14
Bạn đọc -
ThứSáu18-9-2020
TRÚCPHƯƠNG
P
hảnánhđến
PhápLuậtTP.HCM
,
một số bạn đọc phản ánh tình
trạng một số trang Facebook
đăng ảnh của người khác ghép với
nội dung lệch lạc chỉ vì mục đích
câu like, câu view, hoặc chỉ đơn
giản là chọc ghẹo bạn bè.
Tuy nhiên, những chủ trang
Facebook này không biết hoặc
không mấy bận tâm việc làm của
họ có thể vi phạm pháp luật.
Đăng cho vui
Ngày 14-9, NM (nữ, 21 tuổi,
ngụ Hải Dương) đăng tải trên
Facebook cá nhân tên Haiauphixu
hình ảnh một chiến sĩ công an mặc
quân phục. Bên dưới tấm ảnh ghi
“Từ ngày 31-10-2020 phụ nữ ra
đường không có người yêu phạt
40.000.000 đồng”. Nhìn vào ảnh,
người xem dễ hiểu nhầm là người
công an kia phát ngôn nội dung
nêu trên.
Trao đổi với chúng tôi, NM thừa
nhận bản thân biết thông tin trên
là sai sự thật nhưng chỉ nghĩ đơn
giản là giải trí.
“Tôi đăng cho vui, cũng không
nói rõ đích danh ai, chủ yếu chọc
những đứa bạn đang bị ế. Tôi nghĩ
mình không bêu xấu người khác thì
không sao” - M. nói.
M. cho biết thêm, bản thân mới
vào nghề bán hàng online nên cũng
thường xuyên học hỏi các trào lưu
cắt ghép, chế ảnh trên mạng.
M. chủ yếu đăng các tấm ảnh chế
để câu view cho trang Facebook
nhằm mục đích kinh doanh.
Một trường hợp khác, chị Nguyễn
ThịMỹTrang (ngụquận9,TP.HCM)
đã có đơn kêu cứu đến
Pháp Luật
TP.HCM
về việc thường xuyên bị
một số trang Facebook lấy hình
ảnh cá nhân của chị rồi ghép hình
ảnh nóng, đồi trụy tung lên mạng.
Theo chị Trang, những việc này
xảy ra có thể do người bạn cũ của
chồng chị trước đây có hiềm khích
với chị.
Chị Trang cho biết những hình
ảnh vợ chồng chị chụp cùng nhau
đều bị người khác đem ra chỉnh
sửa, cắt ghép và đăng lên Facebook.
Kèm theo đó là những lời miệt thị,
mắng chửi.
“Tôi đã nghỉ việc ở ba công ty vì
luôn bị bêu riếu trên mạng. Cuối
cùng tôi nghỉ, ở nhà bán hàng online
vẫn không yên, lâu lâu lại bị một
số trang Facebook khác làm phiền.
Thời gian này tôi đang mang thai,
từ chuyện này mà tôi bị suy sụp,
trầm cảm, suýt sẩy thai. Sự việc
này tôi cũng đã trình báo cơ quan
công an để nhờ giải quyết” - chị
Trang kể lại.
Tin giả, hậu quả thật
Xung quanh việc sử dụng hình
ảnh cá nhân, PGS-TS Đỗ Văn Đại,
Trưởng khoa Luật dân sự, ĐH Luật
TP.HCM, cho biết mỗi người đều
được pháp luật bảo vệ về hình ảnh
của bản thân và có quyền đối với
hình ảnh của mình.
Nguyên tắc chung, khi một người
sử dụng hình ảnh của người khác
thì cần được sự đồng ý và có thể
phải trả thù lao cho người có ảnh.
Do đó, những hành vi sử dụng
các hình ảnh chưa được sự đồng ý
của người khác được xem là hành vi
xâm phạm quyền hình ảnh cá nhân.
Với những hình ảnh có tính riêng
tư hoặc có nội dung cắt ghép, chế
bậy… gây ảnh hưởng đến nhân
phẩm, danh dự người có ảnh thì
người đăng tải còn vi phạm quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
uy tín và đời sống riêng tư.
Ở góc độ dân sự, người bị xâm
hại về hình ảnh có quyền yêu cầu
người vi phạm công khai xin lỗi,
chấm dứt và tháo gỡ hình ảnh, bồi
thường thiệt hại về nhân phẩm,
danh dự bị tổn hại.
Đồng quan điểm trên, luật sư
Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch
Hội Luật gia TP.HCM, nhận định
ngoài các biện pháp xử lý dân sự,
người có hành vi cắt ghép các hình
ảnh của người khác, đăng tải các
thông tin sai sự thật còn có thể bị
xử lý hành chính và hình sự.
Đăng ảnh lãnh đạo kèm phát ngôn giả:
Phạt 7,5 triệu đồng
Ngày29-7, SởTT&TTTP.HCMđã xửphạt nữca sĩ HòaMinzy7,5 triệuđồng
vì chia sẻ đoạn thông tin giả lời phát ngôn (kèm theo ảnh) của lãnh đạo.
Cụ thể, cô ca sĩ này thấy một tài khoản khác trên Facebook chia sẻ
thông tin được cho là lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với nội dung:
“Nếu ai đó có ý định đi du lịch khi vé đang rẻ thì hãy suy nghĩ lại bằng sự
thấu đáo của mình. Tình hình đang rất căng thẳng, lúc này nếu rảnh làm
ơn hãy ngồi yên một chỗ. Y tế của mình giỏi nhưng điều kiện mình yếu
lắm. Bây giờ mà bùng dịch mình không chống đỡ được đâu...”.
Ca sĩ Hòa Minzy đã chia sẻ lại thông tin trên có đăng kèm hình ảnh vẽ
chân dung vị phó thủ tướng.
Không chỉ Hòa Minzy, nhiều người ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Ninh
cũng bị xử phạt với hành vi vi phạm tương tự.
Chế ảnh đăng Facebook:
Chớ đùa quá trớn!
Về hành chính, hành vi lợi dụng
mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ
thông tin giả mạo, thông tin sai
sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị
xử lý theo khoản 1 Điều 101 Nghị
định 15/2020.
Mức phạt tiền cho hành vi này là
5-10 triệu đồng đối với cá nhân vi
phạm, còn với tổ chức thì có mức
phạt tiền 10-20 triệu đồng.
Về trách nhiệm hình sự, người
thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan
truyền những điều biết rõ là sai sự
thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của cá nhân có
dấu hiệu của tội vu khống.
Khung hình phạt nhẹ nhất là bị
phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến một
năm theo Điều 156 BLHS 2015;
sửa đổi, bổ sung năm 2017.•
Chỉ một hành vi cắt
ghép, đăng tải hình ảnh
của người khác, một
người có thể xâm hại ít
nhất ba quyền lợi của cá
nhân khác được pháp
luật bảo vệ.
Các hành vi cắt ghép ảnh người khác, thông tin sai sự thật đều có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Chồng tôi thiếu nợ, bị người khác
kiện ra tòa án, sau đó tòa tuyên buộc chồng tôi phải trả
nợ (việc vay nợ này không liên quan đến tôi và gia đình).
Tôi có để dành một ít tiền gửi ngân hàng để phòng hờ
cho gia đình về sau. Vậy thì cơ quan thi hành án có được
lấy số tiền này để trả nợ cho chồng tôi hay không?
Bạn đọc
Thu Nguyệt
(Bình Dương)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả lời:
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ
chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa
thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy
định của pháp luật, vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để
duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn
thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo
quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, khi một khoản nợ phát sinh chỉ do một bên vợ
hoặc chồng xác lập mà không thuộc các trường hợp quy
định tại Điều 37 nêu trên thì được xác định là nợ riêng và
người vợ không phải liên đới trả cho khoản nợ này.
Ví dụ như một bên vợ (hoặc chồng) đi vay tiền để sử
dụng vào mục đích cá nhân hoặc đi vay tiền không nhằm
mục đích đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì
những khoản nợ như vậy, chồng (hoặc vợ) không có trách
nhiệm phải liên đới trả nợ.
Do đó, trong trường hợp của chị Nguyệt, nếu có tranh
chấp phát sinh liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của người
chồng thì người vợ cần đưa ra các chứng cứ, bằng chứng
liên quan đến việc chồng mình vay tiền để dùng vào mục
đích cá nhân hoặc sử dụng không vì mục đích chung của
gia đình nhằm xác định đây là khoản nợ riêng của chồng.
Nếu có đầy đủ bằng chứng như vậy thì tài sản là tiền
gửi trong ngân hàng của chị sẽ không bị lấy để trả khoản
nợ của chồng.
ĐẶNG LÊ
Chồng thiếunợ, cóđược lấy tài sản củavợđể trả?
Nếu vợ hoặc chồng vay tiền để sử dụng vàomục đích riêng thì không được lấy tài sản của người còn lại để trả cho khoản nợ này.
Ảnh 1:
Tấm
ảnh chế dễ
gây hiểu
lầm (người
công an
đã được
chúng tôi
chemặt).
Ảnh: TRÚC
PHƯƠNG
Ảnh 2:
Ca sĩ Hòa
Minzy đã bị
phạt vì chia
sẻ hình ảnh
chân dung
Phó Thủ
tướng Vũ
Đức Đam
ghép với
phát ngôn
giả.
1 2