5
Thời sự -
Thứ Tư 2-9-2020
LÊ THOA
T
rong căn phòng nhỏ hẹp
ở tổ dân phố 23 (phường
14, quận 6, TP.HCM) có
một phụ nữ đang đợi người
dân đến làm thủ tục nhận
tiền vay hỗ trợ từ ngân hàng.
Người này rồi người kia đến
ý ới gọi bà, vui cả con xóm
nhỏ. Người phụ nữ đó là bà
Trần Thị Hạnh, 63 tuổi, tổ
trưởng của tổ dân phố này.
Có nguồn vốn, việc làm
đều nghĩ đến dân
Bà Hạnh vốn xuất thân từ
phong trào sinh viên, lại yêu
thích công tác xã hội nên khi
về đây làm việc, bà luôn tâm
niệm việc gì giúp được cho
dân thì làm. Vì vậy, công
tác xóa đói giảm nghèo là
việc được bà Hạnh tâm đắc
và đặt nhiều sức lực nhất.
Bà cũng là gương điển hình
tiên tiến về phong trào thi
đua yêu nước của TP giai
đoạn 2015-2020.
10 năm phụ trách tổ dân
phố với phần đông là người
Hoa sinh sống, bà Hạnh đều
nắm rõ mỗi ngõ ngách, đời
sống của từng hộ dân. Chẳng
cũ của vị tổ trưởng tổ dân phố.
Bà Hạnh kể trước đó bà có
mở một lớp dạy kèm miễn
phí cho các em học sinh từ
mầm non đến tiểu học trong
khu phố. Tuy nhiên, sau này
không có mặt bằng nên bà
chỉ còn duy trì được một lớp
cho học sinh cấp II.
Ánh mắt bà Hạnh đầy tự
hào khi nhắc đến các học trò
đã thành đạt của mình. “Con
bé Phụng đã tốt nghiệp ĐH
Sư phạm, hôm rồi nhắn tin
khoe với tôi là đã đi dạy.
Hay cậu bé Kiệt là con trai
nhưng lại viết chữ rất đẹp,
giờ đã trưởng thành vẫn tìm
đến tôi tâm sự chuyện bạn
bè, gia đình và cả chuyện
tình cảm…” - bà Hạnh cười
hạnh phúc.
Bà Trần Thị Hạnh hướng dẫn chị Quách Thị Mỹ Linh các thủ tục vay vốn. Ảnh: LÊ THOA
Bà tổ trưởng dân phố hết lòng
giúp dân
Với tâmniệmgiúp được gì cho dân thì làm, bà tổ trưởng tổ dân phố TrầnThị Hạnh luôn được
người dân quýmến.
hạn nhà này đang muốn mở
quán ăn mà chưa có tiền,
nhà nọ có chồng thất nghiệp,
nhà kia có đứa con muốn đi
học… bà đều ghi nhớ lại.
Đến khi có chính sách vay
vốn, có chương trình học
nghề thích hợp, bà sẽ gọi
cho từng người. Bà Hạnh còn
mở lớp dạy làm rau câu 3D;
tìm đến các cơ sở gia công,
đứng ra bảo lãnh để người
dân có việc làm và ổn định
cuộc sống…
Ngồi trò chuyện với bà
Hạnh, thỉnh thoảng thấy các
em học sinh đi ngang lễ phép
chào “cô Hạnh”. Hỏi ra mới
biết đó đều là những học trò
Bà Hạnh còn bảo: “Thấy
cuộc sống của bà con mình
được nâng lên, mỗi năm nhận
học bạ của học trò cũ đạt
hạng cao, đó chính là niềm
vui lớn nhất của mình rồi”.
Theo dân đi làm
hồ sơ
Trong công tác hằng ngày,
bà Hạnh được nhiều người
dân quýmến và coi là “trưởng
làng”. Mỗi khi có chuyện vui,
chuyệnbuồnhaychuyệnkhó…
đều tìm đến bà chia sẻ; hay
chuyện gia đình, chuyện học
hành của con cái, cuộc sống
khó khăn ra sao, họ đều tỉ tê
với vị “trưởng làng”. Mấy
cặp vợ chồng cãi nhau, tình
cảm xích mích cũng tìm đến
bà để nhờ giải quyết.
10 năm phụ trách
tổ dân phố với
phần đông là người
Hoa sinh sống, bà
Trần Thị Hạnh
đều nắm rõ mỗi
ngõ ngách hay đời
sống, tâm tư… của
từng hộ dân.
“Cô Hạnh đã giúp
nhà tôi rất nhiều”
Mỗikhiphườngcóchínhsách
hay chương trình hỗ trợ gì, cô
Hạnhđềuvềbáochochúng tôi.
Cá nhân tôi được cô Hạnh sắp
xếp cho đi học nghề làm tóc,
hỗ trợ cho vay vốn, bây giờ tôi
đãmở được tiệm tóc và có thu
nhậpổnđịnh.Cũngnhờtiềnvay
vốnmà chồng tôi mua được xe
máy đểmưu sinh. Mấy đứa con
tôi từ trước khi vào lớp 1 đều
do cô Hạnh rèn chữ…Thực sự
cô Hạnh đã giúp gia đình tôi
rất nhiều.
Chị
QUÁCH THỊ MỸ LINH
, người dân
tổ 23, khu phố 3, quận 6, TP.HCM
Tiêu điểm
Hàng chục ngàn cá nhân, tập thể
điển hình được tuyên dương
Phong trào thi đua yêu nước ở TP.HCM được phát động
nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tính năng động,
sáng tạo, lao động cần cù, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới
của Đảng, của các cấp, các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh
tế, các tầng lớp nhân dân, dân tộc trên địa bàn TP.
Trong giai đoạn 2015-2020, hàng chục ngàn cá nhân
gương điển hình tiên tiến và tập thể của TP.HCM có đóng
góp tích cực vào sự phát triển củaTP đã được tuyên dương,
trao thưởng, tặng bằng khen, tặng cờ thi đua…
TPHàNội thuhút 10%thủkhoavề làmviệc hằngnăm
ÔngNguyễnĐìnhHoa, PhóGiámđốc SởNội vụ TPHàNội,
phát biểu tại cuộc họp giao ban báo chí chiều 1-9. Ảnh: TP
Chiều 1-9, trong cuộc họp giao ban báo chí, Phó Giám
đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết
ngày 7-9 tới, Hà Nội sẽ tổ chức lễ tuyên dương cho 88 thủ
khoa xuất sắc của các trường đại học (ĐH), học viện trên
địa bàn TP.
“Đây là năm thứ 18 Hà Nội thực hiện vinh danh thủ
khoa xuất sắc của các trường ĐH trên địa bàn. Trong
1.879 thủ khoa xuất sắc, có 186 thủ khoa (tương ứng
khoảng 10%) về làm việc ở các cơ quan của Hà Nội” -
ông Hoa thông tin.
Theo ông Hoa, từ năm 2013, HĐND TP Hà Nội đã có
nghị quyết về việc khuyến khích, trọng dụng nhân tài.
Trong đó, các thủ khoa xuất sắc từ các trường ĐH, học
viện trên địa bàn TP là một trong bảy nhóm nguồn nhân
lực chất lượng cao mà TP ưu tiên tuyển dụng.
Cũng theo ông Hoa, thủ khoa xuất sắc có bằng cấp phù
hợp với nhu cầu tuyển dụng của Hà Nội chỉ cần thông qua
một cuộc sát hạch. Nếu được tuyển dụng, thủ khoa xuất
sắc được hỗ trợ một lần bằng 20 tháng lương tối thiểu, sau
hai năm làm việc sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau ĐH
trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ kinh phí làm
khóa luận. Tuy nhiên, các thủ khoa này cũng phải cam kết
làm việc cho TP bảy năm nếu hưởng mức hỗ trợ.
Mặc dù vậy, ông Hoa cũng thừa nhận số lượng 10% thủ
khoa được tuyên dương về làm việc tại các cơ quan TP vẫn
là khá thấp. Do nhiều thủ khoa có mục tiêu khác sau tốt
nghiệp, hơn nữa các chế độ ưu đãi, thu hút nhân tài mặc dù
đã áp dụng mức tối đa nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn.
Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu
Hồng Minh chia sẻ bản thân bà cũng là thủ khoa xuất sắc,
được vinh danh năm 2006 nhưng với các thủ khoa, khi ra
trường thường có nhiều sự lựa chọn. “Sở Nội vụ và Thành
đoàn Hà Nội cho biết đang phối hợp rà soát các quy định
của pháp luật về tuyển dụng, nghị quyết về khuyến khích,
trọng dụng nhân tài để có đề xuất điều chỉnh” - bà Minh
thông tin.
TRỌNG PHÚ
Bằng sự giản dị, chân thành
của mình, mỗi ngày đi dạo
quanh tổ dân phố, bà Hạnh
đều chào hỏi người dân. Rồi
nán lại hỏi han, thấy người
ta khó chỗ nào thì giúp đỡ,
động viên. Để được bà con
tin tưởng, mở lòng, bà Hạnh
bảo chẳng có bí quyết gì,
chỉ đơn giản là: “Mình cố
gắng làm tốt, đối xử tốt với
người ta thì người ta tốt lại
với mình thôi”.
Nhớ đợt 80 hộ dân ngay
chung cư tại tổ dân phố 23
phải di dời vì khu này đã
được Nhà nước hóa giá nhà,
bà Hạnh cũng một tay chăm
lo. Thời điểm đó, thủ tục hóa
giá nhà phức tạp, người Hoa
đa phần không rành, nhiều
người lại không biết chữ nên
bà Hạnh vừa vận động vừa
hướng dẫn, rồi còn làm hồ
sơ giùm cho họ.
Bà Hạnh còn cùng người
dân lên gặp cơ quan chính
quyền để trình bày hoàn
cảnh từng trường hợp, giúp
dân viết tường trình, hỏi giấy
này giấy kia để nhanh chóng
bổ sung đầy đủ hồ sơ. “Từ
tận tâm tôi làm vì bà con,
vì tình làng nghĩa xóm, chỉ
cần bà con tin tưởng tôi là
tôi đã mừng rồi” - bà Hạnh
trải lòng.
BàHạnh gắn bó công việc ở
khu phố vì đam mê, vì mong
mỏi được giúp đời. Khi chúng
tôi hỏi bà định làm việc này
đến khi nào thì bà cười bảo:
“Tới khi nào tôi không đi nổi
nữa thôi”.•