214-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu18-9-2020
10 tháng tới - thời gian quyết định
của khu vực với Trung Quốc
Sẽ cómột cuộc khủng hoảng lớn giữa kỳ bầu cử tổng thốngMỹ (tháng 11 nămnay) và đợt kỷ niệm100 năm
ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm tới.
ĐĂNGKHOA
T
hế giới đang lao đao vì
đại dịch COVID-19. Mỹ
đang hỗn loạn vì đại dịch
và xung đột sắc tộc, chưa kể
còn bận rộn chuẩn bị bầu cử
tổng thống. Trong khi đó,
Trung Quốc (TQ) ngày càng
lộ rõ tham vọng không kiểm
soát về nhiều vấn đề.
Với bối cảnh này, 10 tháng
tới đây sẽ là thời gian khó
khăn nhất với cả phương Tây
lẫn phương Đông với TQ, kể
từ Chiến tranh thế giới thứ
hai, trang tin
news.com.au
dẫn cảnh báo của nhà phân
tích chiến lược hàng đầu Úc
Peter Jennings.
Khu vực tiến nhanh
tới nguy cơ
khủng hoảng
Ông Jennings là giám đốc
điều hành Viện Nghiên cứu
chiến lược Úc. Hồi tháng 4,
ông Jennings từng cảnh báo
khu vực đang tiến rất nhanh
tới nguy cơ khủng hoảng vì
các diễn biến địa chính trị
diễn ra dồn dập. Tới thời điểm
này ông Jennings nói lời cảnh
báo của ông đã tăng cấp độ.
Nói với
news.com.au
tuần
này, ông Jennings đánh giá kể
từ thời điểm tháng 4, TQ tăng
rất đáng kể áp lực lên nhiều
vấn đề ở khu vực. Chẳng hạn
TQ tăng áp lực về quân sự lẫn
về phát ngôn với Đài Loan.
Hàng loạt cuộc tập trận quanh
Đài Loan những tuần gần đây
một lần nữa gây nên lo ngại
về nguy cơ lãnh thổ này sẽ
bị phong tỏa quân sự. Chẳng
những tăng hoạt động quân
sự mà thời gian qua TQ cũng
đẩymạnhhơn chiếndịch tuyên
truyền nhằm cô lập Đài Loan
và khẳng định ưu thế hàng đầu
về chính trị ở khu vực.
TQ thời gian qua cũng có
nhiều động thái thể hiện rõ
tham vọng bành trướng biên
giới ở Biển Đông và biển
Hoa Đông cũng như ở dãy
Himalaya. Ông Jennings cho
rằng cách hành xử cưỡng ép
của TQ ngày càng gia tăng
và đã chuyển thành hình thức
ngoại giao con tin.
Trước các động thái hung
hăngcủaTQ,theoôngJennings,
“chúng ta đã nhìn thấy sự can
thiệp của Mỹ với những lời
lẽ mạnh mẽ từ ông Pompeo
(Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo - PV) nhằm cảnh cáo
chủ nghĩa phiêu lưu của TQ”.
Mỹ thời gian qua cũng đã
có nhiều động thái đáp trả TQ
ở nhiều mặt trận. Mỹ đưa hai
nhómtác chiến tàu sân bay đến
tậptrậnởBiểnĐôngnhằmcảnh
cáo các động thái leo thang của
TQ ở vùng biển này. Mỹ đưa
phái đoàn với sự dẫn đầu của
Bộ trưởngYtế vàDịch vụ dân
sinhAlexAzar đến Đài Loan.
Mỹ trừng phạt một loạt quan
chức cấp cao Hong Kong và
TQ liên quan vụBắcKinh ban
hành luật an ninh quốc gia lên
đặc khu này…
Thời điểm nguy hiểm
nhất
Tuy nhiên, những gì Mỹ đã
làmkhông đủ sức thuyết phục
ông Jennings tin tưởngvàomột
tương lai ổn định. Điều làm
ông Jenningsmất lòng tin là vì
hệ thống giải quyết bất đồng
dựa vào luật lệ do thế giới ban
hành và được Liên Hợp Quốc
quản lý chủ yếu đã bị xói mòn
nghiêmtrọng. Trong khi đó, sự
đồng lòng của cộng đồng thế
giới lại không còn như trước
nữa mà chuyển thành hành
động đơn phương. Dù Mỹ
gần đây có nhiều hoạt động
tích cực hơn ở khu vực nhưng
ông Jennings vẫn nhận xétMỹ
ngày càng có thái độ tự cô lập
và điều này đặt ra các câu hỏi
về sự sẵn sàng của Mỹ trong
hành động như một cán cân
quyền lực ở khu vực.
ChínhphủÚcthừanhậnnhững
thực tế trên đã phá vỡ trật tự
thế giới dựa trên luật pháp đã
được thiết lập sau Chiến tranh
Tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu tuần dươngUSS AntiedamcủaMỹ
(giữa và giữa phải)
trong
một cuộc tập trận ba bên với các tàu chiếnÚc
(trái)
và tàu chiếnNhật
(phải)
. Ảnh: USNAVY
Căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) gần đây xuất hiện
nhiều diễn biến nghiêm trọng. Tình hình đông Địa Trung
Hải đang là nguồn cơn bất đồng giữa hai nước, theo báo
Daily Sabah
. Mỹ quyết định kích hoạt các căn cứ và cơ
sở quân sự ở cảng Alexandroupoli thuộc vùng Western
Thrace của Hy Lạp, cách biên giới với TNK chỉ 30 km.
Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch tập trận chung với quân
đội Hy Lạp gần vùng Western Thrace, nơi có cộng đồng
người Thổ sinh sống.
Cuối tuần rồi, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thủ
đô Nicosia của Cộng hòa Cyprus (được cộng đồng quốc
tế và Liên Hợp Quốc công nhận) và thông báo dỡ bỏ
cấm vận vũ khí cho nước này. Trước đó, hồi tháng 7, ông
Pompeo nói Mỹ sẽ mời Cộng hòa Cyprus tham gia huấn
luyện quân sự. TNK lên án các bước đi này của Mỹ, đồng
thời cho rằng ông Pompeo lý ra phải đến Cộng hòa Bắc
Cyprus (chỉ được TNK công nhận).
Chưa kể nhiều năm nay TNK rất bất an chuyện Mỹ ủng
hộ lực lượng tay súng người Kurd ở Syria (YPG) vốn bị
Ankara cho là cánh tay nối dài của lực lượng ly khai PKK
ở miền Nam nước mình. Phía Mỹ thì bất mãn chuyện
TNK quyết mua bằng được các hệ thống phòng không
S-400 từ Nga, bất chấp bị Mỹ loại khỏi chương trình hợp
tác phát triển tiêm kích tàng hình F-35.
Trong bối cảnh căng thẳng này, số phận căn cứ không
quân Incirlik của Mỹ trên đất TNK một lần nữa được đem
ra bàn tán. Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa
Thượng viện Mỹ Ron Johnson nói với báo
Washington
Examiner
rằng Mỹ sẽ củng cố, mở rộng một căn cứ hải
quân ở vịnh Souda thuộc đảo Crete (Hy Lạp) để tiến tới
thay thế căn cứ Incirlik.
Nằm ở tỉnh Adana (TNK) cách biên giới Syria chỉ 110
km, căn cứ Incirlik có vị trí chiến lược ngay từ khi thành
lập năm 1954 và có vai trò quan trọng trong thời Chiến
tranh lạnh, chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 và trong
chiến dịch Nhổ tận gốc do Mỹ dẫn đầu đánh tổ chức
khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq. Căn cứ
Incirlik rất quan trọng với Mỹ trong đối phó với Nga, Iran
và các nước Ả Rập ở Trung Đông.
Trong khi quan hệ với Mỹ ngày càng xấu thì quan hệ
giữa TNK với Nga ngày càng cải thiện và hiện đã đến
mức làm Washington phải lo ngại. Theo nhiều nhà quan
sát, vì tầm quan trọng chiến lược của TNK ở Trung Đông,
đặc biệt với tình hình Syria, Mỹ chắc chắn sẽ không để
đồng minh NATO này rơi vào quỹ đạo của Nga. Cho nên
chuyện chủ động rút khỏi căn cứ Incirlik có thể nói sẽ
không xảy ra với Mỹ. Dù sao tới thời điểm này, Bộ Quốc
phòng Mỹ bác bỏ khả năng này với tuyên bố rõ ràng rằng
Mỹ “không có kế hoạch chấm dứt hiện diện tại căn cứ
không quân Incirlik”.
Vì hiểu tính quan trọng của căn cứ này với hoạt động
của Mỹ ở khu vực, bản thân TNK từng không ngần ngại
dọa sẽ yêu cầu Mỹ rút lực lượng khỏi căn cứ Incirlik
nếu Washington làm quá. Tổng thống TNK Recep
Tayyip Erdoğan từng cảnh cáo sẽ đóng cửa căn cứ
Incirlik và trạm radar Kürecik ở tỉnh Malatya nếu Mỹ
trừng phạt TNK. Năm 1975 TNK từng đóng cửa căn cứ
Incirlik với Mỹ trong ba năm cũng như hạn chế NATO
sử dụng nó.
THIÊN ÂN
Mỹ - ThổNhĩKỳ căng thẳng, căn cứ Incirlik lại bị gọi tên
Trênbáo
SouthChinaMorningPost
ngày14-9, GSLanxin
Xiang về lịch sử và chính trị quốc tế tại Viện Nghiên cứu
quốc tế và phát triển (Thụy Sĩ) nhận định quan hệ Mỹ
- Trung đang rơi nhanh không lực cản. Ông Xiang cho
rằng việc Ngoại trưởngMỹMike Pompeo hồi cuối tháng
7 kêu gọi 1,4 tỉ dân TQ nỗ lực cùng cộng đồng thế giới
nhằm “thay đổi thái độ” của chính phủ Bắc Kinh có thể
xem như đã vô hiệu hóa khung tuyên bố chung giúp
duy trì sự ổn định giữa hai nước.
Khung tuyên bố chung bảo vệ sự ổn định của quan
hệ Mỹ - Trung trong gần 50 năm qua bao gồm ba tài
liệu: Thông cáo chung Thượng Hải 1972 - khởi động
quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước;Tuyên
bố thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979; và Tuyên bố
ngày 17-8-1982 với camkết hợp tác hai bên về giáo dục,
công nghệ, khoa học và Mỹ sẽ dần dần giảm bán vũ khí
cho Đài Loan.
Kinh tế toàn cầu có thể đang
trong kỳ nghỉ đông nhưng các
vấn đề địa chính trị lại diễn ra
dồndậpvàđang tiến rất nhanh
tới nguy cơ khủng hoảng.
Giám đốc điều hành Viện Nghiên
cứu chiến lược Úc
PETER JENNINGS
Họ đã nói
thế giới thứ hai. Khi thông báo
bản Chiến lược quốc phòng
cập nhật 2020 hồi tháng trước,
Thủ tướng Úc Scott Morrison
cảnh báo tương lai khu vực sẽ
“nghèo nàn hơn, nguy hiểm
hơn và hỗn loạn hơn”. Bản
đánh giá này nói Úc có thể sẽ
điều chỉnh quy trình lập chính
sách quốc phòng, không còn
mặc định lập dựa trên giả định
một cuộc xung đột sẽ xảy tới
trong 10 năm nữa.
Tuy nhiên, với ông Jennings
thì khoảng thời gian 10 năm
như Úc vẫn giả định giờ chỉ
còn 10 tháng. Ông dự đoán sẽ
có một cuộc khủng hoảng lớn
giữa kỳ bầu cử tổng thốngMỹ
(tháng 11 năm nay) và đợt kỷ
niệm 100 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Trung Quốc
vào tháng 7 năm tới.
Theo ông Jennings, Chủ tịch
Tập Cận Bình và TQ đã có
một lịch sử lâu dài là luôn tìm
cách đẩy giới hạn chịu đựng
của các nước khác - chẳng hạn
với việc cải tạo trái phép các
đảo, đá ở Biển Đông - để dò
xem các nước phản ứng thế
nào và mình sẽ thu lại được
gì. Vì vậy, ông Jennings cho
rằng thách thức vớiMỹ, Úc và
các đồng minh, đối tác khác
là đảm bảo ông Tập không
đánh giá thấp rủi ro.
Úc cũng có thể góp sức.
Theo ông Jennings, Thủ tướng
Morrison cần nói chuyện với
Tổng thốngMỹDonaldTrump,
với lãnh đạo các nước Anh,
Nhật, Indonesia và các lãnh
đạo khác để thống nhất sự
hợp tác chống lại chủ nghĩa
cơ hội của TQ.•
Thách thức với Mỹ
và các đồng minh,
đối tác là đảm bảo
ông Tập không
đánh giá thấp rủi ro
khi liên tục đẩy giới
hạn chịu đựng của
các nước.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook