ngày
càng tự do hơn, cuộc sống
tinh thần, vật chất ngày càng
được nâng cao hơn. Về quốc
tế, bạn bè đánh giá cao một
VN ngày càng cởi mở trên
các lĩnh vực. VN đóng góp
nhiều hơn, tích cực và trách
nhiệm đối với những vấn đề
chung của quốc tế và LHQ
như xóa đói giảm nghèo, phát
triển bền vững, biến đổi khí
hậu, bình đẳng giới, chống
chiến tranh, thúc đẩy các cơ
chế giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình.
.
Từng tham gia nhiều hoạt
động ngoại giao của VN, đâu
là những câu chuyện để lại
ấn tượng trong ông về vị thế
của Đảng Cộng sản VN trên
chính trường quốc tế xét ở
khía cạnh khác biệt thể chế?
+Tôi muốn nêu câu chuyện
về quan hệ vớiMỹ. Chắc chắn
phải nhắc đến chuyến thăm
lịch sử tới Mỹ của Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng vào
tháng 7-2015. Khi hai bên
chuẩn bị cũng nảy sinh nhiều
khác biệt như trong vấn đề lễ
tân, thủ tục, hình thức ngoại
giao. Thông thường, phía Mỹ
không có quy định về đón
người đứng đầumột đảng. Tuy
nhiên, với chuyến thăm này,
phía Mỹ đã dành các nghi lễ
và xem đây là chuyến thăm
của người đứng đầu thể chế
chính trị của VN. Đó là điều
khác biệt và rất đặc biệt.
Trong chuyến thăm, Tổng
bí thư của VN và Tổng thống
Barack Obama đã hội đàm tại
PhòngBầudục củaNhàTrắng;
cùng họp báo và ra Tuyên bố
về tầm nhìn về quan hệ giữa
hai nước. Cái chất của quan hệ
đã có tầmvượt trên những thủ
tục lễ tân thông thường, là sự
công nhận cao nhất và đầy đủ
nhất thể chế chính trị của nhau.
“Phá vây” thành công
.
Xuyên suốt 75 năm qua,
đâu là cột mốc quan trọng
quyết địnhvậnmệnhvà sựphát
triển của VN như hiện nay?
+Mỗi giai đoạn lịch sử, phát
triển củaVN nói chung và đối
ngoại nói riêngđềuđể lại những
bài học quý báu. Chỉ xin đơn
Kiên quyết đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng
Ởgóc độ chính sách, rõ ràng sựđổi mới ởVNđã đạt những
thành tựu rất lớn, được cả bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh
giá cao. Còn về quan liêu, tham nhũng, chúng ta coi đây là
vấn nạn, đã và đang kiên quyết đấu tranh. Vẫn còn những
khó khăn phía trước nhưng rõ ràng chúng ta đã làm được
nhiều lắm. Như câu chuyện một cửa, xóa bỏ các thủ tục
phiền hà với người dân, loại bỏ hàng trăm“giấy phép nhỏ,
to”cho doanh nghiệp. Bạn bè, đối tác đều thừa nhận đã cải
thiện được rất nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có những phàn nàn như về khung chính
sách thì tốt nhưng đi vào triển khai cụ thể thì vẫn còn quan
liêu, trở ngại, chẳng hạn như trong việc xin cấp phép hay
giải phóngmặt bằng; phản ánh, thắcmắc của doanhnghiệp
nhiều lúc phản hồi vẫn còn chậm. Mặt khác, sự phát triển
của kinh tế thế giới và quá trình hội nhập cũng đang đặt ra
những yêu cầu mới cho việc cập nhật khung chính sách và
quản lý của chúng ta. Chẳng hạn những vấn đề liên quan
đến khoa học - côngnghệ, thời đại số, baogồmcả về thương
mại, tài chính điện tử, hay quản lý và chuyển dịch các dữ
liệu. Hay một khi nền kinh tế VN hội nhập sâu rộng với thế
giới thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải hướng tới
những tiêu chuẩn, điều kiện ngày càng cao hơn.
Đại sứ
PHẠM QUANG VINH
Từmột quốc gia gặp khó khăn vì
chiến tranh, cấmvận, Việt Nam
đã “phá vây” thành công để khẳng
định hình ảnh và vị thế quan trọng
trên trường quốc tế.
Tổng bí thư,
Chủ tịch nước
Nguyễn Phú
Trọng tiếp và
hội đàmvới
Tổng thốngMỹ
Donald Trump
nhân dịp sang
Việt Nam
dựHội nghị
thượng đỉnh
Mỹ - Triều Tiên
lần thứ hai vào
tháng 2-2019.
Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook